Phát hiện chiếc ấn đồng cổ thời Lê quý hiếm

Nội dung chữ Hán và những đặc điểm trên ấn cho thấy niên đại của ấn đồng cổ này được xác định ấn đúc vào đời Vua Lê Tương Dực (năm 1510).

Chiều 7/9, Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình sưu tầm, khảo cứu các hiện vật lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Xuân Đan, H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nhóm nghiên cứu của bảo tàng này vừa phát hiện, sưu tầm được một chiếc ấn đồng cổ thời Lê rất quý hiếm.
Ấn đồng cổ vừa được phát hiện (ảnh Bảo tàng Hà Tĩnh cung cấp).
 Ấn đồng cổ vừa được phát hiện (ảnh Bảo tàng Hà Tĩnh cung cấp).
Chiếc ấn đồng cổ được phát hiện nặng hơn 1 kg, được đúc bằng phương pháp thủ công, cao 10 cm, bề mặt ấn có dạng đế vuông, kích thước 8 cm x 8 cm, dày 2 cm. Núm ấn hình trụ dưới to và thon nhỏ dần lên phía trên, cao 7,9 cm, đường kính nhỏ nhất 1,2 cm. Văn khắc mặt dấu là 11 chữ Hán cổ được viết theo lối chữ Thượng phương Đại triện.
Bề mặt của chiếc ấn đồng cổ (ảnh Bảo tàng Hà Tĩnh cung cấp).
Bề mặt của chiếc ấn đồng cổ (ảnh Bảo tàng Hà Tĩnh cung cấp).
Nội dung chữ Hán và những đặc điểm trên ấn cho thấy niên đại của chiếc ấn đồng cổ này được xác định ấn đúc vào ngày 16/2, năm Hồng Thuận thứ 2 đời Vua Lê Tương Dực (năm 1510).
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, việc phát hiện chiếc ấn đồng cổ quý hiếm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phục vụ cho công tác nghiên cứu và trưng bày ấn đồng cổ quý hiếm có niên đại thời Lê đến công chúng.

Chiếc ấn cổ đời Trần “ngủ quên” ở ngôi đền ngàn tuổi

Ngôi đền vốn được tiếng linh thiêng, trụ trì lại là người độ lượng, có tấm lòng bao dung với chúng sinh nên được khách thập phương hay tiếng. Nhưng điều khiến chúng tôi bị thu hút không chỉ từ những lời đồn thiêng mà bởi những điều ẩn chứa tại đây đến nay vẫn còn là một sự thách thức đầy bí ẩn. Đặc biệt là câu chuyện về chiếc ấn thiêng có gốc tích từ đời Trần từng "ngủ quên" dưới giếng từ hàng ngàn năm qua.

Bảo ấn của vua chúa xưa được chế tác thế nào?

Chuyên gia nghiên cứu Guo Fuxiang thuộc Viện bảo tàng Cố Cung nhận định, bảo ấn là biểu tượng cho quyền lực tối thượng của hoàng đế. Mất ngự ấn không khác gì hoàng đế mất đi quyền thống trị giang sơn của mình. Nói cách khác, tín vật thiêng liêng này được xem là trọng khí của một vương triều, dùng để xác nhận ý chí và mệnh lệnh của hoàng đế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới