Pháo binh Nga và Ukraine thi nhau "vãi" đạn, bên nào bắn nhiều hơn?

Pháo binh Nga và Ukraine thi nhau "vãi" đạn, bên nào bắn nhiều hơn?

Pháo binh Ukraine 6 giây bắn một viên đạn, trong khi đó pháo binh Nga cứ 2 giây bắn một viên; trong cuộc chiến hỏa lực này, bên nào bắn được nhiều đạn hơn sẽ giành lợi thế.

Theo các nguồn tin chiến trường Ukraine cho biết, nhiều đơn vị  pháo binh Ukraine ở chiến trường Miền Đông nước này, chỉ có thể bắn vài chục viên đạn mỗi ngày; hoặc hoàn toàn không bắn để tiết kiệm đạn.
Theo các nguồn tin chiến trường Ukraine cho biết, nhiều đơn vị pháo binh Ukraine ở chiến trường Miền Đông nước này, chỉ có thể bắn vài chục viên đạn mỗi ngày; hoặc hoàn toàn không bắn để tiết kiệm đạn.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ CNN, một sĩ quan quân đội Ukraine tiết lộ, dù thiếu hụt nguồn cung cấp đạn, các lực lượng pháo binh Ukraine vẫn bắn khoảng 7.700 viên đạn mỗi ngày, tương đương cứ 6 giây lại bắn một viên. Còn mỗi ngày, pháo binh Nga có thể bắn số đạn pháo gấp 3 lần Ukraine, tương đương cứ 2 giây lại bắn một viên.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ CNN, một sĩ quan quân đội Ukraine tiết lộ, dù thiếu hụt nguồn cung cấp đạn, các lực lượng pháo binh Ukraine vẫn bắn khoảng 7.700 viên đạn mỗi ngày, tương đương cứ 6 giây lại bắn một viên. Còn mỗi ngày, pháo binh Nga có thể bắn số đạn pháo gấp 3 lần Ukraine, tương đương cứ 2 giây lại bắn một viên.
Để duy trì khả năng cạnh tranh với đối thủ trong điều kiện chiến đấu tiết kiệm đạn, quân đội Ukraine hiện đang lựa chọn mục tiêu kỹ càng hơn, thường ưu tiên mục tiêu là vũ khí phương tiện trước, sinh lực sau. Độ chính xác là rất quan trọng, vì không trúng mục tiêu có nghĩa là lãng phí.
Để duy trì khả năng cạnh tranh với đối thủ trong điều kiện chiến đấu tiết kiệm đạn, quân đội Ukraine hiện đang lựa chọn mục tiêu kỹ càng hơn, thường ưu tiên mục tiêu là vũ khí phương tiện trước, sinh lực sau. Độ chính xác là rất quan trọng, vì không trúng mục tiêu có nghĩa là lãng phí.
Số pháo có nguồn gốc Liên Xô của Ukraine, hiện chiếm phần lớn trong kho vũ khí của họ, nhưng từ lâu đã thiếu đạn. Điều này buộc Ukraine phải dựa vào pháo ít ỏi do các nước phương Tây cung cấp, khi họ sử dụng đạn pháo 155mm, chiếm số lượng nhỏ so với số pháo mà Ukraine hiện có.
Số pháo có nguồn gốc Liên Xô của Ukraine, hiện chiếm phần lớn trong kho vũ khí của họ, nhưng từ lâu đã thiếu đạn. Điều này buộc Ukraine phải dựa vào pháo ít ỏi do các nước phương Tây cung cấp, khi họ sử dụng đạn pháo 155mm, chiếm số lượng nhỏ so với số pháo mà Ukraine hiện có.
Với tốc độ khai hỏa như hiện nay của Ukraine, số đạn dự trữ này sẽ sớm hết và các nước phương Tây cũng gặp khó khăn trong việc tăng năng lực sản xuất. Vào tháng 2 năm nay, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo, "Ukraine hiện tiêu thụ đạn pháo với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ chúng tôi đang sản xuất".
Với tốc độ khai hỏa như hiện nay của Ukraine, số đạn dự trữ này sẽ sớm hết và các nước phương Tây cũng gặp khó khăn trong việc tăng năng lực sản xuất. Vào tháng 2 năm nay, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo, "Ukraine hiện tiêu thụ đạn pháo với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ chúng tôi đang sản xuất".
Một binh sĩ Ukraine cho biết, việc sử dụng lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp và lắng nghe âm thanh phản công của Nga, giống như một cuộc trò chuyện giữa họ. Quân đội Ukraine thừa nhận họ không có nhiều đạn pháo và không thể khai hỏa thường xuyên.
Một binh sĩ Ukraine cho biết, việc sử dụng lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp và lắng nghe âm thanh phản công của Nga, giống như một cuộc trò chuyện giữa họ. Quân đội Ukraine thừa nhận họ không có nhiều đạn pháo và không thể khai hỏa thường xuyên.
Hiện tại, các quốc gia vẫn còn kho dự trữ đạn pháo 152mm và 122mm, chủ yếu là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trước đây; trong đó nhiều nước trong số đó không muốn bán đạn cho Ukraine vì có quan hệ với Nga. Một số quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw cũ, có khả năng sản xuất loại đạn pháo này, nhưng không thể đáp ứng được mức tiêu thụ của Ukraine trên chiến trường.
Hiện tại, các quốc gia vẫn còn kho dự trữ đạn pháo 152mm và 122mm, chủ yếu là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trước đây; trong đó nhiều nước trong số đó không muốn bán đạn cho Ukraine vì có quan hệ với Nga. Một số quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw cũ, có khả năng sản xuất loại đạn pháo này, nhưng không thể đáp ứng được mức tiêu thụ của Ukraine trên chiến trường.
Đôi khi các bên thứ ba thân thiện với Ukraine mua đạn, thường thông qua các nhà môi giới để hoàn tất thỏa thuận, sau đó cung cấp đạn cho Ukraine một cách bí mật để tránh bất kỳ rủi ro chính trị cho bên bán. Kết quả là một khẩu pháo của Ukraine, có thể bắn đạn do nhiều quốc gia sản xuất; và tất nhiên là đạn từ mỗi một quốc gia, sẽ có một tiêu chuẩn khác nhau về độ chính xác khi gia công, ảnh hưởng trực tiếp tới độ chính xác của mỗi phát đạn trên chiến trường.
Đôi khi các bên thứ ba thân thiện với Ukraine mua đạn, thường thông qua các nhà môi giới để hoàn tất thỏa thuận, sau đó cung cấp đạn cho Ukraine một cách bí mật để tránh bất kỳ rủi ro chính trị cho bên bán. Kết quả là một khẩu pháo của Ukraine, có thể bắn đạn do nhiều quốc gia sản xuất; và tất nhiên là đạn từ mỗi một quốc gia, sẽ có một tiêu chuẩn khác nhau về độ chính xác khi gia công, ảnh hưởng trực tiếp tới độ chính xác của mỗi phát đạn trên chiến trường.
"Vấn đề chính là tính bền vững. Các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây đã tháo dỡ dây chuyền sản xuất đạn theo tiêu chuẩn của Liên Xô sau khi gia nhập NATO. Bây giờ, chúng tôi rất cần loại đạn chuẩn Liên Xô này", Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba nói.
"Vấn đề chính là tính bền vững. Các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây đã tháo dỡ dây chuyền sản xuất đạn theo tiêu chuẩn của Liên Xô sau khi gia nhập NATO. Bây giờ, chúng tôi rất cần loại đạn chuẩn Liên Xô này", Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba nói.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine Yury Sak, để khôi phục dây chuyền sản xuất đạn pháo theo tiêu chuẩn Liên Xô, hiện tại Bulgaria, Ba Lan và Slovakia đã đồng ý giúp đỡ Ukraine; nhưng không rõ sẽ mất bao lâu để những viên đạn này được sản xuất và đến chiến trường.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine Yury Sak, để khôi phục dây chuyền sản xuất đạn pháo theo tiêu chuẩn Liên Xô, hiện tại Bulgaria, Ba Lan và Slovakia đã đồng ý giúp đỡ Ukraine; nhưng không rõ sẽ mất bao lâu để những viên đạn này được sản xuất và đến chiến trường.
Đồng thời, việc săn lùng đạn chiến lợi phẩm đôi khi có thể nguy hiểm. Ở những khu vực mà quân đội Nga triệt thoái, lính Ukraine băng qua những cánh đồng và khu rừng rải đầy mìn, để tìm kiếm đạn pháo bị quân Nga bỏ lại. Vừa qua, một số đội tìm đạn của quân Nga bỏ lại, đã gặp sự cố về vật liệu nổ, khi vận chuyển đạn cho Lữ đoàn 59, làm 2 người tử vong tại chỗ.
Đồng thời, việc săn lùng đạn chiến lợi phẩm đôi khi có thể nguy hiểm. Ở những khu vực mà quân đội Nga triệt thoái, lính Ukraine băng qua những cánh đồng và khu rừng rải đầy mìn, để tìm kiếm đạn pháo bị quân Nga bỏ lại. Vừa qua, một số đội tìm đạn của quân Nga bỏ lại, đã gặp sự cố về vật liệu nổ, khi vận chuyển đạn cho Lữ đoàn 59, làm 2 người tử vong tại chỗ.
Mỹ đã “lùng sục toàn cầu” để tìm các kho đạn pháo của Liên Xô, nhưng việc giao hàng có thể mất hàng tháng. "Ukraine biết rất rõ loại vũ khí nào và khi nào chúng tôi định cung cấp; điều này cho phép họ lên kế hoạch cho các hoạt động của mình", một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ yêu cầu giấu tên nói với các phóng viên.
Mỹ đã “lùng sục toàn cầu” để tìm các kho đạn pháo của Liên Xô, nhưng việc giao hàng có thể mất hàng tháng. "Ukraine biết rất rõ loại vũ khí nào và khi nào chúng tôi định cung cấp; điều này cho phép họ lên kế hoạch cho các hoạt động của mình", một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ yêu cầu giấu tên nói với các phóng viên.
Quân đội Ukraine có thể đang tích trữ một số đạn pháo cho một cuộc phản công mùa xuân đã được lên kế hoạch. Những người lính ở tiền tuyến nói rằng, họ hiện có đủ đạn pháo để đẩy lùi các cuộc tấn công hàng ngày, nhưng không đủ để chi viện phản công, vì khi phản công cần mật độ hỏa lực cao hơn nhiều so với lúc phòng thủ.
Quân đội Ukraine có thể đang tích trữ một số đạn pháo cho một cuộc phản công mùa xuân đã được lên kế hoạch. Những người lính ở tiền tuyến nói rằng, họ hiện có đủ đạn pháo để đẩy lùi các cuộc tấn công hàng ngày, nhưng không đủ để chi viện phản công, vì khi phản công cần mật độ hỏa lực cao hơn nhiều so với lúc phòng thủ.
Một số nhà phân tích quân sự tin rằng, Mỹ và phương Tây đã tăng cường chuyển giao đạn pháo cho Ukraine trước cuộc phản công mùa xuân; nhưng có thể thấy số lượng ít hơn so với mùa thu và mùa đông năm ngoái. Điều này gây khó khăn hơn cho Ukraine, trong việc tái tràn ngập các vùng lãnh thổ của họ; vì một cuộc xung đột kéo dài có thể sẽ có lợi cho Nga.
Một số nhà phân tích quân sự tin rằng, Mỹ và phương Tây đã tăng cường chuyển giao đạn pháo cho Ukraine trước cuộc phản công mùa xuân; nhưng có thể thấy số lượng ít hơn so với mùa thu và mùa đông năm ngoái. Điều này gây khó khăn hơn cho Ukraine, trong việc tái tràn ngập các vùng lãnh thổ của họ; vì một cuộc xung đột kéo dài có thể sẽ có lợi cho Nga.
Chiến trường Ukraine cuối cùng sẽ là một cuộc chiến pháo binh, vì vậy bên nào có nhiều đạn pháo hơn hoặc có thể sản xuất và tích trữ được nhiều đạn hơn, sẽ có lợi thế lớn. Sự sẵn có của đạn pháo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến này.
Chiến trường Ukraine cuối cùng sẽ là một cuộc chiến pháo binh, vì vậy bên nào có nhiều đạn pháo hơn hoặc có thể sản xuất và tích trữ được nhiều đạn hơn, sẽ có lợi thế lớn. Sự sẵn có của đạn pháo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến này.
Pháo binh Nga vẫn bắn nhiều hơn Ukraine hàng ngày, nhưng các quan chức Ukraine nói rằng, họ nhận thấy pháo binh Nga cũng đang bắn ít hơn, cho thấy họ cũng có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn hoặc ít nhất là các khẩu pháo của Nga đã cần được đại tu sau hơn một năm xung đột. Còn trên mạng xã hội, các blogger và lính đánh thuê Wagner của Nga, cũng thường xuyên kêu ca về việc thiếu đạn pháo.
Pháo binh Nga vẫn bắn nhiều hơn Ukraine hàng ngày, nhưng các quan chức Ukraine nói rằng, họ nhận thấy pháo binh Nga cũng đang bắn ít hơn, cho thấy họ cũng có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn hoặc ít nhất là các khẩu pháo của Nga đã cần được đại tu sau hơn một năm xung đột. Còn trên mạng xã hội, các blogger và lính đánh thuê Wagner của Nga, cũng thường xuyên kêu ca về việc thiếu đạn pháo.
Nguyên tắc sử dụng pháo binh hàng đầu mà bất cứ bên nào cũng phải nắm chắc đó là bắn trúng, đúng thời cơ, tiêu thụ đạn hợp lý, phát huy tối đa nguồn lực hạn chế. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó có việc nắm tình hình chiến trường; về điều này, pháo binh Ukraine làm tốt hơn Nga.
Nguyên tắc sử dụng pháo binh hàng đầu mà bất cứ bên nào cũng phải nắm chắc đó là bắn trúng, đúng thời cơ, tiêu thụ đạn hợp lý, phát huy tối đa nguồn lực hạn chế. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó có việc nắm tình hình chiến trường; về điều này, pháo binh Ukraine làm tốt hơn Nga.
Theo lịch sử quân sự thế giới, quân đội Đức phát xít đã sử dụng khoảng 3.000 khẩu pháo và súng cối tại thành phố Stalingrad của Liên Xô, bắn trung bình khoảng 60.000 viên đạn mỗi ngày. Hồng quân Liên Xô dần dần tăng cường hỏa lực sau chiến dịch, bắn khoảng 75.000 viên đạn mỗi ngày.
Theo lịch sử quân sự thế giới, quân đội Đức phát xít đã sử dụng khoảng 3.000 khẩu pháo và súng cối tại thành phố Stalingrad của Liên Xô, bắn trung bình khoảng 60.000 viên đạn mỗi ngày. Hồng quân Liên Xô dần dần tăng cường hỏa lực sau chiến dịch, bắn khoảng 75.000 viên đạn mỗi ngày.
Trận đấu pháo lớn nhất trong lịch sử là Chiến dịch Somme trong Thế chiến thứ nhất, diễn ra từ ngày 1/7 đến ngày 18/11/1916. Ước tính có hơn 1,5 triệu viên đạn pháo được hai bên sử dụng. Chiến dịch Somme ước tính làm 1,2 triệu người chết hoặc bị thương. Đây là một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhưng kết cục vẫn là "bất phân thắng bại" cho cả hai bên tham chiến.
Trận đấu pháo lớn nhất trong lịch sử là Chiến dịch Somme trong Thế chiến thứ nhất, diễn ra từ ngày 1/7 đến ngày 18/11/1916. Ước tính có hơn 1,5 triệu viên đạn pháo được hai bên sử dụng. Chiến dịch Somme ước tính làm 1,2 triệu người chết hoặc bị thương. Đây là một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhưng kết cục vẫn là "bất phân thắng bại" cho cả hai bên tham chiến.

GALLERY MỚI NHẤT