Phật dạy: Yêu nhau vì duyên, cưới nhau vì nợ sống với nhau do lòng người

Đừng bao giờ lấy lý do hết duyên hết nợ để chia tay 1 ai đó!

Phật dạy: Yêu nhau vì duyên, cưới nhau vì nợ sống với nhau do lòng người

Trong hôn nhân, điều quan trọng nhất vẫn là chữ tâm

Trong hôn nhân, điều quan trọng nhất vẫn là chữ tâm dành cho người bạn đời. Nếu đối đãi với nhau vô tâm, lạnh nhạt thì dẫu yêu nhau đến mấy cũng sẽ sớm đường ai nấy đi. Lòng không hướng về nhau thì cả vợ chồng đều bất hạnh trong hôn nhân.

Người ta thường nói rằng con người ta gặp gỡ, yêu nhau bởi chữ duyên. Kết hôn với nhau bởi còn nợ nhau từ kiếp trước. Nhưng trong tình yêu và khi đã cưới nhau, mấy ai được trọn vẹn với mối tình của mình? Nhiều người cưới nhau vài ba năm, thậm chí một tháng đã chia ly. Người ta đổ lỗi cho duyên đứt, nợ chẳng còn thì buông tay nhau chọ nhẹ lòng.

Thế nhưng, duyên nợ chỉ là cái cớ, con người ta không sống được với nhau bởi khi rạn nứt, khi có dấu hiệu đổ vỡ họ chưa từng cố gắng hoặc cố gắng chưa đủ. Hôn nhân và tình yêu là hai chuyện vốn dĩ khác nhau. Nếu nghĩ rằng chỉ cần yêu nhau lấy nhau sẽ hạnh phúc thì thật sai lầm!

Phat day: Yeu nhau vi duyen, cuoi nhau vi no song voi nhau do long nguoi
 
Tình yêu là mật ngọt, là màu hồng bởi giữa đàn ông và phụ nữ không bị ràng buộc gì cả. Yêu nhau, chỉ cần gặp gỡ, nắm tay, ngồi ăn với nhau cây kem đã thấy hạnh phúc ngập tràn. Nhưng kết hôn rồi, tình yêu dần nhường chỗ cho trách nhiệm và bổn phận. Đặt giữa hai người là con cái, là tiền bạc, cơm áo gạo tiền, là muôn vàn thói xấu của người bạn đời… Trong hôn nhân, nhiều khi ước muốn bản thân và thái độ của người bạn đời có sự đối lập dữ dội.
Cưới nhau rồi, con người ta rất dễ vỡ mộng. Phụ nữ than vãn: “Sao chồng mình có thể trở thành một người lười biếng, vô tâm, ích kỉ đến như thế?”. Và người phụ nữ trong mắt đàn ông đã trở thành một người khác hẳn: “Sao cô ta lắm điều, nhỏ nhặt và ngày càng chanh chua đến như thế? Đâu rồi người phụ nữ dịu dàng, hiền lành ngày trước!”.
Con người thường coi trọng mong ước và xúc cảm của bản thân mà quên mất rằng người bạn đời của mình cũng cần những điều đó. Người đàn ông cần một cốc nước mát lạnh mỗi khi mỏi mệt về nhà. Cần người phụ nữ là ngọn nguồn yêu thương trong nhà. Với đàn ông, dẫu giông bão ngoài kia ra sao nhưng anh ta chỉ cần mái nhà bình yên, cần một người bạn đời biết lắng nghe chia sẻ thì sóng gió chẳng sá gì.
Còn vợ héo úa do chồng mà ra. Vợ keo kẹt, thậm chí chanh chua là bởi người chồng không thấu hiểu, quan tâm. Thật ra, người đàn bà nào cũng giống nhau cả. Bất chấp giàu nghèo hay ở địa vị nào. Chỉ cần chồng quàng tay âu yếm, chỉ cần những lúc mỏi mệt có bờ vai cho mình nương dựa. Người đàn bà chỉ cần chồng đối đãi với mình bằng cả tâm can thì trọn đời chẳng muốn rời đi.
Những cặp vợ chồng lấy duyên đứt, nợ không còn để đổ lỗi cho cuộc hôn nhân bất hạnh của mình là những người thiếu nỗ lực và cố gắng trong hôn nhân. Cuộc đời sẽ nhẹ nhàng biết bao nhiêu nếu người vợ, người chồng thấu hiểu và đặt mình vào hoàn cảnh của nhau.
Trên đời này có người cưới nhau vài tháng ly hôn nhưng cũng có những cặp vợ chồng sống đến đầu bạc răng long vẫn đối đãi với nhau bằng cả tấm chân tình. Cuộc sống của họ có cãi vã, có mâu thuẫn, có lúc tưởng như chia lìa nhưng thay vì đạp đổ hạnh phúc thì họ tìm cách thấu hiểu và chữa lành hôn nhân của mình. Duyên phận là bởi trời nhưng ăn đời ở kiếp chính là ở lòng người vậy!
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý
Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên
Bất cầu bất khổ..!!!
Phật dạy, duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan, vạn pháp tùy duyên, không cầu sẽ không khổ. Vì thế, phải chăng là nên lấy tư thái an tĩnh, mỉm cười nhìn chuyện người chuyện đời chuyển biến, nhìn lá rụng rời cành hôm nay thành mầm non nảy xanh biếc trên đầu cành ngày mai!
Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.
Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không
Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng.
Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong tâm hồn.
Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.
Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài.
Đừng cố xây dựng hạnh phúc trên sự bất hạnh của người khác, bạn sẽ vướng vào lưới của hận thù. Hãy cho đi, ngay cả khi bạn chỉ có một chút.

Lời Phật khuyên những cô gái chậm duyên, muộn chồng

Đôi lời Phật dạy về nhân duyên, hy vọng có thể cho họ điểm sáng để tìm ra con đường cho mình.

Lời Phật khuyên những cô gái chậm duyên, muộn chồng
Hiện nay, xã hội phát triển, nữ giới có cơ hội được thể hiện bản thân nên nhiều cô gái mải mê phấn đấu sự nghiệp mà lỡ dở tình duyên. Đến khi ngoảnh lại tuổi đã lớn mà vẫn chưa lập gia đình, bản thân và cha mẹ đều lo lắng. Đôi lời Phật dạy về nhân duyên, hi vọng có thể cho họ điểm sáng để tìm ra con đường cho mình.

3 loại nhân duyên tiền kiếp tạo nên duyên phận vợ chồng

Nhân duyên vợ chồng theo đạo Phật là do duyên số, có mang nghiệp, mang nợ mới đến được với nhau.
 

3 loại nhân duyên tiền kiếp tạo nên duyên phận vợ chồng
“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

Tích đức, làm việc thiện là cách trả nợ “tiền duyên” tốt nhất

"Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả."

Tích đức, làm việc thiện là cách trả nợ “tiền duyên” tốt nhất
Lý giải về “tiền duyên” và việc giải "duyên âm", TS. Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học học ứng dụng UIA, người có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực khoa học góc nhìn tâm linh) cho rằng: "Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.