Phật A Di Đà tiếp dẫn

Ngoài các vị trong Tây phương tam thánh còn có Thánh chúng nhiều đến vô lượng vô biên.

Phật A Di Đà tiếp dẫn
HỎI: Tôi có nghe nói rằng, hàng ngày người tu Tịnh độ niệm Phật A Di Đà, đến khi lâm chung mà chư Phật hay Bồ-tát khác... đến đón thì không nên đi theo mà phải chờ khi nào đúng là Phật A Di Đà đến đón thì mới theo. Vì các vị Phật hay Bồ-tát khác... thì ma quỷ đều có thể giả dạng được, riêng Phật A Di Đà thì ma quỷ không giả dạng được. Xin quý Báo chia sẻ thêm về vấn đề này?
(ĐỖ THÀNH NAM, songtrang1978@ymail.com)
ĐÁP:
Bạn Đỗ Thành Nam thân mến!
Theo các kinh luận Tịnh Độ tông, một người niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn, khi lâm chung thì được Phật A Di Đà và Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn sanh về Cực lạc. Điều quan trọng là ngoài các vị trong Tây phương tam thánh mà ai cũng biết là Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí đến tiếp dẫn, còn có các vị Thánh chúng nhiều đến vô lượng vô biên.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Do đó, giờ khắc lâm chung giả như không thấy Phật A Di Đà mà chỉ thấy hai vị Đại Bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí cùng Thánh chúng ở Cực lạc đến rước rồi do dự, nghi ngờ không theo thì không chừng sẽ đánh mất cơ hội vãng sanh. Nên nói rằng “khi lâm chung mà chư Phật hay Bồ-tát khác... đến đón thì không nên đi theo” là chưa đặt niềm tin trọn vẹn vào năng lực tiếp dẫn của chư Thánh chúng ở Cực lạc.
Mặt khác, cho rằng “các vị Phật hay Bồ-tát khác... thì ma quỷ đều có thể giả dạng được, riêng Phật A Di Đà thì ma quỷ không giả dạng được” là hoàn toàn không đúng với quan điểm Chánh pháp. Bởi lẽ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà cùng chư Phật trong mười phương ba đời đều là những bậc toàn giác, phước trí vẹn toàn và đồng nhất thể, do vậy mọi phân biệt đều không đúng và không nên.
Chúc bạn tinh tấn!

Tượng Phật A Di Đà cao nhất thế giới

Tượng Phật A Di Đà cao nhất thế giới
Phương trượng chùa Đông Lâm Thích Đại An cho biết, tượng Phật A Di Đà trong tư thế tiếp dẫn theo phong cách nghệ thuật tượng hang động Long Môn đời Đường là công trình nghệ thuật tôn giáo có trình độ mỹ thuật đương đại đặc sắc nhất. 

Tặng người câu chào: A Di Đà Phật!

Chắp tay chào nhau là biểu hiện cho sự nhất tâm chính niệm.

Tặng người câu chào: A Di Đà Phật!
Hai bàn tay áp vào nhau là biểu tượng của một búp sen đang hé nở để tỏa ngát hương thơm dâng hiến cho đời...

Vì sao nên hàng ngày cúng dường Tam Bảo?

Khi cúng dường, chí ít phải cúng dường bằng cái tâm cầu thoát sinh tử luân hồi, được vậy công đức mới đủ mạnh.

Vì sao nên hàng ngày cúng dường Tam Bảo?
Là phật tử quy y Tam Bảo, hàng ngày chúng ta cần cúng dường Tam bảo để tự nhắc nhở tâm quy y. Ngoài ra, cúng dường cũng là một phương pháp tích lũy công đức rất thù thắng. Không phải vì không cúng dường Phật sẽ bị đói khát: Phật vốn không cần phẩm cúng dường của chúng ta. Chỉ là nhờ vào Phật mà khi dâng phẩm cúng dường, chúng ta tích lũy được nhiều công đức.
Phẩm cúng dường có hai loại, một là cúng dường bằng phẩm vật cụ thể bày biện, hai là cúng dường bằng công phu quán tưởng.
 Phẩm cúng dường có hai loại, một là cúng dường bằng phẩm vật cụ thể bày biện, hai là cúng dường bằng công phu quán tưởng.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.