Ông Kim Jong Un bất ngờ tái xuất, ký 7 lệnh về quân sự

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chủ trì một cuộc họp quân sự thảo luận các chính sách mới để tăng cường năng lực hạt nhân quốc gia, KCNA đưa tin hôm 24/5.

Ông Kim Jong Un bất ngờ tái xuất, ký 7 lệnh về quân sự
Cũng được thảo luận tại cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương của Đảng Lao động cầm quyền là những bước đi quân sự quan trọng và các biện pháp chính trị cũng như tổ chức để tăng cường lực lượng vũ trang nói chung, theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA.
“Đặt ra tại cuộc họp là các chính sách mới nhằm tăng cường hơn nữa khả năng răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước và đặt các lực lượng vũ trang chiến lược vào tình trạng hoạt động báo động cao”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin.
KCNA không nêu cụ thể "các chính sách mới" cho răn đe hạt nhân là gì.
"Cuộc họp bàn thảo những biện pháp quan trọng để tăng đáng kể khả năng tấn công hỏa lực của các khẩu pháo của Quân đội Nhân dân Triều Tiên", KCNA nói thêm.
Ong Kim Jong Un bat ngo tai xuat, ky 7 lenh ve quan su
 Bản tin của KCNA đưa ra đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong Un sau khoảng ba tuần vắng bóng. Ảnh: KCNA.
Ông Kim nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "hiện thực hóa sự lãnh đạo thống nhất của đảng" đối với quân đội và ông cũng chỉ ra "các vấn đề chính cần được duy trì liên tục trong hoạt động quân sự và chính trị của lực lượng vũ trang Triều Tiên cùng với các nhiệm vụ và cách thức thực hiện", KCNA nói thêm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã ký bảy "lệnh" liên quan đến các biện pháp quân sự được thảo luận trong cuộc họp, bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường "trách nhiệm và vai trò của các cơ sở giáo dục quân sự lớn", tổ chức lại "hệ thống chỉ huy quân sự" và thăng "quân hàm của các chỉ huy quân đội".
KCNA cũng cho biết ông Ri Pyong-chol, người có liên quan đến hoạt động phát triển vũ khí của Triều Tiên, đã được bầu làm phó chủ tịch Quân ủy Trung ương trong cuộc họp.
KCNA không cho biết cuộc họp được tổ chức khi nào, nhưng kênh truyền thông nhà nước này thường đưa tin về hoạt động của ông Kim một ngày sau khi các hoạt động này diễn ra.
Lần gần đây nhất ông Kim chủ trì một cuộc họp của Quân ủy Trung ương của Đảng Lao động là vào giữa tháng 12/2019.
Bản tin của KCNA đưa ra đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong Un sau khoảng ba tuần vắng bóng, tương đương lần vắng mặt trước đó của ông gây nhiều đồn đoán.
Lần xuất hiện gần nhất của nhà lãnh đạo Triều Tiên trước công chúng rơi vào dịp lễ Quốc tế Lao động. Hình ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố cho biết ông đã đến thăm một nhà máy sản xuất phân bón.
DongA Ilbo hôm 23/5 dẫn nguồn tin chính phủ giấu tên tại Washington cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể đang ở khu vực ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo tiết lộ của vị quan chức, Mỹ đã phát hiện đoàn tàu của ông Kim ở huyện Kangdong vào tuần này. Ôtô và ngựa của nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng được nhìn thấy trong khu vực.
Huyện Kangdong nằm ở phía đông bắc khu trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng. Nơi này đặt nhiều nhà máy, trong đó có một cơ sở máy móc độ chính xác cao mà ông Kim từng ghé thăm vào năm 2017, theo Bloomberg.

Ngỡ ngàng cuộc sống bình dị ở nông thôn Triều Tiên

Qua ống kính của các nhiếp ảnh gia nước ngoài, nông thôn Triều Tiên hiện lên vô cùng bình dị.

Ngỡ ngàng cuộc sống bình dị ở nông thôn Triều Tiên
Ngo ngang cuoc song binh di o nong thon Trieu Tien
Những chính sách cải cách trong nông nghiệp dưới thời Chủ tịch Kim Jong-un đã giúp nông thôn Triều Tiên có nhiều thay đổi. Dù cuộc sống của nhiều nông dân còn khó khăn nhưng theo Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), ông David Beasley, người đã tới thăm Triều Tiên hồi tháng 5/2018, Triều Tiên đang rất nỗ lực trong việc đáp ứng được các tiêu chuẩn dinh dưỡng, và tình trạng đói khát không còn cao như hồi thập niên 1990. Ảnh: Ông Kim Jong-un đi thăm một nông trại kiểu mẫu của Triều Tiên. Ảnh: I.T

Sự thật bất ngờ vùng đất linh thiêng của người Triều Tiên

Núi Paektu được xem là nơi khai sinh dân tộc Triều Tiên, nơi vương quốc đầu tiên trên bán đảo ra đời, cũng là nơi gắn liền với cuộc cách mạng của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Sự thật bất ngờ vùng đất linh thiêng của người Triều Tiên
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien
 Con tàu đưa du khách đến đài quan sát nằm gần núi Paektu (Bạch Đầu), một trong những địa điểm linh thiêng nhất với người dân Triều Tiên. Núi Paektu được coi là nơi khai sinh dân tộc Triều Tiên, nơi nhà nước đầu tiên trên bán đảo (Gojoseon, 2333 TCN-108 TCN) ra đời. Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-2
Mỗi năm, hàng chục nghìn người Triều Tiên đến tham quan nước Paektu, còn có tên khác là núi Trường Bạch, theo cách gọi của Trung Quốc. Ảnh: AFP. 
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-3
Theo thần thoại Triều Tiên, núi Paektu là nơi sinh của Dangun, người lập ra vương quốc Gojoseon (Cổ Triều Tiên). Cha của ông được cho là Hwanung, con trai của Trời, và mẹ của ông là Ungnyeo, một con gấu biến thành người. Ảnh: AFP. 
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-4
 Các vương quốc kế tục trên bán đảo bao gồm Buyeo (Phù Dư), Goguryeo (Cao Câu Ly), Balhae (Bột Hải), Goryeo (Cao Ly) và Joseon (Triều Tiên) đều coi núi Paektu là địa điểm linh thiêng. Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-5
 Nằm trên biên giới Trung - Triều, núi Paektu là một núi lửa đang hoạt động cao 2.744 m, cao nhất bán đảo Triều Tiên và vùng đông bắc Trung Quốc. Trên đỉnh núi là hồ Thiên Trì, được tạo ra sau trận phun trào dữ dội của núi lửa này vào năm 946. Ảnh: Wikimedia Commons.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-6
 Những người tới đây thường mặc trang phục khaki gợi nhớ hình ảnh những người lính Triều Tiên trong chiến tranh cách đây hơn nửa thế kỷ. Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-7
 Rừng rậm bao quanh ngọn núi là căn cứ của quân đội Triều Tiên trong thời kỳ kháng Nhật (1910-1945) cũng như của binh sĩ miền Bắc bán đảo trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-8
 Ngọn núi được xem căn cứ địa cách mạng gắn liền với hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và Kim Chính Nhật (Kim Jong Il). Triều Tiên cũng tuyên bố đây là nơi ông Kim Chính Nhật ra đời, dù một số tài liệu nói ông sinh ra tại Liên Xô. Trong ảnh, người tham quan đi trước một bức tranh tường khắc họa hình ảnh ông Kim Nhật Thành và vợ bế con trai Kim Chính Nhật tại lối vào địa điểm được gọi là "Doanh trại bí mật" của ông Kim Nhật Thành trong chiến tranh. Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-9
Tượng ông Kim Nhật Thành được dựng tại "Doanh trại bí mật". Từ nơi này, ông đã đi khắp bán đảo Triều Tiên cũng như đến Trung Quốc "để hoàn thành mục tiêu lịch sử là giải phóng đất nước". Ảnh: AFP. 
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-10
 Một hướng dẫn viên đứng trước phiên bản dựng lại của ngôi nhà được cho là nơi ông Kim Nhật Thành sinh sống tại "Doanh trại bí mật". Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-11
 Triều Tiên nói rằng có 216 bậc dẫn lên đỉnh núi, tượng trưng cho ngày sinh của ông Kim Chính Nhật 16/2 (viết theo thứ tự trong tiếng Triều Tiên là 216), song thực tế số bậc nhiều hơn như vậy. Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-12
 Núi Paektu đã được khắc họa trên quốc huy Triều Tiên từ năm 1993, cũng như được nhắc đến trong Điều 169 Hiến pháp Triều Tiên, mô tả đây là "ngọn núi linh thiêng của cách mạng". Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-13
 Ngọn núi cũng xuất hiện trong quốc ca hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như trong bài dân ca "Arirang" nổi tiếng của người dân bán đảo. Ảnh: AFP.
Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-14
Thời tiết trên núi rất thất thường, đôi khi khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình năm là −4.9 °C. Trong mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến 18 °C, còn mùa đông nhiệt độ có thể giảm xuống đến −48 °C. Ảnh: AFP. *) Title do Kiến Thức biên tập lại 

Thủ đô Triều Tiên “lột xác” qua góc ảnh của du học sinh

(Kiến Thức) - Alek Sigley từng là một du học sinh phương Tây hiếm hoi tại Triều Tiên. Trong thời gian sinh sống tại thủ đô Bình Nhưỡng, Sigley đã có cơ hội ghi lại những bức ảnh hé mở cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây.
 

Thủ đô Triều Tiên “lột xác” qua góc ảnh của du học sinh
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh
Alek Sigley, 29 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Perth, bang Western Australia (Úc). Anh từng theo học lớp thạc sĩ văn học tại Đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, và là một trong số 3 du học sinh phương Tây hiếm hoi theo học tại đây vào thời điểm đó. (Nguồn ảnh: BI/ABC News). 
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-2
 Trong suốt một năm lưu lại Triều Tiên, Alek Sigley có thói quen ghi lại cuộc sống của mình bằng những bức ảnh và đăng tải lên blog cá nhân cũng như một số tờ báo. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng như vô hại này rốt cuộc lại khiến anh phải rời khỏi đất nước. Theo KCNA, Sigley bị bắt vào cuối tháng 6/2019 với cáo buộc "gián điệp" và đã bị trục xuất khỏi Triều Tiên 1 tuần sau đó.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-3
 Phố Tongil, Bình Nhưỡng, trong bức ảnh chụp ngày 21/4/2018. Sigley cho biết, việc không còn được dạo bước trên những con phố của thủ đô Triều Tiên là một điều đáng tiếc, và thành phố này "chiếm một vị trí đặc biệt" trong trái tim anh. 
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-4
Là một du học sinh, Alek Sigley có nhiều quyền tự do hơn khách du lịch thông thường. Chẳng hạn, anh được phép thoải mái sử dụng tàu điện ngầm mà không cần người bản địa "hộ tống". Ảnh: Quang cảnh bên trong ga tàu Rakwon, Bình Nhưỡng, tháng 6/2019. 
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-5
 Một bức tranh tường cổ động trong nhà ga Rakwon.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-6
 Trạm xe điện ở quận Potonggang, Bình Nhưỡng, tháng 8/2019.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-7
 Alek Sigley chụp ảnh trước Tháp Vĩnh Hằng tháng 5/2018. Sigley chia sẻ anh hòa nhập khá dễ dàng vào đời sống ở Triều Tiên mà không bị chú ý nhiều.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-8
 Theo Sigley, người dân và các nhân viên an ninh ở Triều Tiên đều rất thân thiện và  có sự tò mò thích thú với những vị khách ngoại quốc. Ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên đứng quan sát một trận bóng đá của nhóm người nước ngoài trên phố Tongil tháng 5/2018.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-9
 Một lợi thế nữa của du học sinh nước ngoài tại Triều Tiên là họ được tiếp cận gần hơn với cuộc sống của người dân bản địa. Ảnh: Một nhóm người dân Triều Tiên đang câu cá trên bờ sông Potong tháng 4/2018.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-10
 Alek Sigley theo học tại Đại học Kim Nhật Thành - một trong những ngôi trường danh giá nhất đất nước Triều Tiên. Anh miêu tả khuôn viên trường rất "xanh", có trật tự và khá hiện đại. Trong ảnh là tòa nhà ký túc xá dành cho sinh viên nước ngoài tại Đại học Kim Nhật Thành.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-11
 Bên trong phòng ký túc xá của Sigley.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-12
 Quang cảnh bên trong một lớp học tại ngôi trường này.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-13
 Chia sẻ về cuộc sống thường ngày tại Triều Tiên, du học sinh người Úc cho rằng dù chính phủ vẫn kiểm soát khá chặt cả thời trang và đầu tóc của người dân, nhiều tạp chí thời trang cũng đã bắt đầu quảng bá những phong cách ăn mặc hiện đại, trẻ trung hơn cho phụ nữ. Đặc biệt, giày cao gót rất được ưa chuộng ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-14
 Vào những lúc rảnh rỗi, Sigley thường cùng bạn bè khám phá văn hóa ẩm thực Bình Nhưỡng. Về khía cạnh này, Sigley ngạc nhiên cho biết rằng Triều Tiên rất đa dạng về ẩm thực. Ngoài những món ăn truyền thống như món onban trong hình, có rất nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn phương Tây hay Trung Quốc.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-15
 Những món ăn nhanh phổ biến như hamburger cũng đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, theo Sigley, những nhà hàng này đa số chỉ phục vụ tầng lớp thượng lưu và du học sinh do có mức giá khá cao so với điều kiện sống của người dân.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-16
 Một quán bar bán bia Heineken ở Bình Nhưỡng.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-17
Một số loại đồ uống có ga của Triều Tiên được bày bán tại Bình Nhưỡng.
Thu do Trieu Tien “lot xac” qua goc anh cua du hoc sinh-Hinh-18
 Cũng trong khoảng thời gian lưu lại Triều Tiên, Alek Sigley may mắn được chứng kiến một trong những sự kiện có ý nghĩa quan trọng với đất nước này. Tháng 6/2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp mang tính lịch sử ở Singapore để bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Sigley kể rằng nhiều băng rôn, slogan chống Mỹ ở Triều Tiên đã được tháo xuống vào dịp đó. Theo quan sát của Sigley, dư luận Triều Tiên đã bắt đầu đặt khá nhiều kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. 

Mời độc giả xem video về sinh viên Australia Alek Sigley (Nguồn: Sky News)

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.