Sự việc thầy giáo đổ nước vào miệng học sinh, đánh đập học sinh xảy ra tại Trường THCS Cát Tài (xã Cát Tài, Phù Cát, Bình Định). Người ra tay là thầy giáo Nguyễn Minh Đề. Sự việc xảy ra gây ra khiến dư luận xã hội phẫn nộ. PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Mạc Văn Trang (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) về vấn đề này.
Trước cách hành xử đổ nước vào miệng để phạt học sinh, ông có nhận xét gì về phương pháp giáo dục này?
- Đây là một hành vi không thể chấp nhận được của người giáo viên.
Ngày xưa, chúng ta không thấy xa lạ khi bắt gặp hình ảnh những ông đồ đánh vào mông học trò khi trò mắc lỗi. Nhưng bây giờ làm như thế là vi phạm nhân quyền, quyền trẻ em.
Giáo viên trừng phạt bằng việc đổ nước vào miệng học sinh. |
Thưa ông, vậy với việc đổ nước vào miệng để trừng phạt của giáo viên sẽ ảnh hửởng như thế nào đến tâm lý của trẻ?
Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy to lớn đối với tâm lý của trẻ. Những đứa trẻ phải chịu các hình phạt này sẽ có tâm lý sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu lòng tin với người lớn và cảm thấy mình bơ vơ. Khi ấy, hình ảnh thầy cô trong chúng không còn gần gũi thân thiết nữa mà trở thành những nguời cai ngục.
Xưa nay, thầy cô là ngừơi cha, nguời mẹ thứ hai của học sinh. Trước cách ứng xử này, họ không còn là nơi để trẻ giãi bày tâm sự. Chúng sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, bí bức, cô độc và có những hành động dại dột khi không giải quyết được vấn đề, ví dụ như tự tử.
Với xã hội nhiểu xáo trộn như ngày nay, cùng với tâm lý trẻ phát triển chưa toàn diện, nên đối với những học sinh cứng đầu, học sinh chưa ngoan, các thầy cô cần có phương pháp gì để “cảm hóa”?
Giáo viên cần làm hết chức năng, trách nhiệm của một nhà giáo. Nhà trường phải hiểu chức năng giáo dục của mình. Dùng những quy định và yêu cầu tất cả thực hiện theo những quy định đó. Những ai không thực hiện sẽ phải có những hình phạt như chép phạt, lau bàn ghế, trực vệ sinh). Đứa trẻ khi ấy sẽ thấy mình được tôn trọng và được xây dựng... luật, nó sẽ tuân thủ theo.
Với những giáo viên bạo hành học sinh như vậy, tôi cho rằng, họ có vấn đề về tâm lý, cần phải kiểm tra.
PGS.TS Mạc Văn Trang (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) trao đổi với PV. |
Phải chăng các trường sư phạm đang coi nhẹ giáo dục đạo đức, kỹ năng cho thầy cô? Thưa ông?
Chúng tôi luôn dạy sinh viên phải giải quyết tất cả các vấn đề bằng tâm lý. Các chương trình tâm lý trẻ, tâm lý học sinh... được dạy rất nhiều và sinh viên cũng liên tục được nhắc rằng việc đánh học sinh là vi phạm nhân quyền, quyền trẻ em. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ra trường không lấy những bài học đó để ứng dụng vào việc giảng dạy mà chỉ làm theo phong trào, phong cách chung ở địa phương ấy, trường ấy.
Nếu giáo viên thấy tại trường mình dạy, đồng nghiệp đánh học trò là chuyện bình thường thì các thầy cô sẽ sử dụng biện pháp này và không cảm thấy nó bất thường. Ngoài ra, điều kiện thực hành của các cơ sở đào tạo sư phạm cũng không đồng đều. Có những nơi sinh viên sư phạm chưa được thực hành đến nơi đến chốn nên họ chỉ có lý thuyết và lúng túng khi gặp tình huống cụ thể.