Phân biệt bệnh viêm não virus và viêm não Nhật Bản

(Kiến Thức) - Viêm não virus do nhiều loại virus gây nên, trong đó virus viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những tác nhân gây bệnh này.

Phân biệt bệnh viêm não virus và viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là viêm não do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản. Đây là bệnh lây qua đường muỗi chích và thường gặp ở vùng nông thôn.
Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Đối tượng mắc bệnh
Tuổi mắc của viêm não Nhật Bản thường là từ 3 đến 8 tuổi, còn viêm não do virus thường là những trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh thường vào mùa nắng nóng, xảy ra ở vùng nông thôn nhiều hơn thành thị.
Bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não virus ở nước ta. Ảnh minh họa
  Bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não virus ở nước ta. Ảnh minh họa
Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Viêm não virus do nhiều loại virus gây nên, trong đó virus viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những tác nhân gây bệnh này. Hiện nay viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10 đến 15% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm não virus.
Viêm não virus có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tương ứng với mỗi loại virus khác nhau, kèm theo đó cũng phải dựa vào các nguyên nhân để phòng chống một cách thích hợp. Do đó, việc phòng chống bệnh Viêm não virus phải phực tạp hơn rất nhiều so với viêm não Nhật Bản.
Đối với các virus arbo, bệnh lây qua côn trùng tiết túc như muỗi, ve… đốt, việc quan trọng nhất là hạn chế các nguy cơ bị côn trùng, muỗi đốt khi sinh hoạt hoặc làm việc ngoài trời đặc biệt là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn (là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất) thông qua việc mặc áo quần phủ kín tay, chân, như mặc áo dài tay, mang tất cùng với việc sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ. Để hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh, chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng đọng nước nhằm giảm thiểu nơi cư ngụ cũng như nơi đẻ trứng của muỗi kết hợp với phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao.
Đối với các chủng virus như herpes, sởi, quai bị,… bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp, chúng ta cần phải cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Trong số các chủng virus này, một số chủng vi rút gây bệnh đã có vắc xin phòng bệnh như sởi, quai bị, chúng ta cần phải chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh và những biến chứng viêm não của các bệnh này.
Đối với các virus đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, việc vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu do hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, trong đó việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh ăn chín, uống chín là những biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.
Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh, thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau:
- Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Triệu chứng và di chứng bệnh
Biểu hiện chính của bệnh viêm não virus là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
Bệnh viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%.

Con đường lây truyền viêm não Nhật Bản

(Kiến Thức) - Bệnh viêm não Nhật Bản làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. 

Con đường lây truyền viêm não Nhật Bản
Hỏi: Tôi thấy thông tin có nhiều người bị viêm não Nhật Bản nên rất lo lắng không biết bệnh có lây truyền từ người sang người không? Con người có bị lây nhiễm từ lợn nhiễm bệnh không? - Nguyễn Thị Lành (Lương Sơn, Hòa Bình).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tác hại khôn lường khi nhịn ăn giảm cân

(Kiến Thức) - Nhịn ăn giảm cân có thể gây ra chứng rụng tóc, suy gan, thậm chí nặng hơn còn là nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tử vong.

Tác hại khôn lường khi nhịn ăn giảm cân
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Cảnh báo trên được rút ra từ cuộc khảo sát chế độ ăn của khoảng 8.000 phụ nữ từng bị bỏ đói một cách cưỡng bách tại Hà Lan trong giai đoạn Thế chiến thứ 2. Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành tăng thêm 27% ở những người từng nhịn đói để giảm cân khi còn trẻ. Và nguy cơ này vọt lên 38% nếu đối tượng từng nhịn đói trong giai đoạn từ 10 đến 17 tuổi.
 Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Cảnh báo trên được rút ra từ cuộc khảo sát chế độ ăn của khoảng 8.000 phụ nữ từng bị bỏ đói một cách cưỡng bách tại Hà Lan trong giai đoạn Thế chiến thứ 2. Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành tăng thêm 27% ở những người từng nhịn đói để giảm cân khi còn trẻ. Và nguy cơ này vọt lên 38% nếu đối tượng từng nhịn đói trong giai đoạn từ 10 đến 17 tuổi. 

Tác dụng phụ khi tiêm văcxin viêm não Nhật Bản

(Kiến Thức) - Viêm não Nhật Bản biểu hiện chính là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng phụ khi tiêm văcxin viêm não Nhật Bản
Hỏi: Tôi thấy thông tin về bệnh viêm não Nhật Bản nên rất lo lắng. Tôi muốn đưa con đi tiêm nhưng cũng rất sợ với các tai biến của văcxin. Xin cho biết, tiêm loại văcxin này có thể xảy ra tai biến gì? Biểu hiện của bệnh? - Nguyễn Thị Phương (Hưng Yên).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Học cách hài lòng về cuộc sống, bạn không cần tìm đến sự “khen ngợi” của những người xung quanh mới cảm thấy gia đình mình có nhiều thành tựu. Ngược lại, ông bà chăm cháu nói những điều này còn dễ tan cửa nát nhà.
Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ nhỏ cần giấc ngủ trưa vì ngủ nhiều sẽ giúp trẻ có thể phát triển tối ưu. Mặt khác, bộ não non nót của trẻ không thể thức trong khoảng thời gian quá dài mà cần giấc ngủ trong ngày để nghỉ ngơi.