Ông John Kerry: Mỹ không chấp nhận hạn chế đi lại ở Biển Đông
Tuyên bố tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ngày 6/8, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Washington sẽ không chấp nhận hạn chế đi lại ở Biển Đông.
Theo (Vietnam+)
Phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Ngoại trưởng Kerry tuyên bố rằng, chính quyền Washington không chấp nhận trước bất cứ biện pháp hạn chế đi lại ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Kerry nói: “Tôi muốn nói rõ rằng Mỹ sẽ không chấp nhận các biện pháp hạn chế tự do hàng hải và hàng không cũng như các hoạt động sử dụng bất hợp pháp vùng biển này. Đây là những quyền cố hữu (tự do đi lại) mà tất cả chúng ta đều có. Tôi hối thúc tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền (ở Biển Đông) đưa ra cam kết chung nhằm ngừng việc có thêm các hoạt động bồi đắp và xây dựng những cơ sở mới hay quân sự hóa các khu vực tranh chấp".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Phát biểu họp báo sau hội nghị trên, ông Kerry cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước tình hình căng thẳng leo thang do những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước khác ở Biển Đông.
Ông nhấn mạnh các bên cần thực hiện chính sách “kiềm chế” để một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa phát huy tác dụng ở các vùng biển tranh chấp.
(Kiến Thức) - Spiro Agnew, Alberto Fujimori hay Mobutu Sese Seko...những người này nằm trong số 10 chính trị gia tham ô nhất thế giới.
Spiro Agnew: Spiro Agnew là một trong 10 chính trị gia tham ô nhất thế giới. Ông Agnew từng là Phó Tổng thống Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1/1969 cho tới khi từ chức vào năm 1973 với cáo buộc liên quan đến tham nhũng. Năm 1983, Agnew buộc phải trả cho bang Maryland khoản hối lộ mà ông đã nhận lên tới gần 270 nghìn USD.
Randy Duke Cunningham: Là nghị sĩ Đảng Cộng hòa (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1991 cho đến khi từ chức vào năm 2005 với cáo buộc nhận hối lộ. Ông đã nhận số tiền hối lộ lên tới 2,4 triệu USD để mua nhà, siêu xe và du thuyền,... Năm 2006, Randy bị kết án 8 năm tù giam và ông được ra tù năm 2013.
Budd Dywer: Budd Dywer là nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1970 và 1971 đến 1981. Ông bị cáo buộc nhận hối lộ 300 nghìn USD từ một công ty tư nhân.
Alberto Fujimori: Aberto Fujimori là Tổng thống thứ 90 của Peru, trong nhiệm kỳ từ năm 1990 đến 2000. Ông đã bị kết án 7,5 năm tù giam vì tội tham ô và 6 năm tù vì các cáo buộc tham nhũng, hối lộ. Ngoài ra, Alberto còn bị kết án 25 năm tù vì vi phạm nhân quyền, giết người và bắt cóc.
Sani Abacha: Sani Abacha là Tổng thống Nigeria trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998. Trong thời gian đương nhiệm, Sani và gia đình đã biển thủ 5 tỷ bảng Anh từ các quỹ của chính phủ.
Saddam Hussein: Saddam Hussein là Tổng thống Iraq trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 2003. Theo cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ, Saddam Hussein đã biển thủ 21 tỷ USD.
Slobodan Milosevic: Ông là Tổng thống Serbia từ năm 1989 đến 1997, tiếp đến ông là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nam Tư từ năm 1997 đến 2000. Năm 2001, Slobodan bị bắt vì cáo buộc lạm quyền và sử dụng bất hợp pháp số tiền 2,1 tỷ USD từ ngân quỹ chính phủ.
Mobutu Sese Seko: Ông là Tổng thống Cộng hòa Congo từ năm 1965 đến năm 1997. Seko được cho là đã biển thủ số tiền từ 4 tỷ USD đến 15 tỷ USD từ quỹ chính phủ.
Ferdinand Marcos: Ông giữ chức Tổng thống Philippines trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1986. Báo cáo cho biết, Marcos đã tham ô số tiền từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD.
Mohamed Suharto: Ông là Tổng thống Indonesia trong khoảng thời gian từ năm 1967 đến 1998. Tổ chức Minh bạc Quốc tế ước tính, số tiền mà ông Suharto đã tham ô là từ 15 tỷ USD đến 35 tỷ USD trong 32 năm cầm quyền.
(Kiến Thức) - “Quái xế” người Australia Robbie Maddison đã thực hiện màn trình diễn lướt sóng bằng mô tô ở ngoài khơi quần đảo Tahiti thuộc Pháp ở Thái Bình Dương.
Tay đua xe địa hình nổi tiếng Robbie Maddison đã trình diễn kỹ năng lướt sóng ngoạn mục bằng mô tô ở ngoài khơi thành phố Teahupo'o trên đảo Tahiti.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.