Ông Võ Kim Cự xin thôi làm đại biểu Quốc hội

Sáng 25/4, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa xác nhận, ông Võ Kim Cự đã có đơn xin thôi Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông Võ Kim Cự xin thôi làm đại biểu Quốc hội
Sau khi có kết luận của Ban Bí thư về những sai phạm và hình thức kỷ luật, ông Võ Kim Cự đã có đơn xin thôi đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vì lí do sức khỏe.
đại biểu Quốc hội xin nghỉ vì lí do sức khỏe nên quy trình giải quyết, xem xét sẽ khác nếu bị Quốc hội bãi nhiệm.
Tuy nhiên, việc có cho ông Võ Kim Cự thôi tư cách đại biểu hay không thì phải đưa ra báo cáo Quốc hội xem xét quyết định.
Theo quy định, đại biểu có thể xin thôi làm nhiệm vụ và thẩm quyền chấp nhận thuộc về Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong thời gian Quốc hội không họp).
Ong Vo Kim Cu xin thoi lam dai bieu Quoc hoi
 Ông Võ Kim Cự xin thôi làm đại biểu Quốc hội.
Trả lời báo chí mới đây, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, thời điểm xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, tháng 4/2016, cả nước cũng đang tiến hành chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH Khóa XIV.
Ông Võ Kim Cự khi đó được MTTQ Việt Nam giới thiệu ứng cử với tư cách là đại diện của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Sau sự cố Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, ngay Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XIV, cũng đã có nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội cần xem xét tư cách ĐBQH của ông Võ Kim Cự.
Ngày 21/4, Ban Bí thư thống nhất 100% bằng phiếu kín, quyết định thi hành kỷ luật cách chức Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với ông Võ Kim Cự (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định).
Đồng thời, Ban Bí thư yêu cầu Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thi hành kỷ luật về hành chính tương ứng theo quy định.
Ban Bí thư kết luận, ông Võ Kim Cự, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh giai đoạn 2008 - 2016 và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010.
Ông Cự đã trực tiếp ký nhiều văn bản không đúng quy định trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư; giao và cho thuê mặt nước biển; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải không đúng quy định...; thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Dự án. Những vi phạm, khuyết điểm trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Ông Võ Kim Cự làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH

Trong phiên làm việc ngày 25/7 của Quốc hội, ông Võ Kim Cự được phê chuẩn làm thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

Ông Võ Kim Cự làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH
Trong phiên làm việc ngày 25/7, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu thay mặt Ủy ban Thường vụ QH khóa XIV báo cáo trước QH kết quả nhân sự Phó chủ nhiệm, ủy viên các Ủy ban và Hội đồng dân tộc của QH. Theo đó, có 34 cấp phó được phê chuẩn so với tiêu chuẩn tối đa 44 người như dự kiến.

Ông Võ Kim Cự từng ca ngợi về Formosa thế nào?

Sau khi không thể trốn tránh truyền thông, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh Võ Kim Cự đã trả lời báo chí về dự án Formosa.

Ông Võ Kim Cự từng ca ngợi về Formosa thế nào?
Tuy nhiên, dường như công luận chưa đồng tình với những giãi bày của ông về dự án này. Hãy cùng Tiền Phong ngược dòng thời gian về Hà Tĩnh 2 năm về trước để nghe ông Cự ca ngợi hết lời dự án Formosa ra sao.

Tổng Thư ký Quốc hội lý giải việc ông Võ Kim Cự tham gia UB Kinh tế

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ Nhất, chiều 29/7, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc trả lời nhiều câu hỏi liên quan ĐBQH Võ Kim Cự. 

Tổng Thư ký Quốc hội lý giải việc ông Võ Kim Cự tham gia UB Kinh tế
PV: Nhiều ý kiến vừa qua đề cập đến trách nhiệm của ông Võ Kim Cự - nguyên lãnh đạo Hà Tĩnh liên quan đến vụ Formosa. Quan điểm của ông như thế nào về việc phê chuẩn ông Võ Kim Cự vào Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội? Tổng Thư ký Quốc hội: Vừa qua đại biểu Quốc hội Võ Kim Cự tham gia vào Uỷ ban kinh tế của Quốc hội. Theo luật, đại biểu có quyền đăng ký vào bất cứ Uỷ ban nào của Quốc hội. Ông Võ Kim Cự là cử nhân tài chính, thạc sỹ quản trị kinh doanh. Với học vấn như vậy thì việc ông Cự tham gia Uỷ ban Kinh tế là phù hợp.
Tong Thu ky Quoc hoi ly giai viec ong Vo Kim Cu tham gia UB Kinh te
 Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Còn khi còn là người đứng đầu địa phương là tỉnh Hà Tĩnh thì có việc xảy ra việc cho doanh nghiệp Formosa thuê đất 70 năm. Việc này Thanh tra Chính phủ khi thanh tra xác định không đúng thẩm quyền địa phương và ông Cự nhận thấy việc sai của tỉnh. Sau đó UBND Hà Tĩnh có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc cho thuê đất thời hạn 70 năm. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH-ĐT xem xét xác định việc có đủ điều kiện hay không và khi các bộ ngành vào xem xét đánh giá có ý kiến đủ điều kiện. PV: Trường hợp ông Võ Kim Cự được phê chuẩn có ảnh hưởng gì không đến hoạt động giám sát của Uỷ ban Kinh tế nếu có liên quan đến dự án Formosa?
Tổng Thư ký Quốc hội: Quốc hội đã giao Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường trực tiếp giám sát vụ việc Formosa. Nếu sau này có giám sát vấn đề kinh tế thì Uỷ ban Kinh Tế sẽ có phân công và ông Cự sẽ không tham gia để đảm bảo khách quan. PV: Có ý kiến cho rằng cần xem xét tư cách của ông Võ Kim Cự? Báo cáo của Chính phủ gửi đến đại biểu Quốc hội có phản ánh đầy đủ thực tế hay không và các đại biểu có phản ánh gì?
Tổng Thư ký Quốc hội: Không có cơ sở để xác định không công nhận tư cách đại biểu của ông Võ Kim Cự. Sau này khi có quan chức năng có kết luận thì nếu có trách nhiệm mới xác định. Báo cáo của Chính phủ về sự cố môi trường miền trung đề cập khá đầy đủ, đánh giá rõ việc đầu tư, kiểm tra, quản lý khai thác, đánh giá tác động môi trường... Xác định 53 lỗi vi phạm của nhà thầu và Formosa đã cúi đầu nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD. PV: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Vậy việc giao cho một Uỷ ban giám sát về Formosa thì liệu có coi nhẹ sự cố Formosa? Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng: Đại biểu rất quan tâm vấn đề môi trường nói chung, trong đó có sự cố môi trường biển miền Trung. Quốc hội căn cứ vào chương trình chung và lựa chọn giám sát 2 chuyên đề. Với vấn đề môi trường biển miền Trung, Quốc hội giao Uỷ ban KH-CN-MT giám sát, báo cáo Thường vụ Quốc hội  và Quốc hội. Không thể đặt vấn đề coi trọng hay xem nhẹ nội dung này. Theo quy định của luật hoạt động giám sát thì giám sát Quốc hội có 5 cấp độ: Giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban, Đoàn ĐBQH và các ĐBQH. 5 cấp độ này tạo thành tổng thể hoạt động giám sát. Hoạt động nào cũng có địa vị pháp lý và hiệu quả của từng cấp độ. Tên cơ sở giám sát của Uỷ ban, Quốc hội sẽ có chủ trương, quyết định tiếp theo. Tôi mong rằng báo chí tiếp tục theo dõi, ủng hộ, đồng hành trong hoạt động giám sát./.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.