Petrovietnam tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng “2 con số”

Với kết quả sản xuất kinh doanh 11 tháng cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) quyết tâm thực hiện kế hoạch quản trị năm 2024 và tạo động lực cho mục tiêu tăng trưởng trên 10% năm 2025.

Petrovietnam vừa họp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11 tháng năm 2024 và tập trung cho các quyết sách hoàn thành kế hoạch cả năm.
Trong tháng 11, các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch HĐTV giao từ 1,3-15,1%. So với cùng kỳ năm 2023, có 5/9 chỉ tiêu tăng trưởng: Khai thác khí, sản xuất điện, LPG, Condensate, NPK. Tập đoàn cũng hoàn thành vượt kế hoạch 6/6 chỉ tiêu tài chính từ 2-57% trong tháng 11, về đích trước từ 3 - 5 tháng.
Tính chung 11 tháng, các chỉ tiêu của Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 0,1-17,1%. So với cùng kỳ năm 2023, Petrovietnam có 4 chỉ tiêu tăng trưởng là sản xuất Urea, NPK, điện, xăng dầu (không gồm NSRP).
Dựa trên kết quả sản lượng 11 tháng năm 2024 và công suất hoạt động thực tế, Tập đoàn đánh giá, dù chịu tác động xấu từ thị trường nhưng các các khối sản xuất đều có khả năng hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024.
Petrovietnam tang toc cho muc tieu tang truong “2 con so”
Petrovietnam tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng “2 con số” 
Công tác an sinh xã hội luôn được Tập đoàn chú trọng với tổng giá trị các hoạt động đạt 580,6 tỷ đồng, trong đó tập trung vào hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, hỗ trợ chương trình giáo dục, y tế, vì người nghèo, thiên tai, bão, lũ... Đặc biệt, công tác tái thiết thôn Kho Vàng (Lào Cai) đang được Petrovietnam tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai, phấn đấu để người dân Kho Vàng về nhà mới trước 20/12, ghi nhận ý nghĩa lớn trong hoạt động an sinh xã hội của Tập đoàn.
TGĐ Petrovietnam Lê Ngọc Sơn cho rằng, điểm sáng trong bức tranh chung là Tập đoàn nỗ lực hoàn thiện thể chế, chỉ số sản xuất kinh doanh cơ bản đều ghi nhận sự tăng trưởng, tháo gỡ cho các dự án khó khăn. Năm 2025, Tập đoàn cần nhận diện những rủi ro, thách thức để xây dựng kịch bản ứng phó, đồng thời tìm kiếm động lực tăng trưởng cho các mặt sản xuất kinh doanh, tận dụng cơ hội, triển khai đồng bộ các giải pháp.
Còn theo ông Trần Quang Dũng, Phó Bí thư TT Đảng ủy Tập đoàn, công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy và tái cơ cấu doanh nghiệp tinh gọn, nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng để Petrovietnam về đích năm 2024 và chuẩn bị đà tăng trưởng cho năm 2025. Ông đề nghị các ban đầu mối theo phân công triển khai thực hiện tốt tổng kết thực hiện NQ 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh một điểm sáng khác của Tập đoàn trong năm 2024 là đã quản trị và điều hành SXKD hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất doanh thu toàn Tập đoàn 11 tháng năm 2024 đạt 903.843 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2023, đang hướng tới mục tiêu vượt 1 triệu tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 11 tháng đạt 140.473 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Petrovietnam đang chiếm gần 45% tổng lợi nhuận trước thuế của 19 Tập đoàn, Tổng công ty do ỦB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý. Trong 11 tháng 2024, giá trị giải ngân đầu tư của Tập đoàn đạt 29.741 tỷ đồng, đạt 60,5% kế hoạch năm 2024, tăng 93,2% so với cùng kỳ và cao hơn mức giải ngân đầu tư công cả nước (54,8%). Đây là những "con số biết nói" về tổng doanh thu, lợi nhuận, đầu tư, nộp ngân sách Nhà nước trong 11 tháng qua và ước thực hiện cả năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá rất cao chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi của Petrovietnam. Quá trình này đúng với kịch bản Tập đoàn đề ra là đẩy nhanh E&P và các lĩnh vực khác để lấy nguồn lực chuyển đổi sang “xanh và bền vững”, giúp Tập đoàn phát triển lâu dài với những dư địa mới.
Để hoàn thành mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu đề ra năm 2024 và tạo đà cho năm 2025, Petrovietnam cần tập trung các động lực mới ở lĩnh vực năng lượng gồm: điện, LNG, xăng dầu, điện gió ngoài khơi. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đưa các dự án mới vào hoạt động, giải quyết vấn đề tại các dự án khó khăn để tạo ra doanh thu, dòng tiền mới; nâng cao năng suất, công suất, hiệu suất các hoạt động dầu khí thông qua đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ; tích cực đẩy mạnh kinh doanh, hợp tác quốc tế, tận dụng thời cơ và cơ hội để phát triển; thúc đẩy xây dựng văn hóa làm việc khẩn trương, hiệu quả.
Tính đến hiện tại, Tập đoàn có dòng tiền kinh doanh dương, sản lượng tăng, tích lũy cao hơn so với đầu kỳ. Từ đó, cho thấy tiềm năng của năm 2025. Trong năm tới, Thủ tướng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%. Kinh tế vĩ mô tăng trưởng với mục tiêu cao vừa tạo cơ hội, vừa đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhà nước then chốt như Petrovietnam. Trong bối cảnh đó, Petrovietnam cần xây dựng mục tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước để góp phần hiện thực hóa mục tiêu của đất nước”
Trước tình hình giá dầu dự báo biến động năm 2025, Petrovietnam đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm tới chính là tập trung cho công tác quản trị. Từ việc các nhà máy đã hoàn thành bảo dưỡng trong năm 2024, điều này sẽ tạo cơ sở, tiền đề để hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn duy trì liên tục, có dư địa tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thể chế, chính sách sẽ mở đường và tạo dư địa tăng trưởng nhiều hơn cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
“Kế hoạch năm 2025 phải đặt mục tiêu tăng trưởng “2 con số”, trên 10%. Trên cơ sở hoạch định các số liệu liên quan, nhận diện rủi ro, xây dựng kịch bản tương ứng, đồng bộ mục tiêu của Đại hội Đảng các cấp với mục tiêu phát triển, tăng trưởng của Tập đoàn. Qua đó, xây dựng, ban hành kế hoạch, chương trình hành động kịp thời, phù hợp”, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam quán triệt.
Khẳng định động lực lớn nhất trong công tác quản trị là yếu tố con người. Việc triển khai sắp xếp, tinh gọn, đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn tới nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, tạo động lực phát triển mới trong Tập đoàn.
Vai trò then chốt của công tác nhân sự, cần phải nghiên cứu, tính toán để bổ nhiệm những người có năng lực, có trách nhiệm, tất cả vì mục tiêu chung là sự phát triển bền vững của Petrovietnam. 

Con đường để Petrovietnam trở thành TĐ Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia

Đồng hành cùng thăng trầm trong tiến trình lịch sử đất nước, các thế hệ “những người đi tìm lửa” với bản lĩnh, trí tuệ đã quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp Dầu khí, mà chủ lực là Petrovietnam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, kinh tế.

Đồng hành cùng những thăng trầm trong tiến trình lịch sử đất nước, các thế hệ “những người đi tìm lửa” với bản lĩnh, trí tuệ, sự kiên trì đã quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp Dầu khí, mà chủ lực là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) hoàn chỉnh và đồng bộ, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh lương thực và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Khẳng định vị thế của một tập đoàn kinh tế trụ cột, đầu tàu, tiên phong trong nền kinh tế quốc dân.
Con duong de Petrovietnam tro thanh TD Cong nghiep - Nang luong Quoc gia
Petrovietnam làm chủ được những công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên giới 
Petrovietnam đã có những bước tiến thần tốc. Từ vị trí người học việc, người làm thuê nay đã làm chủ được những công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên giới, có những thành tựu kỹ thuật to lớn, làm thay đổi cả kiến văn về cấu tạo địa chất mỏ dầu trên thế giới. Chúng ta đã xây dựng được một ngành dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ, khép kín từ tìm kiếm, thăm dò khai thác, đến tàng trữ, vận chuyển và chế biến sâu.

Petrovietnam: Đổi mới tổ chức bộ máy - tái cơ cấu doanh nghiệp

Petrovietnam xác định nhiệm vụ cấp bách là tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và tái cơ cấu doanh nghiệp tinh gọn, tạo xung lực mới đưa TĐ phát triển vươn tầm trở thành TĐ Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia.

“Đổi mới” mạnh mẽ tại Petrovietnam
Giai đoạn 2015-2020 có thể nói là khó khăn nhất đối với Petrovietnam trong lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển. Liên tiếp các cuộc khủng hoảng giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là cuộc “khủng hoảng kép” do tác động của dịch Covid-19 và giá dầu xuống thấp, cùng với những khó khăn thách thức trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, đầu tư… đã giáng những đòn mạnh vào hoạt động của Tập đoàn; tâm tư, tình cảm của người lao động bị ảnh hưởng; uy tín hình ảnh, thương hiệu của Petrovietnam bị giảm sút. Thực tế đó đòi hỏi Petrovietnam phải có một cuộc “cải tổ” để tạo động lực, một luồng sinh khí mới nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của ngành Dầu khí.

Đọc nhiều nhất

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Sau gần 9 tháng khẩn trương thi công, cho đến nay, Liên danh Samsung C&T Corporation - Tổng Công ty Lắp máy VN (LILAMA) đã hoàn thành 66% tiến độ tổng thể gói thầu EPC dự án NM nhiệt điện Nhơn Trách 3 và Nhơn Trạch 4.
Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

(Kiến Thức) - Phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Corona, mang đến không gian mua sắm an toàn, tiện nghi cho khách hàng, toàn bộ hệ thống 79 Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom đã và đang triển khai các biện pháp quyết liệt. 

Tin mới