Pháp chi thêm 2.6 tỷ USD cho tàu ngầm hạt nhân Barracuda

(Kiến Thức) - Thông tin trên sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu như chương trình phát triển tàu ngầm Barracuda của Hải quân Pháp đã kéo dài hơn 10 năm và chưa có bất cứ tàu nào thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân này được đưa vào trang bị.

Cụ thể, quyết định về việc đặt hàng chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ năm của Pháp đã được "chốt" vào hôm 2/5 vừa rồi tại Florence Parly trong một cuộc họp kín có sự tham gia của Bộ trưởng các lực lượng Vũ trang Pháp.
Đô đốc Christophe Prazuck, người đứng đầu Hải quân Pháp cho biết, dự kiến tàu ngầm hạt nhân Barracuda thứ năm của nước này sẽ được đặt hàng vào năm 2018 và dự kiến quá trình đóng mới sẽ bắt đầu vào cuối năm nay hoặc sang năm.
Trước đó, Hải quân Pháp đã đặt hàng bốn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Barracuda, dự kiến sẽ bắt đầu được nhập biên chế Hải quân Pháp vào năm 2020 tới đây. Phía Pháp cũng khẳng định ngân sách quốc phòng được nước này chi cho việc đóng tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda đủ để Pháp đặt hàng thêm chiếc thứ sáu nếu cần.
Có một điều cần lưu ý là chương trình phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda của Pháp được khởi động từ năm 2000, và mãi đến năm 2007 chiếc đầu tiên là Suffren mới được khởi đóng nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được hạ thủy dù đã tiêu tốn của Paris hơn 2 tỷ USD. Giới phân tích nhận định với chương trình phát triển kéo dài quá lâu của Barracuda sẽ khiến nó lỗi thời hơn các mẫu tàu ngầm khác khi chiếc đầu tiên được đưa vào trang bị.
Hình ảnh hiếm hoi của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda do Pháp thiết kế. Ảnh: Pinterest.
Hình ảnh hiếm hoi của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda do Pháp thiết kế. Ảnh: Pinterest.
Loại tàu ngầm hạt nhân của Pháp này có giá thành đống mới dự kiến vào khoảng 1,3 tỷ Euro cho mỗi chiếc. Tàu có độ giãn nước 4700 tấn khi nổi, 5300 tấn khi lặn và có chiều dài 99,4 mét, lườn rộng 8,8 mét và mớm nước khi nổi là 7,3 mét.
Lò phản ứng hạt nhân trên tàu có khả năng cung cấp sức đầy 67.000 mã lực, cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 25 hải lý khi lặn (tương đương 46km/h) và 14 hải lý khi nổi (tương đương 26 km/h).
Mặc dù vậy, dự kiến động cơ hạt nhân này chỉ có tuổi thọ khoảng 10 năm, thay vì 20 năm như các loại tàu ngầm hạt nhân thông thường mà Mỹ và Nga đang sở hữu.
Về vũ trang, các tàu ngầm lớp Barracuda có vũ trang bao gồm 4 ống phóng 533mm với khả năng chứa được 20 ngư lôi hoặc tên lửa các loại kèm theo đó là tính năng triển khai đặc nhiệm từ dưới biển mà không cần phải nổi lên.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Barracuda do Pháp thiết kế.

Giải mã dàn tàu ngầm hạt nhân Mỹ trong CT Việt Nam

(Kiến Thức) - Cực kỳ ngạc nhiên khi người Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam đã triển khai tới cả các tàu ngầm hạt nhân tấn công tối tân nhất thời bấy giờ. 

Giai ma dan tau ngam hat nhan My trong CT Viet Nam
 Mặc dù Hải quân Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 chưa bao giờ đủ khả năng đe dọa lớn tới tàu chiến khổng lồ của Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ lại từng đem cả những vũ khí “khủng” nhất trên biển – đó là các tàu ngầm hạt nhân tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.  

Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân chiến lược số một Nga

(Kiến Thức) - Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei tuy nhỏ hơn lớp Typhoon nhưng xét mức độ công nghệ thì nó là lớp tàu hiện đại nhất Hải quân Nga hiện nay.

Can canh tau ngam hat nhan chien luoc so mot Nga
 Theo Arms-Expo, tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thuộc Project 955 mang tên Vladimir Monomakh của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã đến căn cứ hải quân chính của Hạm đội Biển Bắc tại Severodvinsk trước khi tham gia vào một loạt các đợt thử nghiệm trên biển do Hải quân Nga tổ chức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới