Phân biệt chánh tà

Cuộc sống luôn luôn bao gồm hai mặt thiện ác và chánh tà lẫn lộn. 

Phân biệt chánh tà
Kỳ vọng về một mô hình hay đoàn thể lý tưởng, thuần thiện ở thế gian là điều không thể. Nên phải quan sát cuộc sống thật kỹ càng để phân biệt rõ người nào là thiện, kẻ nào là ác; việc gì là chánh, việc gì là tà để rồi từ đó có ứng xử thích hợp.
Phan biet chanh ta
 Ảnh minh họa. 
Để phân biệt thiện ác, chánh tà dĩ nhiên là điều không phải dễ dàng. Đối với những người khéo che giấu hay giỏi ngụy trang sự thật của bản thân thì lại càng khó phân biệt hơn. Dù vậy, nếu ta chịu khó quan sát các “tướng trạng” của họ thì cũng có thể nhận ra những dấu hiệu của chánh tà. Bởi “tướng tự tâm sanh”, ngôn ngữ và hành vi của cá nhân luôn phản ánh bản chất thiện ác và chánh tà của họ.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có người ở trong nhóm tà thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?
Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe rồi sẽ vâng làm.
Thế Tôn dạy:
- Các Thầy khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn!
Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn dạy:
- Người ở nhóm tà sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này ở nhóm tà. Thế nào là năm? Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà. Nếu có chúng sanh ở nhóm tà, nên dùng năm việc mà biết.
Lại nữa, có chúng sanh ở trong nhóm chánh, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?
Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.
Thế Tôn dạy:
- Các Thầy khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn!
Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:
- Người ở nhóm chánh, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chánh. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành thì để ý. Nên biết người này đã ở nhóm chánh, trụ ở nhóm chánh. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tà tư,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.357)
Lời Phật chỉ dạy thật rõ ràng: “Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà”. Đây là năm tiêu chuẩn quan trọng để chúng ta thẩm định về một người là chánh hay tà. Và đó cũng là năm tiêu chuẩn để tự mình thẩm định chính mình.
Cuộc sống luôn biến động, thân tâm luôn vô thường, ranh giới giữa chánh tà đôi khi lại rất nhạy cảm và mong manh. Dù lúc nào ta cũng nhân danh (hoặc tự nghĩ) mình là người của chánh phái, là đại sứ của thiện lành nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Nên điều cần thiết là luôn lấy năm tiêu chuẩn của Thế Tôn để kiểm tra chính mình nhằm tự điều chỉnh và hoàn thiện lấy bản thân mình.
Ta là ai, chánh hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy chánh, bỏ ác làm lành là việc cần thực thi trong đời sống của những người con Phật.

Giản biệt giữa tu phước và tu huệ

Xin giản biệt giữa tu phước và tu huệ khác nhau như thế nào?

Giản biệt giữa tu phước và tu huệ
Tu phước và tu huệ khác nhau trên ý niệm và trên kết quả. Thế nào khác nhau trên ý niệm? Như chúng ta thấy một người nghèo khổ, động lòng từ bi, chúng ta tìm cách giúp đỡ cho họ. Từ đó, chúng ta bố thí cho họ tiền bạc, của cải v.v… để cho họ được no cơm ấm áo. Đó là chúng ta khởi niệm tu phước.

Người ấy giúp tôi biết đức Phật

Tôi không hiểu sao ba mẹ làm lụng vất vả mà không dành chút tiền mua sắm thêm gì đó cho bản thân mà lại dành để cúng dường cho các sư? 

Người ấy giúp tôi biết đức Phật
Cái đầu non nớt và bướng bỉnh của tôi lúc đó không sao hiểu được những điều ấy.

Độc đáo Việt Nam Quốc Tự của nhà thiết kế Dinh Độc Lập

(Kiến Thức) - Vì nhiều lí do khác nhau mà cho tới năm 1975, nhiều hạng mục của Việt Nam Quốc Tự vẫn chưa được hoàn thành, bao gồm cả tòa tháp 7 tầng...

Độc đáo Việt Nam Quốc Tự của nhà thiết kế Dinh Độc Lập
Doc dao Viet Nam Quoc Tu cua nha thiet ke Dinh Doc Lap
Nằm trên đường Ba tháng Hai, Quận 10, TP HCM, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng ở Sài Gòn giai đoạn trước 1975.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.