Pháp công bố thời điểm chuyển giao tiên kích Rafale cho Ấn Độ

Máy bay tiêm kích đa nhiệm Rafale đầu tiên do hãng Dassault Aviation (Pháp) chế tạo dành riêng cho Không quân Ấn Độ sẽ được bàn giao vào cuối tháng 9 năm nay.

Pháp công bố thời điểm chuyển giao tiên kích Rafale cho Ấn Độ
Đây là thông tin được Air Recognition dẫn nguồn từ một phát biểu của Quốc vụ khanh Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste Lemoyne.
Như vậy, thời gian chuyển giao tiêm kích Rafale nguyên chiếc kèm theo các trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật và vũ khí đồng bộ diễn ra đúng tiến độ theo tuyên bố trước đó của Bộ Quốc phòng Ấn Độ là từ tháng 9-2019 đến tháng 4-2022.
Phap cong bo thoi diem chuyen giao tien kich Rafale cho An Do
Ảnh: livefistdefence.com.
Cuối tháng 9-2016, Ấn Độ đã ký với Pháp một thỏa thuận liên chính phủ về thương vụ 36 tiêm kích Rafale của Pháp (28 chiếc Rafale EH 1 chỗ ngồi và 8 chiếc Rafale DH 2 chỗ ngồi) trị giá tới 8,8 tỷ USD cùng điều khoản New Delhi có thể mua thêm 12 máy bay nữa nếu có nhu cầu.
Hơn nữa, Không quân Ấn Độ sẽ nhận thêm những thiết bị và vũ khí đi kèm, trong đó có Meteor - một trong những loại tên lửa không đối không hiệu quả nhất hiện nay.
Những tiêm kích Rafale sẽ giúp tạm thời bù đắp nhu cầu về máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ, trong khi chính quyền New Delhi đang bắt đầu các tiến trình triển khai gói thầu mua 114 máy bay trị giá tới hơn 20 tỷ USD. Ngoài ra, phi đội tiêm kích Rafale sẽ dần thay thế các đơn vị Mig-21, Mig-27 sẽ hết niên hạn sử dụng vào năm 2022.
Ngoài ra, nhà sản xuất Dassault Aviation còn cho biết, tiêm kích Rafale cũng có tiềm năng rất lớn trong Hải quân Ấn Độ bởi dòng máy bay này có cả phiên bản dành cho lực lượng không quân và hải quân.
Phap cong bo thoi diem chuyen giao tien kich Rafale cho An Do-Hinh-2
Ảnh: livefistdefence.com
Là niềm tự hào của ngành công nghiệp chế tạo hàng không Pháp, máy bay Rafale với kết cấu cánh delta có thể đạt tốc độ bay tối đa lên tới 2.250km/h và tầm hoạt động gần 1.800km, trần bay 18.000m, tải trọng 9,5 tấn. Rafale hiện là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Pháp.
Dòng máy bay do hãng Dassault Aviation phát triển này được trang bị hàng loạt công nghệ tiên tiến của Pháp về động cơ (M88-4E), radar mạng pha quét chủ động (Thales RBE2 AA), công nghệ tàng hình và các trang thiết bị điện tử hàng không hiện đại khác.
Trang bị vũ khí chính của Rafale bao gồm một pháo hàng không GIAT 30/719B 30mm và 14 mấu treo cứng bên dưới thân và cánh để lắp bình nhiên liệu phụ và các loại vũ khí đối không, đối đất theo tiêu chuẩn của Pháp và NATO.

Bất ngờ: Hải quân Việt Nam để mắt tới tiêm kích Rafale

(Kiến Thức) - Không quân Hải quân Việt Nam nếu được trang bị máy bay chiến đấu như tiêm kích Rafale của Pháp thực sự sẽ tăng đáng kể sức mạnh.

Bất ngờ: Hải quân Việt Nam để mắt tới tiêm kích Rafale
Bat ngo: Hai quan Viet Nam de mat toi tiem kich Rafale
 Trong khuôn khổ triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Langkawi Malaysia (LIMA 2017), các kênh truyền hinh quay được những hình ảnh các sĩ quan cấp cao Hải quân Nhân dân Việt Nam tỏ ra quan tâm tới mẫu máy bay tiêm kích Rafale cực kỳ hiện đại của Pháp. Nguồn ảnh: QPVN

Chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Đối với các dòng chiến đấu cơ thông thường thế hệ thứ 4 như Rafale - 90 triệu USD là cái giá khá khó nuốt kể cả khi nó là chiến đấu cơ tốt nhất của châu Âu.

Chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới có gì đặc biệt?
Ra đời từ năm 1986 nhưng phải mãi tới năm 2001, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên mới được vào biên chế phục vụ Không quân Pháp. Tổng cộng tới nay, đã có 164 chiếc Rafale từng được ra đời và đây là loại máy bay có chi phí cực kỳ đắt đỏ so với những gì nó có thể mang lại đối với các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4. Nguồn ảnh: Airforcefrn.
 Ra đời từ năm 1986 nhưng phải mãi tới năm 2001, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên mới được vào biên chế phục vụ Không quân Pháp. Tổng cộng tới nay, đã có 164 chiếc Rafale từng được ra đời và đây là loại máy bay có chi phí cực kỳ đắt đỏ so với những gì nó có thể mang lại đối với các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4. Nguồn ảnh: Airforcefrn.

Vì sao Ai Cập “mê mệt” chiến đấu cơ Dassault Rafale của Pháp?

(Kiến Thức) - Ai Cập dự định sẽ ký hợp đồng mua thêm 24 chiếc chiến đấu cơ đa năng Dassault Rafale của Pháp vào cuối năm 2018. Được biết, Cairo cũng là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích Rafale của Paris. 

Vì sao Ai Cập “mê mệt” chiến đấu cơ Dassault Rafale của Pháp?
Theo tờ báo La Tribune của Pháp đưa tin, Ai Cập dự định mua thêm chiến đấu cơ đa năng Rafale của tập đoàn Dassault Aviation (Pháp). Chính quyền Cairo có thể sẽ ký hợp đồng mới với Paris về việc mua 24 tiêm kích Rafale vào cuối năm 2018. Ảnh: Presstv.
Theo tờ báo La Tribune của Pháp đưa tin, Ai Cập dự định mua thêm chiến đấu cơ đa năng Rafale của tập đoàn Dassault Aviation (Pháp). Chính quyền Cairo có thể sẽ ký hợp đồng mới với Paris về việc mua 24 tiêm kích Rafale vào cuối năm 2018. Ảnh: Presstv.
Theo các hợp đồng trước đó, Pháp đã ký kết nhiều hợp đồng quân sự lớn với Ai Cập, trong đó có thương vụ bán 24 chiến đấu cơ Rafale với mức giá 5,2 tỷ euro. Đến nay, Dassault đã bàn giao 14 chiếc Rafale cho Cairo. Ảnh: airforce-technology.com
 Theo các hợp đồng trước đó, Pháp đã ký kết nhiều hợp đồng quân sự lớn với Ai Cập, trong đó có thương vụ bán 24 chiến đấu cơ Rafale với mức giá 5,2 tỷ euro. Đến nay, Dassault đã bàn giao 14 chiếc Rafale cho Cairo. Ảnh: airforce-technology.com
Được biết, Ai Cập là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích Rafale của Pháp. Ảnh: airforce-technology.com
Được biết, Ai Cập là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích Rafale của Pháp. Ảnh: airforce-technology.com

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.