Lực lượng pháo binh có còn là "Thần chiến tranh" trong thời hiện đại?

Lực lượng pháo binh có còn là "Thần chiến tranh" trong thời hiện đại?

(Kiến Thức) - Do sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện hỗ trợ hỏa lực từ không quân và tên lửa chiến thuật, pháo binh không còn giữ được vai trò là hỏa lực chủ yếu của lục quân của quân đội một số quốc gia tiên tiến.

Trong quá khứ,  pháo binh từng là binh chủng quan trọng bậc nhất của quân chủng lục quân, khi gánh vai trò đảm bảo về hỏa lực cho binh chủng bộ binh trong chiến đấu; ngoài ra pháo binh còn có thể tác chiến độc lập.
Trong quá khứ, pháo binh từng là binh chủng quan trọng bậc nhất của quân chủng lục quân, khi gánh vai trò đảm bảo về hỏa lực cho binh chủng bộ binh trong chiến đấu; ngoài ra pháo binh còn có thể tác chiến độc lập.
Với sức công phá mạnh, tầm bắn xa, mức chính xác tương đối cao và chi phí vừa phải, pháo binh được trang bị từ cấp đại đội đến tập đoàn quân của các quốc gia lớn, nhỏ; nó có mặt trong hầu hết các cuộc xung đột, từ chiến tranh quy ước đến xung đột cục bộ, thậm chí là cuộc chiến chống khủng bố gần đây.
Với sức công phá mạnh, tầm bắn xa, mức chính xác tương đối cao và chi phí vừa phải, pháo binh được trang bị từ cấp đại đội đến tập đoàn quân của các quốc gia lớn, nhỏ; nó có mặt trong hầu hết các cuộc xung đột, từ chiến tranh quy ước đến xung đột cục bộ, thậm chí là cuộc chiến chống khủng bố gần đây.
Nhưng trước sự phát triển của vũ khí dẫn đường chính xác, pháo binh dần mất vai trò là hỏa lực chủ yếu của bộ binh trong một số quân đội các quốc gia phát triển, nhường chỗ cho không quân và tên lửa.
Nhưng trước sự phát triển của vũ khí dẫn đường chính xác, pháo binh dần mất vai trò là hỏa lực chủ yếu của bộ binh trong một số quân đội các quốc gia phát triển, nhường chỗ cho không quân và tên lửa.
Nhưng trong quân đội các nước tiềm lực còn hạn chế và thậm chí quốc gia có nền quốc phòng hiện đại như quân đội Nga, vị thế của lực lượng pháo binh truyền thống vẫn giữ vai trò là “thần chiến tranh”.
Nhưng trong quân đội các nước tiềm lực còn hạn chế và thậm chí quốc gia có nền quốc phòng hiện đại như quân đội Nga, vị thế của lực lượng pháo binh truyền thống vẫn giữ vai trò là “thần chiến tranh”.
Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, pháo binh cũng đã thay đổi, bằng cách áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, đảm bảo pháo binh đáp ứng được các yêu cầu: khả năng cơ động (mobility), mức độ công phá (power/rate of fire), tầm bắn và chính xác (maximum range of fire/precision). Ảnh: Lựu pháo tự hành PZH-2000 của Đức khai hỏa. Nguồn: Military-today.
Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, pháo binh cũng đã thay đổi, bằng cách áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, đảm bảo pháo binh đáp ứng được các yêu cầu: khả năng cơ động (mobility), mức độ công phá (power/rate of fire), tầm bắn và chính xác (maximum range of fire/precision). Ảnh: Lựu pháo tự hành PZH-2000 của Đức khai hỏa. Nguồn: Military-today.
Về khả năng cơ động, những loại pháo xe kéo nặng nề trong được phát triển trong thế chiến thứ 2 và các thập niên 50, 60 đã dần được thay thế bằng các loại pháo tự hành bánh hơi và bánh xích, cho phép pháo thủ chiếm lĩnh và rút khỏi trận địa bắn nhanh hơn, đỡ tốn sức người hơn; góp phần thực hiện chiến thuật pháo binh hiện đại "bắn nhanh, rút lui nhanh". Ảnh: Lựu pháo Type-99 của Nhật Bản. Nguồn: Military-today.
Về khả năng cơ động, những loại pháo xe kéo nặng nề trong được phát triển trong thế chiến thứ 2 và các thập niên 50, 60 đã dần được thay thế bằng các loại pháo tự hành bánh hơi và bánh xích, cho phép pháo thủ chiếm lĩnh và rút khỏi trận địa bắn nhanh hơn, đỡ tốn sức người hơn; góp phần thực hiện chiến thuật pháo binh hiện đại "bắn nhanh, rút lui nhanh". Ảnh: Lựu pháo Type-99 của Nhật Bản. Nguồn: Military-today.
Tuy nhiên trong quân đội các quốc gia, kể cả quân đội quốc gia phát triển, pháo xe kéo và súng cối vẫn có những lợi thế nhất định; đó là chi phí chế tạo rẻ hơn, và đặc biệt là có khả năng cơ động nhanh bằng các phương tiện như máy bay và có thể bố trí tại những địa hình hiểm trở, bí mật. Ảnh: Lựu pháo xe kéo M198 của Mỹ cơ động bằng trực thăng. Nguồn: Military-today.
Tuy nhiên trong quân đội các quốc gia, kể cả quân đội quốc gia phát triển, pháo xe kéo và súng cối vẫn có những lợi thế nhất định; đó là chi phí chế tạo rẻ hơn, và đặc biệt là có khả năng cơ động nhanh bằng các phương tiện như máy bay và có thể bố trí tại những địa hình hiểm trở, bí mật. Ảnh: Lựu pháo xe kéo M198 của Mỹ cơ động bằng trực thăng. Nguồn: Military-today.
Để đáp ứng yêu cầu "cơ động nhanh", pháo xe kéo đã có những cải tiến lớn, bằng cách áp dụng những vật liệu, công nghệ mới, làm pháo có trọng lượng nhẹ hơn; tiêu biểu pháo xe kéo là loại pháo "siêu nhẹ" 155mm M777 của Mỹ, trọng lượng hành quân chỉ còn 4 tấn. M-777 đã được quân đội Mỹ chính thức chọn trong kế hoạch phát triển hệ thống pháo dã chiến cực nhẹ UFH (Ultralight-weight Field Howitzer) cho chiến trường tương lai. Ảnh: Lựu pháo M777 của Mỹ. Nguồn: Military-today.
Để đáp ứng yêu cầu "cơ động nhanh", pháo xe kéo đã có những cải tiến lớn, bằng cách áp dụng những vật liệu, công nghệ mới, làm pháo có trọng lượng nhẹ hơn; tiêu biểu pháo xe kéo là loại pháo "siêu nhẹ" 155mm M777 của Mỹ, trọng lượng hành quân chỉ còn 4 tấn. M-777 đã được quân đội Mỹ chính thức chọn trong kế hoạch phát triển hệ thống pháo dã chiến cực nhẹ UFH (Ultralight-weight Field Howitzer) cho chiến trường tương lai. Ảnh: Lựu pháo M777 của Mỹ. Nguồn: Military-today.
Để tăng mức độ công phá và tiện cho công tác bảo đảm hậu cần, các quốc gia đã dần bỏ những loại pháo có cỡ nòng nhỏ và chỉ sử dụng 1 đến 2 cỡ đạn trong biên chế của mình; hiện tại theo tiêu chuẩn của khối NATO, pháo 155 mm và 105 mm là 2 loại đạn pháo tiêu chuẩn; về đạn súng cối là 120 mm và 81 mm. Ảnh: Pháo tự hành M109A7 Paladin của Mỹ tại chiến trường Afghanistan. Nguồn: Military-today.
Để tăng mức độ công phá và tiện cho công tác bảo đảm hậu cần, các quốc gia đã dần bỏ những loại pháo có cỡ nòng nhỏ và chỉ sử dụng 1 đến 2 cỡ đạn trong biên chế của mình; hiện tại theo tiêu chuẩn của khối NATO, pháo 155 mm và 105 mm là 2 loại đạn pháo tiêu chuẩn; về đạn súng cối là 120 mm và 81 mm. Ảnh: Pháo tự hành M109A7 Paladin của Mỹ tại chiến trường Afghanistan. Nguồn: Military-today.
Ngoài đạn nổ phá thông thường, các quốc gia như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức…đã phát triển các loại đạn có tính sát thương lớn, như đạn chùm (catset), đạn nổ trên không chống bộ binh (đạn nổ cách mặt đất từ 10-20 m, văng thành nhiều mảnh, tạo thành hình nón ngược, chụp xuống mục tiêu), đạn khoan phá bê tông; hay đạn nhiệt áp, được ví là vũ khí phi hạt nhân… Ảnh: Đạn pháo Excalibur-1B dẫn đường phức hợp của Mỹ. Nguồn: Military-today.
Ngoài đạn nổ phá thông thường, các quốc gia như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức…đã phát triển các loại đạn có tính sát thương lớn, như đạn chùm (catset), đạn nổ trên không chống bộ binh (đạn nổ cách mặt đất từ 10-20 m, văng thành nhiều mảnh, tạo thành hình nón ngược, chụp xuống mục tiêu), đạn khoan phá bê tông; hay đạn nhiệt áp, được ví là vũ khí phi hạt nhân… Ảnh: Đạn pháo Excalibur-1B dẫn đường phức hợp của Mỹ. Nguồn: Military-today.
Để nâng cao mức chính xác, cạnh tranh với các loại vũ khí có điều khiển, các quốc gia đã đầu tư các hệ thống tính toán, trinh sát hiện đại, đảm bảo tính toán phần tử nhanh, nhưng cho mức chính xác cao; thời gian đáp ứng yêu cầu hỏa lực chi viện của pháo binh rút ngắn lại, có thể bắn được ở những trận địa không chuẩn bị trước… Ảnh: Radar trinh sát pháo binh AN/TPQ-37 lcủa Mỹ. Nguồn: Military-today.
Để nâng cao mức chính xác, cạnh tranh với các loại vũ khí có điều khiển, các quốc gia đã đầu tư các hệ thống tính toán, trinh sát hiện đại, đảm bảo tính toán phần tử nhanh, nhưng cho mức chính xác cao; thời gian đáp ứng yêu cầu hỏa lực chi viện của pháo binh rút ngắn lại, có thể bắn được ở những trận địa không chuẩn bị trước… Ảnh: Radar trinh sát pháo binh AN/TPQ-37 lcủa Mỹ. Nguồn: Military-today.
Cùng với đầu tư nâng cao các hệ thống trinh sát, tính toán hỏa lực, các quốc gia phát triển còn phát triển các loại đạn pháo có điều khiển, cho mức chính xác gần như tuyệt đối; ví dụ đạn pháo Krasnopol dùng phương pháp điều khiển chỉ thị mục tiêu bằng tia la-de, có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu được trinh sát chỉ thị. Ảnh: Đạn pháo thông minh Krasnopol. Nguồn: warfare.ru
Cùng với đầu tư nâng cao các hệ thống trinh sát, tính toán hỏa lực, các quốc gia phát triển còn phát triển các loại đạn pháo có điều khiển, cho mức chính xác gần như tuyệt đối; ví dụ đạn pháo Krasnopol dùng phương pháp điều khiển chỉ thị mục tiêu bằng tia la-de, có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu được trinh sát chỉ thị. Ảnh: Đạn pháo thông minh Krasnopol. Nguồn: warfare.ru
Việc nâng cao tầm bắn là yêu cầu mang tính chất "sống còn" của pháo binh; từ tầm bắn một vài km trong buổi sơ khai, các loại pháo binh hiện đại đã có tầm bắn đến vài chục km; thậm chí một số loại pháo mới như Coalisia-SV của Nga, tầm bắn được tăng lên tới…70km; đây là tầm bắn kỷ lục đối với pháo binh hiện đại. Ảnh: Pháo tự hành Coalisia-SV. Nguồn: TASS.
Việc nâng cao tầm bắn là yêu cầu mang tính chất "sống còn" của pháo binh; từ tầm bắn một vài km trong buổi sơ khai, các loại pháo binh hiện đại đã có tầm bắn đến vài chục km; thậm chí một số loại pháo mới như Coalisia-SV của Nga, tầm bắn được tăng lên tới…70km; đây là tầm bắn kỷ lục đối với pháo binh hiện đại. Ảnh: Pháo tự hành Coalisia-SV. Nguồn: TASS.
Dù với tiến bộ kỹ thuật, các vũ khí dẫn đường hiện đại, có thể tấn công chính xác mục tiêu với sai số chỉ tính bằng m; nhưng do sự phức tạp của hệ thống và chi phí đắt đỏ, chúng không thể cạnh tranh được với pháo binh truyền thống trong các trận chiến quy mô và kéo dài. Ảnh: Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander. Nguồn: warfare.ru.
Dù với tiến bộ kỹ thuật, các vũ khí dẫn đường hiện đại, có thể tấn công chính xác mục tiêu với sai số chỉ tính bằng m; nhưng do sự phức tạp của hệ thống và chi phí đắt đỏ, chúng không thể cạnh tranh được với pháo binh truyền thống trong các trận chiến quy mô và kéo dài. Ảnh: Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander. Nguồn: warfare.ru.
Vì vậy giới chuyên gia quân sự đánh giá, trong tương lai gần, sẽ chưa có loại vũ khí nào có thể thay thế pháo binh truyền thống trong biên chế quân đội các nước, dù là quân đội phát triển; mặc dù vai trò của nó có thể giảm đi. Chính vì thế, pháo binh sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tác chiến, cũng như trang bị của quân đội các quốc gia trong tương lai. Ảnh: Khẩu đội pháo 155 mm M777 của Quân đội Mỹ tham chiến tại chiến trường Afghanistan tháng 8/2009. Nguồn: Military-today.
Vì vậy giới chuyên gia quân sự đánh giá, trong tương lai gần, sẽ chưa có loại vũ khí nào có thể thay thế pháo binh truyền thống trong biên chế quân đội các nước, dù là quân đội phát triển; mặc dù vai trò của nó có thể giảm đi. Chính vì thế, pháo binh sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tác chiến, cũng như trang bị của quân đội các quốc gia trong tương lai. Ảnh: Khẩu đội pháo 155 mm M777 của Quân đội Mỹ tham chiến tại chiến trường Afghanistan tháng 8/2009. Nguồn: Military-today.
Video Pháo tự hành tầm xa “Giatsint” khai hoả ở Viễn Đông Nga - Nguồn: Sputnik

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.