Phật giáo ở Na Uy

Phật giáo được truyền đến Na Uy vào thập niên 1970. Hiện nay, Phật giáo ở Na Uy có hai hình thức: tôn giáo thay thế và tôn giáo hải ngoại.

Na Uy (Norway) có tên gọi đầy đủ là Vương quốc Na Uy, là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu. Na Uy giáp biên giới với Thuỵ Điển, Phần Lan và Nga, thủ đô là Oslo; diện tích 324.220km2, dân số khoảng 4.850.440 (tháng 12-2009).
Phật giáo được truyền đến Na Uy vào những năm thuộc thập niên 1970. Hiện nay, Phật giáo ở Na Uy có hai hình thức: tôn giáo thay thế và tôn giáo hải ngoại.
Chùa Khuông Việt - ngôi chùa của cộng đồng người Việt tại Na Uy.
 Chùa Khuông Việt - ngôi chùa của cộng đồng người Việt tại Na Uy.
Gọi tôn giáo thay thế là vì người Na Uy tìm kiếm một sự phát triển tâm linh khác với đạo Tin Lành đang phổ biến trong nước. Phật giáo được người dân Na Uy lựa chọn như là một tôn giáo thay thế vào những năm thập niên 1970. Một trung tâm Thiền học đã được hình thành và đi vào sinh hoạt năm 1972 gần Công viên Frogner, ngoại vi của khu vực trung tâm thủ đô Oslo. Sau đó, một hội chuyên hỗ trợ việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo Tây Tạng được thành lập vào năm 1975. Kể từ đó, người Na Uy bắt đầu gắn kết với Phật giáo và áp dụng Phật pháp vào trong đời sống của họ.
Hiện có bảy tổ chức Phật giáo hoạt động dưới sự điều hành của người Na Uy và người phương Tây khác. Mục đích của các tổ chức này là đưa đạo Phật đến với công chúng. Do đó, họ xuất bản sách và tạp chí, cung cấp các khóa học và mở các trung tâm thiền định. Tổ chức lớn nhất trong số các tổ chức này là Cộng đồng Phật giáo Karma Tashi Ling (KTL). Tổ chức này có một ngôi chùa tại Bjorndal, Oslo, một trung tâm thiền định, một cửa hiệu sách và trưng bày nghệ thuật Phật giáo ở trung tâm thành phố Oslo, cùng với một khu vực chuyên tu ở thành phố Ski, phía Nam thủ đô Oslo.
Bên cạnh đó, Phật giáo ở Na Uy còn được xem là một tôn giáo hải ngoại, vì Phật giáo đã được những người dân nhập cư và người tị nạn từ các quốc gia có phần lớn dân số theo Phật giáo như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Sri Lanka mang theo vào đời sống của họ ở Na Uy và chiếm một lượng lớn trong bức tranh tôn giáo của đất nước này. Hiện tại, 85% trong số hơn 15.000 Phật tử đã đăng ký ở Na Uy là những người nhập cư thuộc thế hệ đầu tiên hoặc thế hệ thứ hai từ năm quốc gia nói trên.
Những cư dân Phật tử mới đã thành lập năm cộng đồng. Cộng đồng Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1975, Hội Phật giáo Thái Lan được thành lập vào năm 1991, Hội Phật giáo Nguyên thủy Myanmar thành lập vào năm 2005, Hội Phật giáo Khmer (Campuchia) thành lập năm 1998, và Hiệp hội Tisarana (Sri Lanka) thành lập năm 1993.
Những cộng đồng dân cư này cũng đã xây dựng các ngôi chùa, thỉnh mời các vị Tăng Ni từ quê nhà sang trụ trì và hướng dẫn Phật tử tu học. Cộng đồng Việt Nam đã xây dựng ngôi chùa các nước Bắc Âu đầu tiên vào năm 1999, và bây giờ có thêm bốn ngôi chùa khác cùng hàng chục vị tu sĩ thường trú tại các trú xứ đó. Cộng đồng người Thái cũng có một ngôi chùa và năm nhà sư, cộng đồng người Myanmar có hai nhà sư.
Hiện tại, trên đất nước Na Uy có 12 tổ chức Phật giáo cùng phối hợp hoạt động dưới sự điều hành tổng quát của Hội Phật giáo Na Uy. Theo số liệu thống kê vào năm 2012, Na Uy có 15.426 Phật tử đã đăng ký chính thức. Tuy nhiên, con số ước tính trên tổng số dân Na Uy vào khoảng 25.000 người dân theo đạo Phật.
Giống như các quốc gia phương Tây khác, Na Uy đã trải qua thời kỳ thay đổi và chuyển biến lớn. Sự đam mê và tận hưởng vật chất đã dần dần rơi vào lãng quên và hầu hết giới trẻ Na Uy ngày nay đang bắt đầu tìm về giá trị tinh thần, đạo đức của các tôn giáo để làm nền tảng cho cuộc sống của họ. Trong sự đổi thay và phát triển mới này, Phật giáo là một tôn giáo đóng vai trò chủ đạo, được nhiều người, nhiều giới quan tâm, tin tưởng.

Ngắm lại 7 hoa sen hồng trên kênh Nhiêu Lộc

Cùng ngắm lại 7 hoa sen hồng trên kênh Nhiêu Lộc, TP. Hồ Chí Minh.

Mùa Phật đản đã qua, nhưng dư âm của Đại lễ, đặc biệt là những điểm mới trong lễ hội văn hóa - tâm linh này vẫn còn trong lòng nhiều người, trong đó có điểm nhấn 7 hoa sen trên kênh Nhiêu Lộc tại TP.HCM vừa được hồi sinh, biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Thế Tôn lúc thị hiện vào cõi nhân gian.
  Mùa Phật đản đã qua, nhưng dư âm của Đại lễ, đặc biệt là những điểm mới trong lễ hội văn hóa - tâm linh này vẫn còn trong lòng nhiều người, trong đó có điểm nhấn 7 hoa sen trên kênh Nhiêu Lộc tại TP.HCM vừa được hồi sinh, biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Thế Tôn lúc thị hiện vào cõi nhân gian.
 

Thay tượng Quan Âm ở chùa nghìn tuổi

Độc giả Đ.H.T cho biết, bức tượng cổ Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đồng màu đen tại chùa Vạn Niên đã được thay thế bằng bức tượng khác.

Thực hư của sự việc như thế nào?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.