10 chính trị gia tham ô nhất thế giới

10 chính trị gia tham ô nhất thế giới

(Kiến Thức) - Spiro Agnew, Alberto Fujimori hay Mobutu Sese Seko...những người này nằm trong số 10 chính trị gia tham ô nhất thế giới.

Spiro Agnew: Spiro Agnew là một trong 10 chính trị gia tham ô nhất thế giới. Ông Agnew từng là Phó Tổng thống Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1/1969 cho tới khi từ chức vào năm 1973 với cáo buộc liên quan đến tham nhũng. Năm 1983, Agnew buộc phải trả cho bang Maryland khoản hối lộ mà ông đã nhận lên tới gần 270 nghìn USD.
Spiro Agnew: Spiro Agnew là một trong 10 chính trị gia tham ô nhất thế giới. Ông Agnew từng là Phó Tổng thống Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1/1969 cho tới khi từ chức vào năm 1973 với cáo buộc liên quan đến tham nhũng. Năm 1983, Agnew buộc phải trả cho bang Maryland khoản hối lộ mà ông đã nhận lên tới gần 270 nghìn USD.
Randy Duke Cunningham: Là nghị sĩ Đảng Cộng hòa (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1991 cho đến khi từ chức vào năm 2005 với cáo buộc nhận hối lộ. Ông đã nhận số tiền hối lộ lên tới 2,4 triệu USD để mua nhà, siêu xe và du thuyền,... Năm 2006, Randy bị kết án 8 năm tù giam và ông được ra tù năm 2013.
Randy Duke Cunningham: Là nghị sĩ Đảng Cộng hòa (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1991 cho đến khi từ chức vào năm 2005 với cáo buộc nhận hối lộ. Ông đã nhận số tiền hối lộ lên tới 2,4 triệu USD để mua nhà, siêu xe và du thuyền,... Năm 2006, Randy bị kết án 8 năm tù giam và ông được ra tù năm 2013.
Budd Dywer: Budd Dywer là nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1970 và 1971 đến 1981. Ông bị cáo buộc nhận hối lộ 300 nghìn USD từ một công ty tư nhân.
Budd Dywer: Budd Dywer là nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1970 và 1971 đến 1981. Ông bị cáo buộc nhận hối lộ 300 nghìn USD từ một công ty tư nhân.
Alberto Fujimori: Aberto Fujimori là Tổng thống thứ 90 của Peru, trong nhiệm kỳ từ năm 1990 đến 2000. Ông đã bị kết án 7,5 năm tù giam vì tội tham ô và 6 năm tù vì các cáo buộc tham nhũng, hối lộ. Ngoài ra, Alberto còn bị kết án 25 năm tù vì vi phạm nhân quyền, giết người và bắt cóc.
Alberto Fujimori: Aberto Fujimori là Tổng thống thứ 90 của Peru, trong nhiệm kỳ từ năm 1990 đến 2000. Ông đã bị kết án 7,5 năm tù giam vì tội tham ô và 6 năm tù vì các cáo buộc tham nhũng, hối lộ. Ngoài ra, Alberto còn bị kết án 25 năm tù vì vi phạm nhân quyền, giết người và bắt cóc.
Sani Abacha: Sani Abacha là Tổng thống Nigeria trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998. Trong thời gian đương nhiệm, Sani và gia đình đã biển thủ 5 tỷ bảng Anh từ các quỹ của chính phủ.
Sani Abacha: Sani Abacha là Tổng thống Nigeria trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998. Trong thời gian đương nhiệm, Sani và gia đình đã biển thủ 5 tỷ bảng Anh từ các quỹ của chính phủ.
Saddam Hussein: Saddam Hussein là Tổng thống Iraq trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 2003. Theo cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ, Saddam Hussein đã biển thủ 21 tỷ USD.
Saddam Hussein: Saddam Hussein là Tổng thống Iraq trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 2003. Theo cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ, Saddam Hussein đã biển thủ 21 tỷ USD.
Slobodan Milosevic: Ông là Tổng thống Serbia từ năm 1989 đến 1997, tiếp đến ông là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nam Tư từ năm 1997 đến 2000. Năm 2001, Slobodan bị bắt vì cáo buộc lạm quyền và sử dụng bất hợp pháp số tiền 2,1 tỷ USD từ ngân quỹ chính phủ.
Slobodan Milosevic: Ông là Tổng thống Serbia từ năm 1989 đến 1997, tiếp đến ông là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nam Tư từ năm 1997 đến 2000. Năm 2001, Slobodan bị bắt vì cáo buộc lạm quyền và sử dụng bất hợp pháp số tiền 2,1 tỷ USD từ ngân quỹ chính phủ.
Mobutu Sese Seko: Ông là Tổng thống Cộng hòa Congo từ năm 1965 đến năm 1997. Seko được cho là đã biển thủ số tiền từ 4 tỷ USD đến 15 tỷ USD từ quỹ chính phủ.
Mobutu Sese Seko: Ông là Tổng thống Cộng hòa Congo từ năm 1965 đến năm 1997. Seko được cho là đã biển thủ số tiền từ 4 tỷ USD đến 15 tỷ USD từ quỹ chính phủ.
Ferdinand Marcos: Ông giữ chức Tổng thống Philippines trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1986. Báo cáo cho biết, Marcos đã tham ô số tiền từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD.
Ferdinand Marcos: Ông giữ chức Tổng thống Philippines trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1986. Báo cáo cho biết, Marcos đã tham ô số tiền từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD.
Mohamed Suharto: Ông là Tổng thống Indonesia trong khoảng thời gian từ năm 1967 đến 1998. Tổ chức Minh bạc Quốc tế ước tính, số tiền mà ông Suharto đã tham ô là từ 15 tỷ USD đến 35 tỷ USD trong 32 năm cầm quyền.
Mohamed Suharto: Ông là Tổng thống Indonesia trong khoảng thời gian từ năm 1967 đến 1998. Tổ chức Minh bạc Quốc tế ước tính, số tiền mà ông Suharto đã tham ô là từ 15 tỷ USD đến 35 tỷ USD trong 32 năm cầm quyền.

GALLERY MỚI NHẤT