Ông Phạm Phú Quốc chính thức bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

(Kiến Thức) - Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc. Hiện Quốc hội chỉ còn 481 đại biểu so với con số 494 từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV.

Chiều 3/11, Quốc hội đã tiến hành thủ tục bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc với tỷ lệ tán thành 89% (429/431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, 2 đại biểu không biểu quyết).
Nghị quyết nêu rõ ông Phạm Phú Quốc không trung thực trong báo cáo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân.
Ong Pham Phu Quoc chinh thuc bi bai nhiem dai bieu Quoc hoi
 Ông Phạm Phú Quốc.
Trước đó, ngày 25/8/2020, hãng tin Al Jazeera đăng tải danh sách những người nước ngoài đã sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp cùng với thông tin về chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp (Cyprus) cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sẽ sở hữu hộ chiếu nước này; đồng nghĩa với việc cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa. ĐBQH Phạm Phú Quốc là một trong những cái tên được Al Jazeera nêu lên.
Trả lời báo chí, ĐBQH Phạm Phú Quốc cũng thừa nhận ông có quốc tịch Síp từ giữa năm 2018 nhưng "do gia đình bảo lãnh chứ không phải ông "mua" quốc tịch như thông tin từ hãng tin Al Jazeera.
Ông Phạm Phú Quốc đã có đơn xin thôi là Đại biểu Quốc hội và thôi chức vụ Tổng Giám đốc tại Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận vào ngày 25/8 sau khi thông tin trên được công bố.
Việc ông Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch mà không khai báo với tổ chức Đảng, các cơ quan quản lý được cho là không trung thực, không gương mẫu, vi phạm tư cách đảng viên.
Theo quy định pháp luật, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành quy định về nguyên tắc quốc tịch nêu rõ "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp luật này có quy định khác".
Việc công nhận hai quốc tịch chỉ áp dụng với một số trường hợp rất đặc biệt và hãn hữu. Ông Phạm Phú Quốc không nằm trong diện đặc biệt.
Bên cạnh đó, theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, khoản 1a Điều 22 về tiêu chuẩn một quốc tịch với đại biểu Quốc hội quy định như sau: "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam". Điều này có nghĩa rằng, đại biểu Quốc hội chỉ có một quốc tịch Việt Nam, không có quốc tịch thứ hai.
Ngày 2/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Đoàn Bình Phước) - Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ, vấn đề này không chỉ một mà rất nhiều đại biểu trăn trở và khi đi tiếp xúc cử tri, cử tri cũng nói nhiều.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, tất cả những đại biểu trúng cử Quốc hội khoá XIV, được công nhận tư cách đại biểu đều là những người đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội, đã được thẩm tra và xác nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội khi đó. Sở dĩ có những đại biểu bị thôi nhiệm vụ, phải miễn nhiệm hoặc đương nhiên mất quyền đại biểu phát sinh trong thời gian giữa nhiệm kỳ là do quá trình thẩm tra ban đầu chưa phát hiện được vi phạm.
Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, từ những vụ việc như vừa qua, cần phải đặt ra vấn đề chọn người thế nào cho chuẩn hơn, và ngay cả trong quá trình làm đại biểu rồi cũng cần phải thường xuyên giám sát và đánh giá đại biểu, ví dụ như đánh giá theo định kỳ hàng năm, tương tự như quy trình đánh giá với cán bộ công chức. Nhưng hiện nay chưa có cơ chế nào để làm việc này.
"Như trường hợp đại biểu Phạm Phú Quốc, nếu chúng ta tiến hành đánh giá hàng năm thì qua đánh giá đó, từ năm 2018 đã có thể xác định được việc đại biểu có 2 quốc tịch. Như vậy, Quốc hội đỡ phải xem xét thông qua kênh báo chí phản ánh mà đã chủ động việc bãi nhiệm, miễn nhiệm từ khi đó" - ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những sự việc đáng tiếc vừa qua cần được xem là hồi chuông cảnh tỉnh khi chúng ta chuẩn bị tiến hành bầu cử Quốc hội khoá XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tới.

>>> Mời độc giả xem thêm video Ông Phạm Phú Quốc: “dính” nghi vấn chi triệu đô mua quốc tịch Síp

Nguồn: VTV TSTC

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, quê quán: xã Triệu Hải, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị; Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế.
Ông Phạm Phú Quốc hiện là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Trước đó ông từng giữ các chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TPHCM, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV.
Ông Phạm Phú Quốc là ĐBQH khoá XIV (nhiệm kỳ 2016-2021), thuộc Đoàn ĐBQH TPHCM.

Đại biểu Phạm Phú Quốc 'phạm vào điều cấm' khi có quốc tịch Cyprus

Trường hợp của ông Phạm Phú Quốc không thể tranh cãi được. Đại biểu phạm điều cấm trong nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.
 

Xem xét việc đại biểu Phạm Phú Quốc mang quốc tịch Cyprus có vi phạm hay không phải căn cứ vào Luật Quốc tịch, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội.

Công ty Tân Thuận được ông Phạm Phú Quốc “chèo lái” thế nào?

Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty Tân Thuận 6 tháng đầu năm đạt gần 663 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ, song khoản lãi lớn này chủ yếu đến từ... "thu nhập khác".

Tháng 12/2019, ông Phạm Phú Quốc được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.