Phạt đóng cửa đại lý bị tố bán trà sữa Tocotoco "bẩn"

(Kiến Thức) - Đại diện công ty TMDV Taco cho hay, trong thời gian chờ Ban Giám đốc quyết định biện pháp xử phạt vì làm ảnh hưởng thương hiệu, quán trà sữa Tocotoco 51B Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) tạm thời phải đóng cửa.

Phạt đóng cửa đại lý bị tố bán trà sữa Tocotoco "bẩn"
Liên quan tới sự việc một nhân viên cũ của đại lý trà sữa Tocotoco 51B Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) đưa lên mạng xã hội hình ảnh phản ánh quy trình làm trà sữa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của đại lý này gây xôn xao dư luận, mới đây, bà Trần Thảo, phụ trách truyền thông của công ty TMDV Taco – công ty quản lý của Tocotoco 51B Xuân La - cho hay, công ty đã tiến hành thanh tra đại lý này.
Sau thanh tra, ngày 20/9, đoàn thanh tra kết luận, thời điểm hiện tại, nguyên liệu và quy trình làm trà sữa của đại lý Tocotoco vẫn đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn của công ty đề ra. Các nguyên liệu như sữa bột… đều nhập từ nguyên liệu của công ty, không phải mua ngoài như hình ảnh phản ánh.
Hình ảnh về Tocotoco 51B Xuân La nhập nguyên liệu ngoài thị trường, dụng cụ chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… mà nhân viên của đại lý tung lên mạng là hình ảnh đã được chụp từ tháng 7/2018 của đại lý này. Thời điểm đó, khi tiến hành thanh tra, công ty đã kết luận đại lý Tocotoco 51B Xuân La đã vi phạm nguyên tắc nhập nguyên liệu, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ… Công ty cũng đã xử phạt đại lý này thời điểm tháng 8/2018.
Đại diện công ty Taco cũng cho biết thêm: Tuy không vi phạm về chất lượng sản phẩm song sự yếu kém trong quản lý, điều hành của chủ đại lý dẫn tới sự ảnh hưởng thương hiệu Taco. Do đó, đại lý Tocotoco 51B Xuân La vẫn tiếp tục phải đóng cửa và chờ quyết định xử phạt của công ty Taco.
Phat dong cua dai ly bi to ban tra sua Tocotoco
 Chiều 21/9, Tocotoco 51B Xuân La vẫn đang đóng cửa do bị xử phạt.
Thời điểm này, công ty cũng kiểm tra kỹ năng bán hàng của các nhân viên tại đại lý và cho nghỉ việc tất cả những nhân viên tại đây bởi không đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chí kỹ năng của công ty.
Phat dong cua dai ly bi to ban tra sua Tocotoco
 Đại diện công ty Taco kiểm tra kỹ năng bán hàng của nhân viên đại lý. Ảnh: Công ty cung cấp.
Trao đổi với Kiến Thức, bà Trần Thảo thừa nhận: Một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các đại lý trà sữa Tocotoco đó là do công ty rất khó kiểm soát các đại lý nhượng quyền Tocotoco. Ngoài nguyên liệu nhập ở công ty, các đại lý vẫn có thể nhập ở ngoài.
Trước thực tế này, không ít bạn đọc băn khoăn, đặt câu hỏi: Với một thương hiệu trà sữa lớn như Tocotoco, tại sao công ty không có kế hoạch yêu cầu các đại lý nhượng quyền phải chịu sự ràng buộc, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa từ doanh nghiệp? Ví dụ như đại lý không được nhập tất cả các nguyên liệu ở ngoài? Có như thế, doanh nghiệp mới có thể quản lý tốt nhất chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ ở từng đại lý.

Đoạn phố nhỏ 10 hàng trà sữa: Cơn sốt trên vỉa hè Hà Nội

Đua nhau mở các cửa hàng, chuỗi bán trà sữa đã tạo ra một làn sóng mới tại Hà Nội.

Đoạn phố nhỏ 10 hàng trà sữa: Cơn sốt trên vỉa hè Hà Nội
Một con phố nhỏ 10 cửa hàng trà sữa

Tranh giành từng m2 đất bán trà sữa ở Sài Gòn

Được xem là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, những cửa hàng trà sữa thi nhau mọc lên như nấm ở TP.HCM.

Tranh giành từng m2 đất bán trà sữa ở Sài Gòn
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon
 Trào lưu uống và kinh doanh trà sữa không phải là mới ở Việt Nam khi mà thức uống có xuất xứ từ Đài Loan này đã du nhập vào nước ta từ đầu những năm 2000 và được giới trẻ ưa thích.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-2
 Trước đây, trà sữa chủ yếu được bán ở những xe hàng rong ven đường, hộ gia đình, thi thoảng có thương hiệu Việt nhỏ lẻ với số lượng cửa hàng hạn chế. Tưởng chừng cơn sốt trà sữa đã lắng xuống sau khi xuất hiện thông tin hạt trân châu nhiễm polymer vào năm 2009.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-3
 Tuy nhiên, trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, với sự tham gia vào thị trường trà sữa Việt Nam của các thương hiệu quốc tế, cơn sốt trà sữa lại bùng phát trở lại.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-4
 Ngày càng có nhiều quán trà sữa được ra đời với mật độ dày đặc. Trong đó, hai địa điểm được xem là "thiên đường trà sữa" ở TP.HCM là khu vực đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) và các tuyến đường xung quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-5
 Tại mặt tiền đường Phan Xích Long, các quán trà sữa xuất hiện dày đặc, lên đến hàng chục quán, đến từ đủ các thương hiệu khác nhau. Đó là chưa kể đến các quán nằm trong hẻm và đường nhỏ trong khu vực này. Khách đến mua trà sữa bằng cả xe máy và ôtô, đậu tràn xuống lòng đường.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-6
 Lối ra vào của các cửa hàng này đều được căng dây để khách xếp hàng mua. Nhiều người sẵn sàng xếp hàng đến 30-40 phút để chờ đến lượt mua được thức uống yêu thích. Giá mỗi ly trà sữa tại các cửa hàng này dao động từ 40.000 đến 80.000 đồng, tuỳ thuộc vào mùi vị và các loại hạt đi kèm.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-7
 Mỗi lượt khách vào mua trà sữa đều được phát hoá đơn có đánh số thứ tự. Khi pha chế xong thức uống, nhân viên sẽ gọi tên khách hàng và số thứ tự trên loa, đồng thời bảng điện tử cũng nhảy số để thông báo cho khách hàng đến nhận nước.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-8
 Không chỉ thu hút đông lượng người mua mang về, số khách ngồi lại uống trà sữa tại các cửa hàng cũng luôn rất lớn và thường xuyên có hiện tượng kín bàn vào các ngày cuối tuần.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-9
 Phạm Thị Nhật Trâm, sinh viên Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP.HCM cho biết mỗi tuần cô đều đi uống trà sữa một mình khoảng 5 lần. Điều làm cho Trâm yêu thích thức uống này chính là hạt trân châu và lớp topping bán kèm theo trà sữa. Trâm thường uống loại trà sữa với giá 40.000 đồng/ly.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-10
 Tương tự, khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ và các tuyến đường lân cận như Ngô Đức Kế, Hải Triều, Hồ Tùng Mậu... các quán trà sữa từ đủ các thương hiệu trong và ngoài nước cũng xuất hiện dày đặc. Những quán này tận dụng từng mặt bằng kinh doanh và nằm san sát nhau. Cá biệt, trên đường Ngô Đức Kế, đến 3 cửa hàng trà sữa nằm liền kề nhau.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-11
Ngoài các thương hiệu xuất xứ từ Đài Loan, thị trường trà sữa Việt Nam còn có sự tham gia của các thương hiệu đến từ Malaysia, Hong Kong, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore và cả Anh quốc. 
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-12
 Không đủ mặt bằng để kinh doanh, một số thương hiệu còn tận dụng luôn tầng hầm của các khách sạn lớn để bán trà sữa với mức phí thuê không hề rẻ. Một nguồn tin cho hay, giá thuê một mặt bằng tầng hầm tại đường Hồ Tùng Mậu (quận 1) có giá 4.000 USD/tháng.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-13
 Mặc dù vậy, với lượng khách hàng rất lớn, luôn đông đúc cả ngày lẫn đêm, số tiền cho thuê kể trên có lẽ cũng không làm người quản lý chuỗi thương hiệu trà sữa này lo lắng.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-14
 Điểm khác biệt của trà sữa hiện nay so với trước đây là khách hàng có thể tự ý điều chỉnh lượng đường, đá theo ý thích và không cần phải phụ thuộc người bán, nơi bán.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-15
 Ngoài ra, lớp bọt sữa có vị béo, ngọt vừa cũng là yếu tố làm thu hút giới trẻ yêu thích thức uống này.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-16
 Lê Thị Gianh Lam, sinh viên Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, chia sẻ chính vị beo béo này của trà sữa đã thu hút bạn đến các cửa hàng khoảng 3 lần mỗi tuần.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-17
 Với nhu cầu lớn cùng sự tham gia của nhiều thương hiệu cả trong và ngoài nước như hiện nay, cuộc chiến tranh giành thị phần trà sữa được dự báo sẽ còn khốc liệt hơn nữa trong thời gian tới, khi một số thương hiệu lớn khác cũng đang nhăm nhe đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Tranh gianh tung m2 dat ban tra sua o Sai Gon-Hinh-18
Đoạn đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP.HCM) với dày đặc quán trà sữa. 

Ban Quản lý An toàn thực phẩm cảnh báo về tác hại của trà sữa

Sau một số vụ ngộ độc nghi ngờ có nguyên nhân từ trà sữa, Phòng Quản lý chất lượng – Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã lên tiếng cảnh báo tác hại của trà sữa.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm cảnh báo về tác hại của trà sữa
Theo đó, thành phần thông thường của một ly trà sữa gồm các nguyên liệu cơ bản như: Bột trà, trà túi lọc, trà lá hoặc các loại trà thông dụng để pha trà sữa bao gồm: hồng trà (trà đen), lục trà, trà Ô long.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.