Phạm nhân làm việc ở “biệt phủ” sông Kinh Thầy: Lãnh đạo Tổng cục VIII nói gì?

(Kiến Thức) - Trả lời về việc phạm nhân làm việc tại "biệt phủ" sông Kinh Thầy, lãnh đạo Tổng cục VIII cho biết do một số trại giam quá tải thì được phép đưa phạm nhân ra cơ sở sản xuất ngoài trại. 

Phạm nhân làm việc ở “biệt phủ” sông Kinh Thầy: Lãnh đạo Tổng cục VIII nói gì?

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc "biệt phủ" sông Kinh Thầy thách thức dư luận nhiều năm qua, Kiến Thức đã phát hiện việc Trại giam Hoàng Tiến đưa khoảng 100 phạm nhân đến ở, lao động tại cơ sở sản xuất hương – một trong những công trình được cho là vi phạm Luật đê điều, Pháp lệnh phòng chống lụt bão tại thôn Cậy Sơn (xã Hoành Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Dư luận đặt ra câu hỏi, vì sao Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng Cục VIII – Bộ Công an) lại có Quyết định số 04/C81-C85 cho phép trại giam Hoàng Tiến tổ chức giam giữ, quản lý lao động, dạy nghề cho phạm nhân tại cơ sở tư sản xuất tư nhân ngoài trại giam?
Trao đổi với PV việc phạm nhân làm việc tại "biệt phủ" sông Kinh Thầy, Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng – Tổng cục trưởng -Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Bộ Công an), việc trại giam Hoàng Tiến đưa một số phạm nhân đến học tập, lao động sản xuất tại cơ sở sản xuất hương đã được Tổng cục cho phép.
Pham nhan lam viec o
Một phần khuôn viên "biệt phủ" nằm trên hành lang thoát lũ sông Kinh Thầy. 
“Một số trại giam quá tải, ví dụ như một m2 mà 2 phạm nhân quá tải thì được cho phép đưa phạm nhân ra cơ sở sản xuất ngoài trại giam. Tuy nhiên, tinh thần là ra học nghề và lao động với điều kiện cơ sở ấy phải xây dựng khu giam giữ như trại giam”, Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng cho hay.
Khi PV đề cập đến việc, Đại tá Nguyễn Hữu Ấm – Giám thị trại giam Hoàng Tiến cho biết, hiện Tổng cục VIII khoán cho trại giam Hoàng Tiến một năm phải phải nộp một số tiền. Nếu không hoàn thành là không được thi đua nên dù cao vẫn phải phấn đấu. Bởi vậy, trại giam Hoàng Tiến có phương châm, bất biết ai thuê, mang hàng đến là làm hết, nếu đưa phạm nhân ra ngoài làm thì phải xin ý kiến Tổng cục, Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng nói rằng: “ Không phải như thế mà đây thực ra là tổ chức lao động, dạy nghề ở điểm đó. Đó là việc liên doanh giữa trại giam với công ty”.

Trước đó, đại tá Nguyễn Hữu Ấm - Giám thị Trại giam Hoàng Tiến khi làm việc với Kiến Thức cho biết, việc đưa các phạm nhân đang thụ án tại Trại giam Hoàng Tiến xuống làm việc tại cơ sở sản xuất hương đã được Tổng cục VIII (Bộ Công an) cho phép. Trại giam Hoàng Tiến cũng đã có hợp đồng với Công ty TNHH Phương Thúy để đưa phạm nhân xuống làm việc tại cơ sở sản xuất hương này.

Theo những văn bản và tài liệu PV được Giám thị trại giam Hoàng Tiến cho tiếp cận thể hiện, ngày 16/5/2015, Trưởng khu sản xuất tại Kinh Môn thuộc Trại giam Hoàng Tiến đã có giấy đề xuất. Ngày 25/12/2015, Trại giam Hoàng Tiến có công văn đề nghị Tổng cục VIII cho tổ chức phạm nhân lao động tại điểm lẻ ngoài trại giam.

Ngày 4/1/2016, Tổng cục VIII có Quyết định số 04/C81-C85 cho phép trại giam Hoàng Tiến tổ chức giam giữ, quản lý lao động, dạy nghề cho phạm nhân tại cơ sở Phương Thúy (theo lời đại tá Ấm thì công ty Phương Thúy với Công ty Sơn Nga tuy 2 mà 1 – PV).

Đại tá Nguyễn Hữu Ấm cũng cho hay: “Trước đây, chúng tôi cho phạm nhân đi làm thuê tại toàn bộ các khu lò vôi, than dọc bến sông đó. Tuy nhiên, đến năm 2010, 2011 nhận thấy công việc đó nguy hiểm, vất vả nên chúng tôi không cho đi làm than, làm vôi thuê nữa mà cho các phạm nhân làm trong nhà xưởng. Do vậy, chúng tôi vận động các công ty, cơ sở sản xuất ai có hàng thì mang đến cho phạm nhân làm thuê hoặc ai có nhà xưởng thì chúng tôi đưa phạm nhân đi làm thuê".

Theo ông Ấm, đơn vị hiện có hơn 100 hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong đó có hợp đồng đưa phạm nhân đến làm tại cơ sở sản xuất hương, vàng mã tại cơ sở tại thôn Cậy Sơn (xã Hoành Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) - nơi tồn tại "biệt phủ" trên hành lang thoát lũ sông Kinh Thầy.

Lạ lùng phạm nhân làm việc trong cơ sở sản xuất “biệt phủ” sông Kinh Thầy

(Kiến Thức) - Không chỉ bức xúc vì "biệt phủ" sông Kinh Thầy tồn tại nhiều năm không bị xử lý, người dân còn rất ngạc nhiên khi thấy phạm nhân lao động tại cơ sở sản xuất trong khu vực này. Vậy thực hư việc này thế nào?

Lạ lùng phạm nhân làm việc trong cơ sở sản xuất “biệt phủ” sông Kinh Thầy

Biệt phủ “khủng” sông Kinh Thầy thách thức dư luận là của ai?

(Kiến Thức) - Trên diện tích hàng nghìn m2 cấp phép bến bãi ven sông Kinh Thầy (Hải Dương) bỗng dưng mọc lên “biệt phủ” và nhiều công trình, nhà xưởng trái phép. Gần chục năm qua, công trình này ngang nhiên thách thức pháp luật, dư luận...

Biệt phủ “khủng” sông Kinh Thầy thách thức dư luận là của ai?
Ghi nhận của PV Kiến Thức về công trình “biệt phủ” sông Kinh Thầy, toàn bộ quần thể công trình kiến trúc “khủng” nằm ngoài đê tả sông Kinh Thầy (dài tới 8km), tiếp giáp ngay sát mép sông.
Các công trình gồm 3 dãy nhà chính xây dựng theo kiểu nhà cấp 4 mái thái. Mặt trước căn nhà hướng ra sông Kinh Thầy có diện tích sân được đổ bê tông kiên cố rộng đến cả trăm m2. Xung quanh căn nhà là khu vườn cây ăn quả, cây cảnh và hệ thống tường bao chắc chắn. Một con đường được mở từ mặt đê dẫn thẳng vào sân căn nhà được đổ bê tông rộng rãi.

“Biệt phủ” sông Kinh Thầy: Chính quyền có “nhắm mắt làm ngơ”?

(Kiến Thức) - Phát hiện sớm sai phạm về "biệt phủ" sông Kinh Thầy từ năm 2011-2012, UBND xã Hoành Sơn nhanh chóng vào cuộc đình chỉ công trình. Tuy nhiên, "chủ nhân biệt phủ" cứng đầu không chấp hành và tới nay sự việc vẫn chưa được xử lý triệt để...

“Biệt phủ” sông Kinh Thầy: Chính quyền có “nhắm mắt làm ngơ”?
Sự việc “biệt phủ” sông Kinh Thầy tồn tại đã nhiều năm, thế nhưng không được xử lý triệt để, gây ảnh hưởng đáng kể tới hành lang thoát lũ con sông này. Điều đó khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về việc có hay không chuyện chính quyền “nhắm mắt làm ngơ” bỏ qua mọi vi phạm cho doanh nghiệp?
“Biet phu” song Kinh Thay: Chinh quyen co “nham mat lam ngo”?
 Một phần công trình kiên cố nằm trong khu vực hành lang thoát lũ sông Kinh Thầy.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.