Ông Phạm Nhật Vượng nói về 3 cam kết chính của VinFast

Ông Phạm Nhật Vượng đã chỉ ra sứ mệnh của VinFast và những điểm làm chưa tốt cũng như kế hoạch cải tổ mạnh mẽ để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.

  
Mới đây, trong một buổi hội thảo nội bộ của tập đoàn VinGroup Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng đã nêu rõ những sứ mệnh của hãng xe VinFast, chỉ ra những điểm mà công ty này làm chưa tốt cũng như kế hoạch cải tổ mạnh mẽ để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.
Theo thông tin được cho là của Ban điều hành CLB tài tăng VinFast tổng hợp, buổi hội thảo có tên “Người Vingroup lan toả giá trị VinFast”, khởi đầu một chiến dịch truyền thông hoàn toàn mới. Buổi hội thảo diễn ra ngay sau khi VinFast chính thức bàn giao 45 xe Vinfast VF8 tại 9 showroom của VinFast tại California mỹ, đánh dấu một bước quan trọng trong hành trình chinh phục thị trường quốc tế.
Những khó khăn của VinFast
Mở đầu buổi hội thảo, ông Phạm Nhật Vượng khẳng định VinFast không phải là một công việc xã hội mà là một dự án kinh doanh của tập đoàn.
Ong Pham Nhat Vuong noi ve 3 cam ket chinh cua VinFast
Ông Phạm Nhật Vượng hé lộ 3 cam kết chính của hãng xe VinFast. 
“VinFast không làm chính trị, cũng không lẫn lộn kinh doanh với công việc xã hội. VinFast rõ ràng là một dự án kinh doanh. Chỉ có điều VinFast là dự án kinh doanh được lập ra với sứ mệnh cao cả. Thực sự rất cao cả: Đó là xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế. Dự án này không chỉ để người Việt Nam tự hào mà tất cả những người tham gia vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu này dù họ đang ở đâu và mang quốc tịch nào đều có thể tự hào.
Vì đây là sản phẩm phục vụ cho việc phát triển xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, giúp cho nhân loại có cuộc sống an toàn hơn, tốt hơn. Chính vì sứ mệnh cao cả này nên dù vô vàn khó khăn, ban lãnh đạo tập đoàn quyết tâm làm và làm cho bằng được”.
Theo ông Vượng, có ba khó khăn VinFast cần vượt qua, bao gồm: Xuất phát điểm rất thấp; Chuẩn mực hưởng tới lại rất cao với sản phẩm công nghệ có độ phức tạp lớn; Cuối cùng là nguồn vốn cần đầu tư lớn.
Trong điều kiện đó, theo ông Vượng, hàng loạt các dự án tối ưu chất lượng sản phẩm đã được triển khai. Nhưng để đáp ứng ba cam kết trọng tâm của VinFast dành cho khách hàng “Sản phẩm tốt, giá tốt, dịch vụ hậu mãi cực tốt” thì còn rất nhiều việc phải làm và phải làm ngay.
Tất cả các tồn tại phải khắc phục trong tháng 3
Tại buổi hội thảo, Chủ tịch tập đoàn Vingroup nhấn mạnh: “Việc xây dựng thương hiệu quốc gia đẳng cấp quốc tế không phải là việc mà một doanh nghiệp có thể tự mình làm. VinFast tiên phong, làm gương và kêu gọi sự đồng hành của tất cả mọi người và trước hết là người Vingroup phải hiểu, tự hào và hành động cho niềm tự hào đó”.
Ong Pham Nhat Vuong noi ve 3 cam ket chinh cua VinFast-Hinh-2
Ông Phạm Nhật Vượng đã chỉ ra sứ mệnh của VinFast và những điểm làm chưa tốt cũng như kế hoạch cải tổ mạnh mẽ để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. 
Theo vị chủ tịch, trước hết, sẽ thật không đúng nếu như người Vingroup, người VinFast lại không lan tỏa được tinh thần đó, lại không hiểu hết được các giá trị, các cam kết trọng tâm của VinFast hưởng tới khách hàng cũng như sứ mệnh và giá trị mà VinFast dành cho khách hàng.
“Chúng ta đang làm việc rất kém, và cần phải thay đổi”, ông Vượng nói. “Đồng thời cả ba cam kết trọng tâm chúng ta cũng làm chưa tốt. Xe vẫn còn nhiều lỗi dù đã khắc phục nhanh được phần lớn các lỗi, kinh doanh thì chỉ biết khuyến mại, hậu mãi thì yếu kém. Tất cả các việc này chúng ta phải chấn chỉnh xong trong tháng 3 này”.
Ông Phạm Nhật Vượng yêu cầu mỗi người Vingroup nói chung và VinFast nói riêng phải hành động để hiện thực hóa cam kết của VinFast với khách hàng:
Đầu tiên, luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ tất cả mọi người. 70.000 cán bộ nhân viên, là 70.000 nguồn tin giúp VinFast lắng nghe được ý kiến khách hàng và nhanh chóng cải thiện sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu họp lý của khách hàng.
Tiếp theo đó là lan tỏa các giả trị, để khách hàng hiểu được giá trị thực sự của các sản phẩm VinFast. Không có lý do gì để khách hàng phải lo lắng khi sử dụng các sản phẩm của VinFast. Nếu có bất kỳ điều gì phát sinh, VinFast sẽ chịu trách nhiệm bảo hành chu đảo, cực tốt trong vòng 10 năm. Chúng ta bảo hành 10 năm, các hãng khác chỉ bảo hành 5 năm, tại sao khách hàng còn phải lo lắng?
Và cuối cùng hãy tự mình trải nghiệm, trải nghiệm sản phẩm của VinFast rồi so sánh với sản phẩm của các thương hiệu nhập khẩu khác để thấy sự khác biệt rõ nét về giá trị “Sản phẩm VinFast tốt, giá tốt và dịch vụ hậu mãi cực tốt" đó là lời hứa thương hiệu mà bất kỳ người Vingroup, người VinFast nào cũng phải có trách nhiệm chung tay thực hiện và tự hào về điều đó.

Kỷ lục mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa ra kế hoạch kinh doanh ấn tượng sau một năm khó khăn.

Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua kế hoạch năm 2022 với doanh thu thuần ở mức cao kỷ lục: 140 nghìn tỷ đồng (6,3 tỷ USD), tăng 11,4% so với 2021.

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế được đặt ra ở mức 6 nghìn tỷ đồng, so với mức lỗ gần 7,56 nghìn tỷ đồng trong năm trước.

Nòng cốt của tập đoàn vẫn là mảng bất động sản với Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và đặc biệt là startup VinFast xe điện.

Trong năm vừa qua, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tập trung phát triển mảng xe điện với trọng tâm đánh vào thị trường Mỹ. Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2022 (dự kiến tổ chức vào 11/5), Vingroup cho biết, trong năm 2022, VinFast giới thiệu các mẫu xe ô tô điện thông minh ra thị trường toàn cầu, chính thức nhận đặt hàng đối với ba mẫu xe VF 5, VF 8 và VF 9.

Ky luc moi cua ty phu Pham Nhat Vuong

Doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục.

Đồng thời, VinFast tiếp tục bàn giao mẫu xe VF e34 đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam và chuẩn bị cho việc bàn giao VF 8, VF 9 cho thị trường toàn cầu từ cuối năm. Các mẫu xe điện mới được kỳ vọng giúp VinFast tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, nhanh chóng xây dựng thương hiệu tại các thị trường quốc tế bao gồm Mỹ, Canada và châu Âu.

Theo Bloomberg, VinFast sẽ IPO và huy động vốn ở Mỹ với mức định giá có thể lên vài chục tỷ USD. Nếu VinFast IPO thành công ở Mỹ, ông chủ Vingroup có thể vào top 40 người giàu nhất trên thế giới. Nếu VinFast IPO thành công tại Mỹ với định giá 60 tỷ USD như kỳ vọng, ông Vượng sẽ có thêm khoảng 26 tỷ USD. Và khi đó, tổng tài sản của ông Vượng sẽ là 32 tỷ USD, lọt top 40 người giàu nhất trên hành tinh theo danh sách của Forbes.

Bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng, cũng có thêm khoảng 600 triệu USD, nâng tổng tài sản lên khoảng 1,2 tỷ USD, trở thành nữ tỷ phú USD thứ 2 tại Việt Nam và Đông Nam Á, chỉ xếp sau nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO VietJet, với 3,2 tỷ USD).

Hồi đầu tháng 8/2021, tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 48,5% vốn, tương đương 485 tỷ đồng (cùng với Vingroup 51%) vào CTCP Giải pháp năng lượng VINES (VinES), một doanh nghiệp sản xuất pin và ắc quy trong bối cảnh VinFast hướng tới mục tiêu trở thành hãng ôtô điện thông minh toàn cầu.

Gần đây, nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường chứng khoán Việt không giảm nhiều cho dù thị trường rơi vào một vóng xoáy bán tháo. Việt Nam vẫn ghi nhận 7 tỷ phú USD, trong đó có gương mặt mới là ông Bùi Thành Nhơn, với khối tài sản lên tới 3,2-3,5 tỷ USD.

Trong danh sách Forbes ghi nhận 4 tỷ phú Việt nằm trong top 1000 người giàu nhất trên hành tinh gồm: tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Bùi Thành Nhơn (Novaland), ông Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO VietJet).

Ngưỡng chặn 1.350 điểm

Theo BSC, nếu tiếp tục không có dòng tiền mạnh mẽ bắt đáy ở khu vực 1.370, thị trường sẽ tiếp tục lùi về quanh ngưỡng 1.350.

Trong khi đó, theo Chứng khoán SHS, VN-Index có thể hồi phục trở lại nếu ngưỡng hỗ trợ 1.350 điểm được giữ vững. Theo SHS, xét trên khía cạnh định giá, P/E của VN-Index sau phiên 21/4 khoảng 16 lần, xấp xỉ mức trung bình 5 năm. Trong khi đó, P/E của VN30 chỉ có 15,1 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Với mức định giá như trên, khả năng thị trường giảm mạnh là khó xảy ra.

YSVN cũng cho rằng, thị trường có thể sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn.

Chốt phiên giao dịch 21/4, chỉ số VN-Index giảm 14,51 điểm xuống 1.370,21 điểm. HNX-Index giảm 13,42 điểm xuống 366,61 điểm. Upcom-Index giảm 1,51 điểm xuống 104,89 điểm. Thanh khoản đạt 27,3 nghìn tỷ đồng, trong đó có 23,8 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng sang Nhật ký kết hợp tác với hãng pin số 1 thế giới

(Vietnamdaily) - Theo thoả thuận này, CATL và VinFast sẽ giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe và giảm chi phí cho người tiêu dùng.

Được biết, lễ ký kết hợp tác diễn ra tại Osaka, Nhật Bản hôm 30/10 với sự có mặt của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup và VinFast, ông Robin Zeng - Chủ tịch CATL. 

Theo đó, hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Chiến lược toàn cầu, nhằm thúc đẩy lĩnh vực phát triển xe điện, bao gồm công nghệ khung gầm thông minh tích hợp pin CTC (Cell to Chassic).

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.