Nuôi lươn không bùn dày đặc, nông dân thua lỗ nặng khi giá tụt dốc

Việc phát triển ồ ạt mô hình nuôi lươn, trong đó có nuôi lươn không bùn ở Hậu Giang thời gian qua dẫn đến cung vượt cầu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng.. trong khi giá lươn thương phẩm ở mức thấp.

Những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạt, bể xi măng phát triển mạnh trong tỉnh Hậu Giang, do không cần kỹ thuật quá phức tạp nên phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả hộ nghèo, hộ ít đất sản xuất nhưng vẫn cho thu nhập cao.

Nuoi luon khong bun day dac, nong dan thua lo nang khi gia tut doc

Giá lươn thấp, người dân nuôi lươn không bùn ở Hậu Giang đang neo lại chờ giá lên.

Việc phát triển ồ ạt dẫn đến cung vượt cầu, trong khi giá thức ăn ngày càng tăng làm cho người nuôi phát sinh thêm chi phí, trong khi giá lươn thương phẩm ở mức thấp.

Thông tin từ một thương lái cho biết, hiện lươn loại 1 có giá 84.000 đồng/kg, còn loại 2 có giá 80.000 đồng/kg. Với mức giá lươn thương phẩm như hiện nay, trừ tất cả chi phí thì người nuôi không có lợi nhuận qua hơn 15 tháng chăm sóc.

Anh Trần Mỹ Tỷ, ở thị xã Long Mỹ, (tỉnh Hậu Giang) cho biết: “Thức ăn chăn nuôi, trong đó có thức ăn cho lươn lúc này vẫn đang tăng lên gần 700.000 đồng/bao nên gia đình chỉ cho lươn ăn cầm chừng từ tháng 7 âm lịch đến nay làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn lươn. Giá lươn hiện nay so với kỳ bán lần trước giảm hơn 10.000 đồng/kg, trong khi chi phí phát sinh cao nên đợt này khả năng bị thua lỗ nặng”.

Khởi nghiệp thất bại, quyết thi đại học về nuôi vạn con lươn, lãi tiền tỷ

Khởi nghiệp thất bại, thanh niên ở Cần Thơ quyết tâm đi học đại học để tích lũy kiến thức nuôi lươn và đến nay anh đã có thu nhập nửa tỷ đồng/năm.

 Giữa trưa tháng 8, anh Nguyễn Thành Tân (31 tuổi, ở quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) tất bật thay nước cho các bể nuôi lươn.

Vốn xuất thân trong gia đình nông dân, từ nhỏ anh Tân gắn liền với ruộng vườn. Học xong phổ thông, anh tìm hiểu mô hình nuôi lươn và bắt đầu nuôi thử với con giống là lươn đồng.

Vụ đầu tiên, lươn nuôi hao hụt nhiều, anh Tân thất bại. “Do lươn đồng mình mua được người ta đánh bắt bằng xung điện hay thuốc nên con giống rất yếu. Ngoài ra, tập tính hoang dã của lươn đồng rất cao, vì vậy đem chúng về thuần hóa, nuôi khó vô cùng”, anh Tân kể về những khó khăn buổi đầu khi nuôi lươn.

Mới khởi nghiệp đã nhận ngay thất bại, anh Tân nhiều đêm nằm trằn trọc, trong giấc ngủ cũng nghĩ tới con lươn.

Thấy mình chưa có kinh nghiệm, cần phải học hỏi thêm, Tân quyết tâm ôn tập và thi đậu vào ngành Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010.

“Tôi quyết định học đại học với mong muốn là được tìm hiểu, tích lũy thêm kiến thức về con lươn để ứng dụng vào mô hình nuôi ở nhà”, anh Tân nói. Do vừa được học lý thuyết trên lớp, vừa thực hành ở nhà nên anh Tân gặp rất nhiều thuận lợi. Đến năm 2014, chàng trai này đã thành công với mô hình nuôi lươn Vietgap theo công nghệ tuần hoàn nước.

Khoi nghiep that bai, quyet thi dai hoc ve nuoi van con luon, lai tien ty
Anh Nguyễn Thành Tân thành công nhờ mô hình nuôi lươn Vietgap

Khoi nghiep that bai, quyet thi dai hoc ve nuoi van con luon, lai tien ty-Hinh-2

Hàng vạn con lươn trong bể nuôi của anh Tân

Anh Tân chia sẻ, phần lớn người dân miền Tây tìm mua lươn giống được đánh bắt ngoài tự nhiên về nuôi nên con giống không bảo đảm chất lượng, tỷ lệ hao hụt cao, có khi mất trắng.

Trong quá trình học, được sự giúp đỡ của thầy cô, anh Tân nghiên cứu cho lươn sinh sản. “Khi cho lươn đẻ thành công mình sẽ chủ động được nguồn giống”, Tân cho hay.

Sau khi ra trường, dù được nhiều đơn vị, doanh nghiệp mời về làm nhưng tân sinh viên này vẫn quyết tâm theo nghề nuôi lươn. Anh quyết định đầu tư mở rộng diện tích nuôi, kết hợp làm giống và nuôi lươn thương phẩm. Những lứa lươn giống đầu tiên ươm thành công được Tân tuyển chọn, nuôi lớn thành đàn lươn bố mẹ quy mô lớn, đủ cung cấp cho thị trường.

Theo anh Tân, nuôi lươn theo theo công nghệ tuần hoàn nước là làm bể nuôi làm bằng xi măng kết nối với hệ thống tuần hoàn nước gồm một bể lọc sinh học, một bể lắng chất thải rắn và bể chứa nước.

“Để lươn có chỗ trú ẩn, tôi dùng dây nilon cột thành chùm lúc con giống còn nhỏ; lúc lươn lớn thì dùng lưới đậy bên trên. So với mô hình nuôi lươn có bùn, việc dùng lưới, dây nilon thì mật độ nuôi sẽ nhiều hơn, cũng như ít bệnh tật, lươn sống ổn định, mau lớn hơn”, anh Tân nói.

Hiện, tổng diện tích nuôi lươn của anh Tân khoảng 5.000m2, với 78 bể nuôi cho sinh sản, mỗi bể là 28m2. Tổng đàn lươn bố mẹ hơn 2,5 tấn. Khu nuôi được chia làm 2 khu, gồm khu lươn thịt, sinh sản và khu lươn giống. Bể nuôi được làm theo hai dạng, bể xi măng ứng dụng hệ thống nuôi tuần hoàn nước, bể composite thay nước hằng ngày.

Theo anh Tân, hệ thống bể composite nuôi lươn đặt trực tiếp trên mặt ao, mỗi ngày thay nước từ 2-3 lần, thao tác dễ dàng. Nước cặn thải ra ao được tận dụng nuôi các loại cá trê, tai tượng,...

Mật độ lươn nuôi trong bể composite là 450 con/m2; còn bể xi măng nuôi theo hệ thống tuần hoàn nước với mật độ 380 con/m2. Thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn công nghiệp độ đạm 43%.

Thanh niên này tiết lộ, khi lươn sinh sản thì từ 6-7 ngày trứng sẽ nở. “Sau khi lươn nở được 7 ngày thì mình cho chúng ăn trùng chỉ. Được hơn 1 tháng mình có thể xuất bán lươn giống. Còn lươn thương phẩm thì nuôi khoảng 10-12 tháng có thể xuất bán thương phẩm”, anh Tân chia sẻ.

Hiện mỗi năm anh Tân cung ứng trên 300.000 con lươn giống với giá 3.000-4.000 đồng/con (tùy kích cỡ). Riêng lươn thịt anh ký kết hợp đồng cung ứng khoảng 4,7 tấn, giá từ 112.000-115.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm.

Cho lươn nghe nhạc, người đàn ông thu hàng trăm triệu mỗi năm

Những lúc cho ăn và thay nước, anh Quân bật nhạc để tránh việc sốc tiếng ồn xung quanh khiến lươn giật mình, đột tử. Nhờ phương pháp này, mỗi năm anh chủ trại lươn thu hàng trăm triệu đồng.

Luôn ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Ngô Sỹ Quân (31 tuổi, trú tại xóm 6, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), thường dành thời gian đi tham quan, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Năm 2021, biết được mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao, anh đã mạnh dạn đầu tư. Lúc đầu ,anh Quân xây 22 bể vuông với tổng diện tích 132m2, mỗi bể rộng khoảng 6m2, lát gạch xung quanh và đáy bể để nuôi lươn thương phẩm không bùn.

Nuôi lươn dày đặc trong nhà, nông dân Vũng Tàu thu tiền tỷ

Trang trại nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của ông Nguyễn Duy Tân, ấp 3, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) hiện có 180 hồ nuôi với khoảng 300.000 con lươn...

Thời gian qua, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện nhiều mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng có giá thể và cũng có những mô hình thay đổi phương thức nuôi mới không giá thể đem lại lợi nhuận cao.

Nuoi luon day dac trong nha, nong dan Vung Tau thu tien ty

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.