Ông Putin cáo buộc nước ngoài kích động kinh tế Nga

(Kiến Thức) - Trong cuộc họp báo thường niên diễn ra ngày 18/12, Tổng thống Putin cáo buộc các yếu tố nước ngoài kích động kinh tế Nga.

Theo đó, trong cuộc họp báo thường niên, Tổng thống Putin đã chia sẻ đôi điều về tình hình kinh tế đầy biến động của Nga hiện nay. Cụ thể, ông Putin cáo buộc rằng, các yếu tố nước ngoài đã khuấy động nền kinh tế Nga. Ngân hàng trung ương Nga (CBR) và chính phủ đang cân nhắc các biện pháp hợp lý để cải thiện tình hình.
Ong Putin cao buoc nuoc ngoai kich dong kinh te Nga
 Tổng thống Putin xuất hiện trong buổi họp báo thường niên ngày 18/12.
“Có nhiều câu hỏi được đặt ra với cả chính phủ và CRB về tính kịp thời và hiệu quả của các biện pháp này. Tuy nhiên, nhìn chung, các hành động đó hoàn toàn hợp lý và đi đúng hướng”, ông Putin phát biểu trước toàn thể hơn 1.200 phóng viên trong và ngoài nước. Đồng thời, ông hu vọng, mức lãi suất tiền gửi cơ bản mới mà CRB công bố gần đây (mức 17%) sẽ làm tình hình dịu xuống bởi vì nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh với các tình huống mới.
Ngoài ra, ông cho biết, giới chính quyền Nga sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn hóa tình hình kinh tế hiện nay. Theo lời ông, các biện pháp này cũng sẽ tương tự như hồi năm 2008.
“Chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp đã được đưa vào áp dụng vào hồi năm 2008 và tạo ra sự thành công rực rỡ. chúng tôi sẽ tập trung hỗ trợ người dân, những người cần nó nhất. Đồng thời, các biện pháp đó sẽ duy trì các kế hoạch liên quan tới khía cạnh xã hội (như lương hưu, lương cán bộ viên chức và vân vân) vận hành trôi chảy”m Tổng thống Putin nói,
Ông nhấn mạnh, nền kinh tế Nga sắp thoát khỏi tình hình ảm đạm và có xu hướng tăng trưởng. Trong trường hợp xấu nhất, Nga sẽ mất 2 năm mới có thể thoát ra khỏi.

Những thách thức đối với Vladimir Putin

- "Hãy nhìn các đối thủ của ông ấy xem. Tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác. Putin là đáng tin cậy nhất. Ông ấy là sự ổn định của chúng tôi".

"Giống như các bạn, tôi cũng định tối nay sẽ ngồi nghe lời chúc mừng năm mới của Tổng thống Boris Yeltsin nhưng mọi chuyện lại không xảy ra như vậy".

Đây là lời nói đầu tiên của Vladimir Putin với cương vị lãnh đạo đất nước trước toàn thể nhân dân Nga khi đồng hồ điện Kremlin điểm chuông chào thiên niên kỉ mới. Ngày 31/12/1999, vị Tổng thống già yếu Boris Yeltsin đã bước xuống và trao quyền lực vào tay vị Thủ tướng trẻ tuổi, ít được biết đến - Vladimir Putin.

Số phận đã chạm bàn tay kì diệu vào vị cựu sĩ quan tình báo KGB, đồng thời là cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Tuy nhiên ít ai có thể đoán trước được rằng ông lại tiếp tục chi phối chính trị Nga 12 năm sau đó.
Thủ tướng Vladimir Putin khi tuyên bố giành chiến thắng.
Thủ tướng Vladimir Putin khi tuyên bố giành chiến thắng.

Giờ đây, ở tuổi 59, ông Putin sắp quay lại điện Kremlin sau 4 năm làm Thủ tướng để đảm nhận vị trí Tổng thống với nhiệm kì 6 năm lần đầu tiên. Nhưng dù là hiện tại hay quá khứ của 12 năm trước, Putin chắc chắn vẫn phải đối mặt với không ít thách thức trên chính trường.

Sự tín nhiệm và các cuộc biểu tình

Sau khi lên thay Yeltsin, Putin được toàn thể nhân dân Nga chào đón. Sự tín nhiệm của ông ngày càng tăng. Năm 2004, ông hầu như không phải đối mặt với bất cứ đối thủ nào trong cuộc bầu cử bởi lãnh đạo các đảng đối lập đều cho rằng thử thách là một điều không cần thiết. Năm đó, ông đã dành chiến thắng đầy thuyết phục với 72% số phiếu.

Khi nhiệm kì thứ 2 kết thúc, Putin buộc phải rời khỏi điện Kremlin bởi theo Hiến pháp Nga khi đó, không ai được giữ chức vụ Tổng thống quá 2 nhiệm kì liên tiếp. Sự tín nhiệm lớn lao người dân dành cho ông đã đảm bảo chiến thắng của Dmitry Medvedev, người được Putin hậu thuẫn. Ông bước xuống và nhận lời mời làm Thủ tướng vào năm 2008.

Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 12/2011, Putin đã phải đối mặt với một cuộc biểu tình quy mô khi hàng chục nghìn người tuần hành trên đường phố Matxcova để yêu cầu bầu cử minh bạch và công bằng.

Thay đổi để tồn tại?

Fraser Cameron, giám đốc trung tâm phân tích các vấn đề châu Âu - Nga (Bỉ) nói: "Cơ bản là Nga cần phải thay đổi ở một số điểm. Nếu Putin thay đổi hệ thống của ông ấy thì cả cấu trúc quyền lực sẽ tê liệt. Tuy nhiên, nếu ông ấy không thay đổi thì các cuộc biểu tình sẽ nổ ra nhiều hơn nữa".

Kể cả với những người ngợi khen thành tựu của Putin trong 12 năm qua, họ cũng nhận ra rằng ông phải thay đổi để tồn tại.

"Putin đã làm cho đất nước ổn định. Ông ấy đã trả lại lòng tự trọng cho dân tộc. Kinh tế nước Nga cũng có nhiều tiến bộ trong thời gian ông nắm quyền", nhà phân tích người Đức Alexander Rahr nói, "Tuy nhiên, người Nga đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 2000 và ông ấy cũng cần thay đổi".

Theo giới chuyên gia, ông Putin sẽ tổ chức lại bộ máy Chính phủ nhưng vẫn còn quá sớm để nói chi tiết về vấn đề này.

"Chúng tôi có thể đoán được ai sẽ phải ra đi nhưng quá khó để biết ai sẽ là người thay thế. Tôi chờ đón một điều ngạc nhiên", Vladimir Slatinov thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị và Nhân đạo nói. Ông Slatinov cho biết thêm rằng 3 thành viên Nội các - Bộ trưởng Bộ Y tế và Phát triển Xã hội Tatyana Golikova, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Andrei Fursenko và Bộ trưởng Giao thông Igor Levitin có khả năng sẽ phải ra đi.

Sự ổn định

"Người Nga không có được cảm giác ổn định trong vòng 10 năm qua", Putin nói với truyền hình nhà nước trong một cuộc phỏng vấn sau khi lên nắm quyền thay ông Yeltsin, "Chúng tôi hi vọng sẽ có thể đảo ngược cảm giác đó".

Và sự "ổn định" đó chính là một trong những thành tựu mà Putin và những người ủng hộ cho là lớn nhất trong thời gian cầm quyền.

Nhiều người không tìm được một sự thay thế khả dĩ cho Vladimir Putin. Natalia I.Bazlova, một người Nga nói: "Tôi chia sẻ quan điểm của ông ấy nhưng hãy nhìn các đối thủ của ông ấy xem. Tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác. Putin là đáng tin cậy nhất. Ông ấy là sự ổn định của chúng tôi".

Bà Larisa Kirilova ở Lyubertsy cho biết trước khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000, nhà bà chẳng đủ ăn. Giờ đây bà đã có thể kiếm đủ sống bằng cách bán đồ gia dụng. Thế nên, "vì sao chúng ta phải đổi con chim trong tay lấy một con sếu trên bầu trời?"

Phương Thanh (theo RIA Novosti, New York Times)
[links()]

Lệnh trừng phạt tạo cơ hội mới cho kinh tế nước Nga

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng lệnh trừng phạt của phương Tây là cơ hội để nước Nga tăng cường sự độc lập của nền công nghiệp nội địa với nguồn cung nước ngoài.

Lệnh trừng phạt: cơ hội để tăng cường sự độc lập
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trả lời trước Quốc hội nước này cho biết, Nga có thể giảm thiểu sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ phương tây cũng như tăng cường sự độc lập của nền công nghiệp trong nước đối với nguồn cung cấp từ nước ngoài.

Chiêm ngưỡng cảnh đẹp ngã ba biên giới Nga-Trung Quốc-Triều Tiên

(Kiến Thức) - Một nhiếp ảnh gia giới thiệu bộ ảnh chân thực về khu vực ngã ba biên giới giữa Nga-Trung Quốc-Triều Tiên.

Biên giới Nga-Triều trải dài 19 Km.
 Biên giới Nga-Triều trải dài 19 Km.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.