Ông Vũ Huy Hoàng: Sabeco do Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa quản lý

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khai không biết nhiều thông tin về doanh nghiệp này và dẫn các văn bản thể hiện, Sabeco do Vụ Công nghiệp nhẹ cùng Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa quản lý.
 
 

Ông Vũ Huy Hoàng: Sabeco do Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa quản lý
Ong Vu Huy Hoang: Sabeco do Thu truong Ho Thi Kim Thoa quan ly
Ông Vũ Huy Hoàng ngồi nghỉ trước khi vào tòa trong sáng 22/4. 
Ngày 22/4, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử bị cáo Vũ Huy Hoàngnguyên Bộ trưởng Bộ Công thương cùng các đồng phạm trong vụ án thất thoát 2.713 tỷ đồng.
Được gọi lên bục khai báo, ông Hoàng đứng không vững và được bị cáo Phan Chí Dũng – nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ đỡ, giúp lấy ghế. Ông Hoàng sức khỏe yếu nên được chủ tọa cho phép ngồi trình bày.
Theo truy tố, Sabeco lập liên doanh Sabeco Pearl để xây dựng dự án cao ốc, văn phòng tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (TPHCM) trong đó, Sabeco giữ 26% vốn; còn lại thuộc các công ty tư nhân gồm Attland (23%), Hà An (25,5%), Mê Linh (25,5%).
Ông Vũ Huy Hoàng và các cấp dưới tại Bộ Công Thương đồng ý việc này và UBND TPHCM cũng chấp thuận cho xây dựng trên khu đất. Tuy nhiên, đến năm 2016, các doanh nghiệp tư nhân đề nghị Sabeco thoái vốn khỏi liên doanh và được Sabeco cùng Bộ Công Thương đồng ý.
Như vậy, khu đất số 2-4-6 từ sở hữu nhà nước bị các công ty tư nhân thâu tóm với giá rẻ, gây thiệt hại 2.713 tỷ đồng. Trong vụ, bà Hồ Thị Kim Thoa – nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương bị xác định có trách nhiệm nhưng người này đã bỏ trốn.
Trình bày về vai trò của mình, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khai được giữ chức Bộ trưởng Bộ Công thương từ năm 2007 đến năm 2016, phụ trách công tác chiến lược, quy hoạch; công tác nội chính bao gồm tổ chức cán bộ, pháp chế, thi đua khen thưởng…
Theo bị cáo Hoàng, cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mới là người được phân công phụ trách công nghiệp nhẹ gồm thực phẩm, gỗ, giấy… và trong đó có Sabeco.
Về việc Sabeco thành lập liên doanh Sabeco Land năm 2007 để xây dựng tại khu đất 2-4-6, ông Vũ Huy Hoàng cho biết khi ông nhận chức Bộ trưởng, liên doanh này đã được thành lập.
Cựu Bộ trưởng khẳng định, do ông không trực tiếp phụ trách nên chỉ biết thông tin về Sabeco nếu cấp dưới báo cáo. Lần đầu tiên ông Hoàng nhận thông tin về Sabeco là vào năm 2013 khi khi bộ phận quản lý vốn nhà nước ở đơn vị này gửi văn bản xin thay thế nhà đầu tư của Sabeco Land, chuyển sang thành lập liên doanh Sabeco Pearl.
“Tôi cũng chỉ có duy nhất ý kiến vào văn bản này là Sabeco phải báo cáo Bộ trước khi lựa chọn nhà đầu tư. Tôi làm thế bởi muốn doanh nghiệp thay thế phải đảm bảo năng lực triển khai dự án chứ không như lần đầu để rồi bị dang dở” – ông Vũ Huy Hoàng nói.
Phía truy tố xác định, ông Vũ Huy Hoàng có chủ trì cuộc họp vào năm 2016, nội dung quyết định giá bán cổ phần, để Sabeco thoái vốn tại Sabeco Pearl. Hành vi này khiến khu đất số 2-4-6 bị chuyển từ sở hữu nhà nước sang tư nhân.
Về việc này, bị cáo Hoàng thừa nhận có chủ trì cuộc họp trên nhưng do lúc đó, Thứ trưởng phụ trách đi vắng. Ông Hoàng trình bày: “Cuộc họp này bàn về nhiều vấn đề trong đó có chủ trương cho Sabeco thoái vốn, chủ trương xây dựng trụ sở mới cho Sabeco trong trường hợp thoái vốn; không phải chỉ bàn về giá bán cổ phần”.
Cựu Bộ trưởng nói thêm, bản thân ông đồng tình việc Sabeco xây dựng văn phòng bởi trước đó, doanh nghiệp này chưa có trụ sở. “Rất đau xót khi hàng năm, Sabeco và các công ty con phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để thuê văn phòng. Tôi nghĩ tiết kiệm vài năm tiền thuê nhà là có trụ sở, lúc đó tiết kiệm cho cả nhà nước và Sabeco” – bị cáo Hoàng nói.
Đáng chú ý, phía truy tố xác định khu đất số 2-4-6 ban đầu chỉ xây dựng văn phòng nhưng sau đó được bổ sung thêm chức năng căn hộ. Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khai UBND TP.HCM có văn bản thể hiện nếu chỉ xây văn phòng sẽ không phù hợp quy hoạch nhưng đây là văn bản hướng dẫn, không có giá trị pháp lý. “Theo tôi, đến nay vẫn chưa có quyết định cho xây dựng căn hộ” – ông Hoàng nói.
Cũng tại tòa, bị cáo Phan Chí Dũng - nguyên Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương cho hay, chỉ nhận thức được Sabeco xây dựng văn phòng để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, không phải là đầu tư ngoài ngành. Vì vậy, ngay cả khi Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn nhà nước thoái vốn đầu tư ngoài ngành, ông vẫn đồng ý việc Sabeco xây văn phòng.

Sếp nữ Việt duy nhất được giữ lại ở HĐQT Sabeco là ai?

(Kiến Thức) - Nữ tướng Trần Kim Nga (sinh năm 1961, thường trú tại Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. HCM) là sếp Việt duy nhất nằm trong HĐQT Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB).

Sếp nữ Việt duy nhất được giữ lại ở HĐQT Sabeco là ai?
Mới đây, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) đã thông qua việc bổ nhiệm thành viên mới vào hội đồng quản trị (HĐQT) và ban điều hành.
Theo đó, ông Neo Gim Siong Bennett giữ chức phó tổng giám đốc. Ông Melvyn Ng Kuan Ngê và ông Teo Hong Keng đảm nhiệm vị trí tương tự, nhưng lần lượt phụ trách hoạt động bán hàng và kế toán - tài chính.
Tổng giám đốc Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev) – doanh nghiệp đại diện phần vốn của tỷ phú Thái Lan tại Sabeco, là bà Trần Kim Nga được bổ nhiệm tạm thời làm thành viên HĐQT. Như vậy, bà Trần Kim Nga là người Việt duy nhất nằm trong HĐQT Sabeco.
Theo Vietnam Finance, bà Trần Kim Nga, sinh năm 1961, thường trú tại Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Không chỉ đơn giản là Tổng giám đốc của VietBev, bà Nga còn được biết đến là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam.
Bà Trần Kim Nga - Tổng giám đốc Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev). Ảnh: website Sabeco.
Bà Trần Kim Nga - Tổng giám đốc Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev). Ảnh:  website Sabeco.
Ngoài trọng trách Tổng giám đốc tại F&B Alliance Việt Nam và VietBev, bà Nga còn đang đại diện và điều hành hàng loạt pháp nhân khác và phần lớn là các doanh nghiệp có liên quan đến tỷ phú Charoen tại Việt Nam như: Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thái Miền Bắc; Văn phòng đại diện Berli Jucker Public Company Limited tại TP. HCM, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thái Việt Nam, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Phú Thái Miền Trung, Công ty TNHH Lon nước giải khát TBC-Ball Việt Nam, Công ty TNHH Liên kết Thắng Lợi.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam là Công ty Cổ phần Đầu tư Nga Sơn (Nga Sơn). Với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông của Nga Sơn cũng là những cái tên thuần Việt: Trần Kim Nga (199,8 tỷ đồng; chiếm 99,9%); Nguyễn Hải Sơn (0,05%); Trần Thị Thanh Hương (0,05%).
Chính bà Nga là người đã nhượng lại 49% cổ phần Nga Sơn cho BeerCo – đơn thị thành viên của ThaiBev. Ít ngày sau, Nga Sơn đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam, tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên gần 682 tỷ đồng và bà Nga cũng nhanh chóng rút hoàn toàn khỏi cơ cấu sở hữu, dù vẫn giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện của công ty.
Theo báo Giao thông, tại Sabeco, thêm bà Nga mới được bẩu bổ sung, dàn lãnh đạo trong HĐQT hiện gồm 7 thành viên là ông Koh Poh Tiong (Chủ tịch HĐQT); Nguyễn Thành Nam; Bùi Ngọc Hạnh; Nguyễn Bích Đạt; Sunyaluck Chakajornwat; Tan Tiang Hing, Malcolm và bà Trần Kim Nga.
Các thành viên HĐQT trước bà Nga đều được giới thiệu và bầu trong ĐHCĐ bất thường tổ chức cuối tháng 4 vừa qua. Khi đó, đại hội cũng thông qua việc miễn nhiệm chủ tịch HĐQT với ông Võ Thành Hà và bầu ông Koh Poh Tiong thay thế vị trí này.

Trước đó, Sabeco cũng đã thay toàn bộ dàn Phó Tổng giám đốc ngay sau khi 3 đại diện của Thaibev tham gia HĐQT của doanh nghiệp này. Đó là ông Neo Gim Siong Bennett giữ chức Phó Tổng giám đốc, ông Teo Hong Keng giữ vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách Kế toán, Tài chính và hỗ trợ Sabeco và ông Melvyn Ng Kuan Ngee giữ chức Phó Tổng giám đốc phụ trách bán hàng của Sabeco.

Trước đó, hồi cuối tháng 3, ThaiBev đã gửi văn bản đến Bộ Công Thương và Chính phủ bày tỏ quan ngại về việc chưa được trực tiếp tham gia HĐQT và điều hành Sabeco dù đã sở hữu gần 54% cổ phần từ cuối năm 2017.

Ngay sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương xử lý kiến nghị của Thaibev về việc công ty này tham gia HĐQT và điều hành Sabeco.

Thương vụ Sabeco: Tỷ phú Thái Lan có “lách luật”? - VTC1


Tỷ phú Thái lại bỏ túi 515 tỷ đồng nhờ Sabeco

Vietnam Beverage - công ty liên quan đến tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi chuẩn bị “bỏ túi” 515 tỷ đồng nhờ được chia cổ tức của Sabeco.
 

Tỷ phú Thái lại bỏ túi 515 tỷ đồng nhờ Sabeco
Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán: SAB) vừa thông báo ngày 17/10 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tỷ lệ 15%.

“Sốc” với giá trị thật khu đất vàng bị bán rẻ của Sabeco

(Kiến Thức) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Sabeco, liên quan đến khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP HCM). 

“Sốc” với giá trị thật khu đất vàng bị bán rẻ của Sabeco
Theo đó, cơ quan điều tra áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 5 bị can gồm: Ông Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM, ngụ quận 1); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ngụ quận Phú Nhuận); Trương Văn Út (Phó trưởng Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường, ngụ quận Gò Vấp); Lê Văn Thanh (Phó chánh Văn phòng UBND TP HCM, ngụ quận 3); Nguyễn Thanh Chương (Trưởng Phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP HCM, ngụ quận 12).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.