Phán quyết Biển Đông: Bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài UNCLOS ở La Haye có thể sẽ là một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Phán quyết Biển Đông: Bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Đó là nhận định của Phó giáo sư Li Mingjiang - điều phối viên Chương trình Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam S. (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore – trong bài viết đăng trên trang mạng TODAY Online ngày 29/8/2016.
Nhiều nhà phân tích cho rằng phản ứng thái quá và chính sách của Bắc Kinh thay đổi hiện trạng ở Biển Đông nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc đã góp phần làm gia tăng vòng xoáy tranh chấp một cách nguy hiểm.
Bất kể Bắc Kinh có thích hay không, tranh chấp Biển Đông đã trở thành một vấn đề lớn mới đang ngày càng tác động sâu sắc đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, vượt xa các mối quan hệ vốn đã phức tạp của Bắc Kinh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Phan quyet Bien Dong: Buoc ngoat trong chinh sach doi ngoai cua Trung Quoc
Tòa Trọng tài ở La Haye bác bỏ hầu hết yêu sách phi lý của Trung Quốc đối với Biển Đông. Ảnh Inquirer.net 
Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng tài ở La Haye được giới phân tích cho là đã “thay đổi cuộc chơi” trong tranh chấp Biển Đông. Xét theo khía cạnh này, người ta có thể coi phán quyết Biển Đông là một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Vì sao lại là bước ngoặt?
Có nhiều lý do để tin rằng một bước ngoặt như vậy có thể đã hiển hiện ở phía chân trời.
Thứ nhất, giá trị pháp lý và hiệu năng của phán quyết Biển Đông có thể sẽ là một nguồn chính gây cọ sát giữa Trung Quốc và một số bên hữu quan trong những năm tới. Bắc Kinh hy vọng có thể gạt sang một bên phán quyết này và coi như nó không hề tồn tại.
Nhưng xét đến nhiều tuyên bố của các nước quan trọng và những gì đã xảy ra gần đây tại các tổ chức quốc tế khác nhau như G7, Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM), Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), gần như chắc chắn rằng cộng đồng quốc tế sẽ không dễ dàng từ bỏ phán quyết Biển Đông như một công cụ chính sách để đối phó với Trung Quốc trong các vụ tranh chấp ở Biển Đông.
Trái ngược với mong đợi của bên ngoài, cũng gần như chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là không khoan nhượng trong các tranh chấp ở Biển Đông và và đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye.
Thứ hai, mọi cuộc xung đột trong tương lai ở Biển Đông đều sẽ có liên quan đến phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài ở La Haye. Hiện thời, người ta không thấy có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy bản thân Trung Quốc hoặc các bên hữu liên quan có bất kỳ chính sách lớn nào để ngăn chặn một cách có hiệu quả xung đột phát sinh.
Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy sau phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài. Giới tinh hoa Trung Quốc dường như thực sự tin rằng Washington đã đứng đằng sau tất cả những vấn đề mà Bắc Kinh phải đối mặt ở Biển Đông. Nhiều nhà phân tích chính sách của Trung Quốc có xu hướng thiên về ý tưởng cho rằng sự phát triển sức mạnh của Trung Quốc cuối cùng sẽ giúp giải quyết các tranh chấp.
Một quan điểm thiểu số ở Trung Quốc ủng hộ một đường lối chính sách ôn hòa hơn. Những người này hoặc bị đàn áp hoặc “tự kiểm duyệt” vì áp lực chính trị-xã hội áp đảo trong xã hội và chính giới Trung Quốc.
Trong một số trường hợp, những người cố gắng phân tích khách quan phán quyết trọng tài lại bị qui cho là “không yêu nước”.
Thứ ba, do các quan điểm trái ngược và khác biệt về chính sách giữa Trung Quốc và nhiều bên khác trong vấn đề Biển Đông, ngày càng rõ ràng là nhiều nhà lãnh đạo chính trị trong khu vực muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật lệ và chuẩn mực hiện hành trong việc xử lý tranh chấp và các vấn đề khu vực.
Bắc Kinh cũng hiểu rõ rằng các quy tắc mà bên khác có thể muốn áp dụng ở Biển Đông là trái ngược với mục tiêu của Trung Quốc trong tranh chấp.
Tranh cãi về các quy tắc trong lĩnh vực hàng hải khu vực có thể có ảnh hưởng rộng lớn đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.
Biển Đông: Phép thử đối với Trung Quốc
Với sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc, cộng đồng quốc tế đang lo lắng theo dõi cách thức mà cường quốc thế giới đang hồi sinh này hoặc duy trì hoặc thay đổi các quy tắc quốc tế hiện hành. Biển Đông đang ngày càng trở thành một phép thử đối với Trung Quốc.
Phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài ở La Haye dường như không giúp làm mềm đi lập trường và chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Tất nhiên, các nước khác trong và ngoài khu vực sẽ liên tục tìm cách kiềm chế hành vi của Trung Quốc và có phản ứng cần thiết, mặc dù đôi khi có thể không thành công.
Rốt cuộc, vấn đề Biển Đông tiếp tục là một thách thức lớn trong chính sách ngoại giao khu vực và là một vấn đề lớn mới trong chính sách đối ngoại tổng thể của Trung Quốc.

Chuyên gia Nga: TQ sẽ mất uy tín nếu bác bỏ phán quyết PCA

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Nga, phán quyết PCA có ý nghĩa pháp lý, đạo đức và chính trị và việc bác bỏ phán quyết này làm cho Trung Quốc mất uy tín nghiêm trọng.

Chuyên gia Nga: TQ sẽ mất uy tín nếu bác bỏ phán quyết PCA
Sau quá trình thụ lý kéo dài ba năm, ngày 12/7, Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ở The Hague đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Liên quan đến phán quyết PCA về "vụ kiện Biển Đông", tại cuộc họp báo hôm 14/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moscow ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc phát triển Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Trung Quốc khuấy động Biển Đông sau phán quyết PCA

(Kiến Thức) - Sau phán quyết của PCA, Trung Quốc vừa ra sức khuấy động Biển Đông, vừa thực thi một chính sách ngoại giao chia rẽ mua chuộc hết sức tinh vi.

Trung Quốc khuấy động Biển Đông sau phán quyết PCA
Theo hãng tin AP, tại Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục nhiều hoạt động khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông, đặc biệt trên quần đảo Trường Sa.

Hoàng Sa và Trường Sa: Sự đe dọa của "đường lưỡi bò"

(Kiến Thức) - Theo nhà sử học Alexei Syunnerberg, tranh chấp xung quanh các hòn đảo ở Biển Đông là cuộc xung đột kéo dài lâu nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Hoàng Sa và Trường Sa: Sự đe dọa của "đường lưỡi bò"
Sau đây là bài viết của nhà sử học người Nga Alexei Syunnerberg trên trang mạng Sputnik ngày 25/8/2016:
Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, tức là vấn đề này có thể được giải quyết bằng đàm phán song phương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.