Phận thảm giống chó đắt nhất thế giới ở Tây Tạng

Gần 1.000 con chó ngao Tây Tạng, vốn được coi là “giống chó đắt nhất thế giới", đang bị bỏ rơi ở Trung Quốc sau khi các cơ sở nuôi và kinh doanh chúng đóng cửa.

Phận thảm giống chó đắt nhất thế giới ở Tây Tạng
Theo DailyMail, những con chó này được các nhà tu hành phát hiện tại châu Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Lượng chó ngao Tây Tạng đi lạc ngày càng nhiều.
Chúng tấn công cả con người và các vật nuôi khác, gây hoang mang cho người dân địa phương. Người cao tuổi và trẻ em ở địa phương rất sợ đi ra ngoài một mình vì điều này.
Theo thepaper.cn, chính quyền Ngọc Thụ đã phối hợp với tu viện Surmang Namgyalte xây dựng một nơi trú ẩn cho những con chó đi lạc nói trên với diện tích hơn 3 ha.
Phan tham giong cho dat nhat the gioi o Tay Tang
Những con chó ngao Tây Tạng bị bỏ rơi ở Trung Quốc. 
Tu viện này bắt đầu nhận thấy lượng chó ngao đi lạc ngày càng nhiều từ cuối năm 2015. Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, ngôi chùa đã cưu mang gần 1.000 con chó.
Ở Tây Tạng, giống chó này được dùng để chăn dắt các con vật khác như cừu. Ngao Tạng nổi tiếng trung thành và có thể đạt cân nặng lên tới 80kg. Nuôi một con chó Tây Tạng đến tuổi trưởng thành rất tốn kém.
Một số người không đủ khả năng chăm sóc giống chó này đã mang chúng đến tu viện. Các nhà tu hành nuôi chúng bằng lúa mạch và thức ăn thừa từ các làng lận cận.
Gage, một người từng nuôi chó ngao Tây Tạng, cho biết giá ngao Tạng đã giảm đáng kể trong năm 2013. Ông Gage nói thị trường buôn bán giống chó này đã bị thu hẹp sớm hơn dự đoán.
Giống chó ngao Trung Quốc từng được giới nhà giàu Trung Quốc rất ưa chuộng. Tuy nhiên, nhu cầu mua giống chó này không còn nhiều, nguyên nhân được cho là do cung vượt cầu. Chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc cũng đã khiến giới nhà giàu chùn tay, không dám vung tay quá trán.
Quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng từ cuối năm 2012, khiến số lượng chó ngao, vốn được dùng để làm quà tặng cho các quan chức chính phủ, suy giảm mạnh.
Năm 2015, 20 con chó ngao Tây Tạng được giải cứu khỏi một chiếc lồng chật hẹp khi trên đường bị đưa đến lò mổ ở phía đông bắc Trung Quốc.
Bà Mimi Bekhechi của tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật PETA cho rằng nhà chức trách địa phương cần triệt sản những con chó ngao Tây Tạng bị bỏ rơi để đảm bảo kiểm soát số lượng của chúng.

Vườn thú TQ dùng chó nhà đóng thế sư tử

(Kiến Thức) - Chó trở thành diễn viên đóng thế cho sư tử và chó sói, còn chuột đóng thế cho rắn tại một vườn thú ở Trung Quốc đang lao đao vì khó khăn tài chính.

Vườn thú TQ dùng chó nhà đóng thế sư tử
Chó Ngao Tây Tạng đóng thế sư tử trong vườn thú Trung Quốc.
 Chó Ngao Tây Tạng đóng thế sư tử trong vườn thú Trung Quốc.
Nhiều bậc phụ huynh ở thành phố Luohe, phía đông Trung Quốc đã vô cùng sửng sốt khi đưa con em tới thăm vườn thú của thành phố và phát hiện ra những loài động vật ăn thịt đáng sợ như sư tử và chó sói đã bị thay thế bởi một loạt các diễn viên đóng thế trong đó có chó nhà.

Cuộc sống trên “mái nhà của thế giới“

Mùa hè là thời điểm quan trọng nhất đối với người dân sống trên "mái nhà của nhà thế giới" bởi vì họ có thể vỗ béo gia súc.

Cuộc sống trên “mái nhà của thế giới“
Cuoc song tren
Cao nguyên Tây Tạng là một vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 m so với mực nước biển. Nó bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như vùng Ladak của Ấn Độ. Người ta ví vùng đất này là "mái nhà của thế giới". 
Cuoc song tren
Điều kiện sống tại cao nguyên Tây Tạng tương đối khắc nghiệt. Thời tiết gần như lạnh giá quanh năm. 
Cuoc song tren
Trước đây, người dân bản địa sống du canh du cư và gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. 
Cuoc song tren
Trong vài năm trở lại đây, tại khu vực cao nguyên Tây Tạng thuộc chủ quyền của Trung Quốc, chính phủ nước này đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và chăm lo cho cuộc sống người dân địa phương. 
Cuoc song tren
Một nhà sư đang chơi bóng rổ cùng bạn bè tại trường học trong cộng đồng tái định cư của Trung Quốc dành cho người dân du mục cũ. 
Cuoc song tren
 Một kỵ sĩ du mục đang biểu diễn kỹ năng trong cuộc thi cưỡi ngựa tại lễ hội địa phương diễn ra hôm 26/7.
Cuoc song tren
 Người dân Tây Tạng trong bộ trang phục truyền thống.
Cuoc song tren
Khu vui chơi cho trẻ em tại huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, thuộc cao nguyên Tây Tạng.
Cuoc song tren
Những cô gái và chàng trai đang múa một điệu múa truyền thống tại lễ hội ở địa phương. 
Cuoc song tren
 Một kỵ sĩ mặc chiếc áo dán ảnh Đức Phật trên lưng.
Cuoc song tren
 Người dân địa phương tham gia lễ hội do chính phủ tài trợ.
Cuoc song tren
 Một chàng trai hoá trang thành bò Tây Tạng chờ đến tiết mục biểu diễn.
Cuoc song tren
Theo New York Times, thời gian quan trọng nhất đối với những cư dân sống trên "nóc nhà của thế giới" là mùa hè. 
Cuoc song tren
"Mùa hè là thời gian cánh đồng cỏ xanh tốt nhất. Chúng tôi vỗ béo gia súc và đổi chúng lấy những vật dụng cần thiết", một người dân sống trên "mái nhà của thế giới" cho biết. 

Loạt ảnh về cuộc sống thường nhật ở Tây Tạng

(Kiến Thức) - Mỗi ngày, hàng nghìn người dân ở Khu tự trị Tây Tạng đến cầu nguyện tại chùa Đại Chiêu – một trong những địa điểm thờ cúng linh thiêng nhất.

Loạt ảnh về cuộc sống thường nhật ở Tây Tạng
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang
Một người phụ nữ Tây Tạng cõng con trên lưng khi đến thăm hồ Namtso, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, ngày 18/11/2015. 
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-2
Vùng núi Tây Tạng phủ đầy tuyết trắng. Bức ảnh được chụp từ máy bay ngày 16/11. 
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-3
Một người đàn ông Tây Tạng cầu nguyện khi đi vòng quanh cung điện Potala ở Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng ngày 17/11/2015. Cung điện hơn 1.300 năm tuổi này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. 
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-4
Một người đàn ông Tây Tạng nói chuyện điện thoại trong khi những người khác đang sửa sang một tu viện ở Lhasa ngày 17/11/2015. 
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-5
 Jing Li (22 tuổi, trái) và Ke Xu (23 tuổi) mặc bộ trang phục truyền thống của người Tây Tạng khi chụp ảnh cưới. Cặp đôi đến từ Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã sống ở Tây Tạng được ba năm.
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-6
 Những tờ tiền khác nhau trong một tu viện Phật giáo của người Tây Tạng ở Lhasa ngày 17/11.
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-7
Người dân Tây Tạng chơi mạt chược trong một cửa hàng ở Lhasa ngày 16/11. 
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-8
 Quang cảnh bên ngoài cung điện Potala ngày 17/11.
Loat anh ve cuoc song thuong nhat o Tay Tang-Hinh-9
 Các bé trai Tây Tạng cười tươi trước ống kính. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới