Ông Abe thăm 3 nước ASEAN để “bao vây” TQ?

China DailyGlobal Times ngày 26/7 loan tin chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là nhằm "kiềm chế Trung Quốc".

Ông Abe thăm 3 nước ASEAN để “bao vây” TQ?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Malaysia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Malaysia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 nước Đông Nam Á trong 3 ngày: Thứ Năm (25/7) đến Malaysia, Thứ Sáu (26/7) đến Singapore và Thứ Bảy (27/7) sẽ tới Philippines nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với 3 nước thành viên ASEAN nói trên.
Chuyến công du 3 ngày tới Đông Nam Á của Thủ tướng Abe diễn ra chỉ vài ngày sau chiến thắng vang dội của liên minh cầm quyền do ông đứng đầu trong cuộc bầu cử Thượng viện.
"Tôi hy vọng có thể tiếp nhận năng lượng từ khu vực ASEAN để phục hồi nền kinh tế Nhật Bản", Thủ tướng Abe nói với báo chí khi rời sân bay Haneda ở Tokyo. Ngày hôm qua (25/7), ông Abe đã hội đàm với Thủ tướng Malaysia Najib Razak tại Kuala Lumpur.
Hôm nay, Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Cố vấn Lý Quang Diệu và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ở thăm Singapore. Ngay trước thềm chuyến thăm Singapore, một quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ cho biết ông Biden sẽ sử dụng các cuộc gặp ở Singapore để tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo trên Biển Đông.
Vốn nghi ngờ động cơ chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Abe là nhằm "kiềm chế Trung Quốc", báo chí Trung Quốc càng có cớ để suy luận khi hai ông Abe và Biden bàn bạc với nhau ở Singapore.
Quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản-Philippines
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đến chào xã giao Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo hôm 23/5.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đến chào xã giao Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo hôm 23/5. 
Ngày mai, Thủ tướng Abe sẽ tới Philippines hội đàm với Tổng thống Aquino. Kyodo News đưa tin, các quan chức Nhật Bản tiết lộ rằng hai ông Abe và Aquino sẽ xác nhận kế hoạch Tokyo cung cấp tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Philippines trong cuộc họp ngày mai. Năm ngoái Manila đã yêu cầu Tokyo cung cấp 10 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Theo Philstar ngày 26/7, chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Abe nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước trong bối cảnh cùng phải đối đầu với sự hung hăng của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp.
Philippines có 2 đối tác chiến lược là Mỹ và Nhật Bản. Trong năm 2012 Nhật Bản là đối tác số một của Philippines về thương mại và cung cấp viện trợ phát triển chính thức và đứng số 2 về các khoản đầu tư đã được phê duyệt, đứng thứ 3 về nguồn khách du lịch sang Philippines.
Hồi tháng 5/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã công khai quan điểm ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về Luật Biển. Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ đối với kế hoạch nâng cao năng lực an ninh hàng hải cho Philippines. Điều này lại tiếp tục được khẳng định trong buổi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đến chào xã giao ông Abe tại Tokyo hôm 23/5.

Động lực mới trong quan hệ Nhật Bản-Philippines

Động lực mới trong quan hệ Nhật Bản-Philippines
Tổng thống Phlippines B. Aquino đã hủy bỏ một số dự án do Trung Quốc tài trợ.
Tổng thống Phlippines B. Aquino đã hủy bỏ một số dự án do Trung Quốc tài trợ.

Trong bài viết đăng trên Eurasia Review ngày 5/3, nhà phân tích cao cấp Julius Cesar I. Trajano của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore) đã đưa ra nhận định như trên.

Lợi ích thiết thực của Nhật Bản ở Biển Đông

Lợi ích thiết thực của Nhật Bản ở Biển Đông
Ian Storey, chuyên gia về vấn đề an ninh của châu Á.
 Ian Storey, chuyên gia về vấn đề an ninh của châu Á.

Thực hư Mỹ “xoay trục” sang Châu Á

(Kiến Thức) - Chính sách “xoay trục” sang Châu Á của chinh quyền Obama vẫn còn nằm trên giấy hay đang trở thành hiện thực?

 Thực hư Mỹ “xoay trục” sang Châu Á
Tổng thống Obama đã xác định rằng Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm ở cấp nguyên thủ quốc gia.
Tổng thống Obama đã xác định rằng Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm ở cấp nguyên thủ quốc gia. 
Nếu được đo bằng thời gian các quan chức cấp cao của Mỹ công du Châu Á, chính sách “xoay trục” này đang được tích cực thực thi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.