Petec lỗ 66 tỷ đồng bán niên 2020, kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP (Petec, UPCoM: PEG) vừa mới công bố BCTC bán niên 2020 với mức lỗ ròng 66 tỷ đồng, ngoài ra còn nhận về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán.

Trong nửa đầu năm 2020, PEG ghi nhận doanh thu thuần giảm 37% về mức 1.356 tỷ đồng. Lãi gộp thu về ở mức 27 tỷ đồng. Doanh thu tài chính xấp xỉ cùng kỳ ở mức 1,8 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng gấp đôi lên 2,3 tỷ đồng.

Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhưng vẫn là gánh nặng của Công ty khi chiếm đến 93 tỷ đồng. Điều này khiến Petec lỗ đến 66 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020.

Petec lo 66 ty dong ban nien 2020, kiem toan vien dua ra y kien ngoai tru
Nguồn: BCTC hợp nhất bán niên 2020 của Petec.  

Bên cạnh đó, BCTC của Petec cũng ghi nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. Theo như thuyết minh, PEG đang ghi nhận khoản phải thu khác từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), liên quan khoản lỗ lũy kế đến ngày 18/5/2011 (thời điểm chính thức chuyển sang CTCP) với số tiền gần 170 tỷ đồng.

Khoản phải thu này phát sinh từ việc xác định phần vốn Nhà nước tại ngày 18/5/2011 nhưng chưa được PVN và các cơ quan Nhà nước có liên quan phê duyệt quyết toán.

Do đó, đơn vị kiểm toán chưa có đủ thông tin về giá trị sẽ được quyết toán và khoản chênh lệch (nếu có) so với giá trị ghi nhận trên khoản mục này, và không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu này hay không.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, tại ngày 24/10/2017, Kiểm toán Nhà nước ra thông báo về việc truy thu thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2015-2016 tại Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (UPCoM: OIL), trong đó số tiền truy thu đối với PEG gần 14 tỷ đồng.

Theo đó, đến ngày 14/11/2017, OIL đã có văn bản giải trình về việc truy thu thuế bảo vệ môi trường. Trong năm 2018, OIL lại tiếp tục gửi công văn kiến nghị liên quan đến vấn đề trên. Đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán này, khoản tiền truy thu thuế bảo vệ môi trường chưa được hạch toán do phải chờ kết quả từ OIL.

Ngoài ra, tại ngày 30/6/2020, giá trị các khoản nợ ngắn hạn của PEG đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 239 tỷ đồng, trong đó khoản phải trả cho Công ty mẹ (PVN) là 527 tỷ đồng. Khả năng duy trì việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của Công ty tùy thuộc vào khả năng tiếp tục tài trợ hoặc gia hạn các khoản nợ phải trả của Công ty mẹ và các bên liên quan.

Ban Giám đốc tin tưởng vào khả năng tiếp tục thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng nguồn vốn tài trợ từ Công ty mẹ và các bên liên quan. Vấn đề này không liên quan đến ý kiến kiểm toán của đơn vị kiểm toán.

Đến lượt VietinBank xử lý khoản nợ hàng trăm tỷ của Beton 6

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có thông báo xử lý khoản nợ của CTCP Beton 6 (BT6).

Theo đó, dư nợ tạm tính đến 28/7/2020 của Beton 6 tại VietinBank là 256,78 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 188 tỷ đồng, lãi trong hạn 47.4 tỷ đồng, lãi phạt quá hạn 21 tỷ đồng.

VietinBank không đưa ra mức giá bán cụ thể mà để cá nhân hoặc tổ chức gửi hồ sơ chào mua ghi rõ giá.

Trước đó, vào tháng 11/2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cũng đã rao bán khoản nợ của CTCP Beton 6, công ty có liên quan đến ông Trịnh Thanh Huy (cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan).
Den luot VietinBank xu ly khoan no hang tram ty cua Beton 6
 

Beton 6 là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường. Năm 2019, Beton 6 lỗ ròng 82 tỷ đồng nhưng chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 do đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.

Còn theo báo cáo tài chính kiểm toán 2018, Beton 6 ghi nhận khoản khoản lỗ gần 323 tỉ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 31/12/2018 đạt 342,5 tỉ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty đạt hơn 938 tỉ đồng, giảm 27% so với cuối năm 2017. Trong đó bao gồm 562,6 tỉ đồng tài sản ngắn hạn (giảm 36%) và hơn 375 tỉ đồng tài sản dài hạn.

Khoản phải thu ngắn hạn ở mức 385 tỉ đồng, giảm 9%; dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 164 tỉ đồng.

Đáng chú ý, Beton 6 ghi nhận tới 393 tỉ đồng nợ quá hạn từ 6 tháng đến trên 3 năm tính đến thời điểm cuối năm 2018.

Về tình hình vay nợ, số dư nợ ngắn hạn của Beton 6 đạt 358 tỉ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2017. Trong đó vay VietinBank 188 tỉ đồng, Vietcombank 64 tỉ đồng, Eximbank 63 tỉ đồng và Ngân hàng Quốc dân (NCB) 30 tỉ đồng. Nợ dài hạn giảm từ 18 tỉ đồng xuống 4 tỉ đồng.

Vì sao sau kiểm toán DXG hay họ FLC báo lãi giảm, TOP còn bị từ chối đưa ý kiến?

(Vietnamdaily) - Trong khi nhiều Báo cáo soát xét bán niên 2020 được các doanh công bố không có sự chênh lệch lớn khi có “bàn tay” kiểm toán thì một số doanh nghiệp phải ghi nhận lãi giảm nặng hoặc thậm chí thua lỗ…

Đại gia Đất Xanh chuyển từ lãi sang lỗ liên quan đến khoản thoái vốn LDG

Một ông lớn trong ngành xây dựng là CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đột ngột báo lỗ đến 488 tỷ đồng trong bán niên 2020 trong khi báo cáo tự lập có lãi đến 38 tỷ đồng, tương đương với việc kết quả kinh doanh của Đất Xanh “bốc hơi” hơn 500 tỷ đồng sau kiểm toán.

Tin mới