Thực hư Mỹ “xoay trục” sang Châu Á

(Kiến Thức) - Chính sách “xoay trục” sang Châu Á của chinh quyền Obama vẫn còn nằm trên giấy hay đang trở thành hiện thực?

 Thực hư Mỹ “xoay trục” sang Châu Á
Tổng thống Obama đã xác định rằng Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm ở cấp nguyên thủ quốc gia.
Tổng thống Obama đã xác định rằng Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm ở cấp nguyên thủ quốc gia. 
Nếu được đo bằng thời gian các quan chức cấp cao của Mỹ công du Châu Á, chính sách “xoay trục” này đang được tích cực thực thi.
Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon từng mô tả “tái cân bằng ở Châu Á” là “một chiến lược toàn diện, đa chiều nhằm củng cố liên minh, làm sâu sắc quan hệ đối tác với các cường quốc mới nổi; xây dựng mối quan hệ ổn định, tích cực và xây dựng với Trung Quốc; trao quyền cho các tổ chức khu vực và góp phần xây dựng một cấu trúc kinh tế khu vực có thể duy trì thịnh vượng chung”. Ông Donilon nói thêm: “Đây là những trụ cột của chiến lược Mỹ và tái cân bằng có nghĩa là dành thời gian, công sức và nguồn lực cần thiết để các bên đạt được quyền lợi của mình”.
Người ta tự hỏi có gì mới trong việc thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á của chính quyền Obama? Đây là câu hỏi đặc biệt quan trọng, nhất là khi các quan chức Mỹ tuyên bố sự cần thiết phải quan tâm nhiều hơn đến Châu Á, kể từ khi có Sáng kiến Chiến lược Đông Á năm 1990.
Chính sách Châu Á của chính quyền Obama cho đến nay vẫn nhấn mạnh đến chủ nghĩa đa phương và ưu tiên cao dành cho khu vực Đông Nam Á. Điều này đã được minh chứng bằng nhiều biện pháp chính sách, bao gồm cả việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN, bổ nhiệm Đại sứ Mỹ đầu tiên tại ASEAN và cam kết cử quan chức bộ cao cấp (kể cả tổng thống) để tham dự một loạt hội nghị khu vực.
Cố vấn Donilon nhấn mạnh "các mặt hàng có giá trị nhất ở Washington” là "thời gian của tổng thống”. Theo ông, Tổng thống Obama đã dành nhiều “nguồn tài nguyên” này cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Obama đã xác định rằng Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm ở cấp nguyên thủ quốc gia và tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN. Tổng thống Obama ông đã gặp gỡ song phương với hầu hết các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á, hoặc ở trong khu vực hoặc ở Washington. Ông Obama cũng đã can dự với Trung Quốc ở mức độ chưa từng có, trong đó có 12 cuộc gặp trực diện (cựu) Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Mỹ vẫn “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ vẫn “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương
Cố vấn An ninh Quốc gia Thomas Donilon: Mỹ vẫn ưu tiên chiến lược "tái cân bằng" châu Á-Thái Bình Dương.
 Cố vấn An ninh Quốc gia Thomas Donilon: Mỹ vẫn ưu tiên chiến lược "tái cân bằng" châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bài phát biểu chính sách tại Asia Society ở New York ngày 11/3, Cố vấn An ninh Quốc gia Thomas Donilon đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh rằng chiến lược “tái cân bằng”  - đôi khi được gọi là “xoay trục” - phải toàn diện, tập trung sự quan tâm về vai trò kinh tế của Washington ở khu vực tương đương với vai trò quân sự.

Mỹ trấn an TQ về chiến lược “xoay trục”

Mỹ trấn an TQ về chiến lược “xoay trục”
 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry "trấn an" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry "trấn an" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Ðông Á David Helvey giải thích: “Về mặt này, thành quả của việc tái cân bằng tùy thuộc vào việc có một quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc. Do đó, dứt khoát việc tái cân bằng không phải nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, những gì Trung Quốc làm, nhất định có tác động đến cách thức chúng tôi suy nghĩ về khu vực”.

Philippines: Biển Đông hãy để cho trọng tài phân xử

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói hãy để cho trọng tài quốc tế phân xử tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines: Biển Đông hãy để cho trọng tài phân xử
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario: Vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông như "con tàu đã rời nhà ga".
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario: Vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông như "con tàu đã rời nhà ga".
Hôm qua 22/7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng ông vui mừng khi Tổng thống Benigno Aquino III đã không đề cập đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông trong thông điệp quốc gia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.