Petrovietnam về đích sớm

Petrovietnam liên tục về đích sớm các chỉ tiêu SXKD, tạo đà hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng năm 2023, nhằm đóng góp nhiều hơn nữa, hỗ trợ cho nền kinh tế đất nước.

Tháng 11 vừa qua, mặc dù điều kiện sản xuất, kinh doanh tiếp tục khó khăn, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm dầu khí sụt giảm mạnh, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) liên tục về đích sớm các chỉ tiêu SXKD, tạo đà hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng năm 2023, nhằm đóng góp nhiều hơn nữa, hỗ trợ cho nền kinh tế đất nước.
Thông tin tại cuộc họp giao ban thường kỳ tháng 12/2023 của Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng với lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn ngày 5/12 cho thấy nền kinh tế toàn cầu, thực tế tình hình vĩ mô, thị trường đều khó khăn hơn rất nhiều so với dự báo, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của Petrovietnam, phản ánh qua 2 chỉ số quan trọng của Tập đoàn là huy động điện giảm đến 14,6%, huy động khí giảm 8,4%. Bên cạnh đó, thị trường năng lượng diễn biến bất lợi, giá dầu thô thế giới giảm mạnh. Trong tháng 11, giá dầu thế giới đã có tuần thứ 5 giảm giá liên tiếp kể từ giữa tháng 10. Tính trung bình 11 tháng giá dầu giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2022. Các loại sản phẩm xăng dầu trong tháng 11 giảm từ 1% - 9% so với trung bình tháng 10. Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2022, ngoại trừ dầu FO, giá các sản phẩm còn lại đều giảm từ 2-12%. Đáng chú ý, mức giá tháng 11 năm nay của tất cả các sản phẩm đều thấp hơn mức trung bình của năm 2022. Giá urê cũng giảm mạnh, lũy kế từ đầu năm đến nay trung bình giảm hơn 22%, nhu cầu trong nước và xuất khẩu thấp, tiêu thụ khó khăn. Đặc biệt, trong tháng 11 cầu thị trường rất thấp nên tồn kho các sản phẩm lọc dầu, phân bón ở mức cao.
Petrovietnam ve dich som
 Petrovietnam về đích sớm các chỉ tiêu sản lượng khai thác và tài chính năm 2023
Trong bối cảnh chịu tác động rất tiêu cực của các yếu tố khách quan, thị trường, với sự quyết liệt triển khai công tác quản trị xuyên suốt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cụ thể từ những ngày đầu năm; cùng với các thể chế, chính sách dần được hoàn chỉnh giúp Petrovietnam duy trì nhịp độ SXKD, đạt được kết quả tích cực.
Tháng 11, các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu của Petrovietnam đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức 2,7-72,7% so với kế hoạch. Đặc biệt, từ hiệu quả của các giải pháp duy trì sản lượng và gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu thô tháng 11 đạt 0,86 triệu tấn, vượt 9,8% KH tháng, tăng 1,7% so với thực hiện tháng 10 (trong đó, khai thác dầu thô trong nước tăng 2,7%); Điện từ PV Power tăng 4%; NPK tăng 95,1%; polypropylen tăng 7,2% so với tháng 10. Nhiều chỉ tiêu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022 (xăng dầu tăng 4,1%, urê tăng 4,6%, NPK tăng 3,2 lần, LPG tăng 3,6%, polypropylen tăng 12%).
Lũy kế 11 tháng, ngoại trừ chỉ tiêu NPK (đạt 76%), sản xuất khí (đạt 95,5%) và sản xuất điện (đạt 97,6%) chủ yếu do các nguyên nhân khách quan, các chỉ tiêu sản xuất còn lại của Tập đoàn đều vượt từ 2,3 - 28% so với KH.
Các chỉ tiêu tài chính tiếp tục vượt mức cao. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn trong tháng 11 đạt 89 nghìn tỷ đồng, vượt 59% KH tháng, tăng 2% so với tháng 10; Nộp NSNN toàn Tập đoàn tháng 11 đạt 13,1 nghìn tỷ đồng, vượt 84% KH tháng. Qua 11 tháng, Tập đoàn đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính cả năm 2023, về đích sớm 1,5-5 tháng so với KH và vượt mức KH cả năm 7-81%. Lũy kế 11 tháng, Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 833,6 nghìn tỷ đồng, vượt 34% so với KH 11 tháng, vượt 23% KH năm; nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 134 nghìn tỷ đồng, vượt 86% KH 11 tháng và vượt 71% so với KH năm. Dự báo hết năm 2023, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao so với năm 2022, đặc biệt là chỉ tiêu đầu tư có nhiều khởi sắc, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ, cùng các chỉ tiêu khác như sản xuất điện, xăng dầu, urê Cà Mau, NPK Cà Mau, LPG, polypropylen…
Các công tác khác tiếp tục được triển khai tích cực. Tập đoàn đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số và ERP; kiên trì tái tạo văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu “Tái tạo văn hóa đi trước, củng cố, tạo đà cho tái tạo kinh doanh”. Có 5 doanh nghiệp thuộc Petrovietnam được trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” do Hội đồng Quốc gia xét duyệt. Đến nay, Petrovietnam cùng với 11 đơn vị thành viên đã được trao chứng nhận này, trong tổng số 54 doanh nghiệp được chứng nhận trên cả nước. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến hết tháng 11/2023, Petrovietnam đã hỗ trợ công tác an sinh xã hội với tổng kinh phí đạt 217,5 tỷ đồng. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings vừa có báo cáo đánh giá lại xếp hạng tín nhiệm Petrovietnam với nhiều chỉ tiêu tích cực hơn so với lần đánh giá trước đó.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Petrovietnam cũng nhận diện nhiều khó khăn rất lớn đã diễn ra và sẽ tiếp diễn trong năm 2024 như việc duy trì sản lượng khai thác trong điều kiện đà suy giảm sản lượng tự nhiên lớn ở nhiều mỏ chủ lực; tiêu thụ khí, điện khó khăn do huy động thấp và liên tục sụt giảm mạnh, cầu thị trường yếu; động lực với việc tăng giá dầu không nhiều dẫn đến tác dụng của việc OPEC+ cắt giảm sản lượng không còn được như trước, nguồn cung ngoài OPEC có xu hướng tăng, kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp.
Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng chỉ đạo, toàn Tập đoàn tiếp tục nỗ lực, tận dụng các cơ hội thị trường để phấn đấu cao nhất cho mục tiêu quản trị đề ra, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng doanh thu để mở rộng quy mô, tạo điều kiện cho dịch chuyển, tái cấu trúc mô hình kinh doanh. Phối hợp tích cực với các cơ quan liên quan trong việc trình sửa đổi Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, xây dựng Chương trình dầu khí trên Biển Đông; Tập trung tăng tối đa sản lượng khai thác dầu, tìm kiếm giải pháp, động lực cho việc duy trì sản lượng và gia tăng trữ lượng, trong đó đặc biệt là tập trung triển khai các dự án đưa vào khai thác năm 2024, các dự án trọng điểm như Lô B, Ô Môn 3, Ô Môn 4; Tăng cường công tác nhận định, dự báo cung cầu, tồn kho và năng lực sản xuất, tận dụng cơ hội gia tăng hoạt động sản xuất các sản phẩm lọc hóa dầu; rà soát, đánh giá, dự báo về huy động khí, điện, thúc đẩy các giải pháp về thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch năm 2024 được HĐTV Tập đoàn phê duyệt, các đơn vị thiết kế giải pháp cho thực hiện mục tiêu được giao…, trong đó cần nhìn lại những kết quả đạt được, các tồn tại để hoàn thiện các giải pháp quản trị, điều hành trong năm 2024. 

Petrovietnam: Khai thác dầu thô, sản xuất xăng dầu tăng trưởng ấn tượng

Petrovietnam cho biết: Kết quả sản xuất kinh doanh tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 của Petrovietnam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng.

Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí, điện, xăng dầu, đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH của đất nước.

Tự hào 62 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: Petrovietnam về đích sớm nhiều chỉ tiêu sản lượng và tài chính

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không ngừng nỗ lực, triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2023 trong bối cảnh gặp nhiều thách thức để hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng.

Năm 2023 tiếp tục phải đối diện với những khó khăn kéo dài từ thời kỳ dịch bệnh, đồng thời cũng xuất hiện nhiều “cơn gió ngược”. Trong đó có hai “cơn gió ngược” rất nổi trội và tác động mạnh đến kinh tế vĩ mô. Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới và các nền kinh tế lớn dẫn tới sự phân mảnh và tác động rất lớn đến cầu của toàn cầu. Thứ hai là lạm phát và lãi suất, đối với Việt Nam đây là một “cơn gió ngược” khá lớn bởi Việt Nam cố gắng duy trì mức lạm phát thấp dưới 4% và lãi suất thấp như hiện nay, điều này lại đang ngược với thế giới khi hiện nay các nền kinh tế trên thế giới đang dùng lãi suất cao để kiểm soát lạm phát.
Tu hao 62 nam ngay Truyen thong nganh Dau khi Viet Nam: Petrovietnam ve dich som nhieu chi tieu san luong va tai chinh
 Lãnh đạo Tập đoàn tôn vinh, khen thưởng các Ban chuyên môn đóng góp vào thành tích về đích sớm các chỉ tiêu sản lượng, tài chính năm 2023
Trong khi đó, không chỉ Petrovietnam mà ngành dầu khí và lĩnh vực năng lượng nói chung phải đối mặt với những khó khăn lớn, đó là xu hướng về dịch chuyển năng lượng và bất ổn trong cung cầu, giá cả. Giá các sản phẩm năng lượng suy giảm mạnh so với năm 2022, trong đó giá dầu thô giảm 17-38%, giá phân bón giảm 25-30%, biên lợi nhuận lọc hóa dầu suy giảm 24-26%.

Đọc nhiều nhất

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Sau gần 9 tháng khẩn trương thi công, cho đến nay, Liên danh Samsung C&T Corporation - Tổng Công ty Lắp máy VN (LILAMA) đã hoàn thành 66% tiến độ tổng thể gói thầu EPC dự án NM nhiệt điện Nhơn Trách 3 và Nhơn Trạch 4.
Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

(Kiến Thức) - Phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Corona, mang đến không gian mua sắm an toàn, tiện nghi cho khách hàng, toàn bộ hệ thống 79 Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom đã và đang triển khai các biện pháp quyết liệt. 

Tin mới