Nuôi chồn hương, một nông dân ở Long An thu nửa tỷ mỗi năm

Tình cờ xem tivi về mô hình một trang trại ở Miền Tây, ông Nguyễn Thành Nhân, xã An Lục Long, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) chuyển từ nuôi dê sang nuôi chồn hương...

Ông Nguyễn Thành Nhân xuất thân là một nông dân, có hơn chục năm trong nghề nuôi dê. Nhưng tình cờ vào một buổi tối xem ti vi, xem thấy mẫu tin giới thiệu về mô hình nuôi chồn hương của một trang trại ở Miền Tây nên ông chuyển hướng nuôi chồn hương, một mô hình khá mới mẻ tại địa phương, nhưng đã đem về lợi nhuận cho gia chủ.
Nuoi chon huong, mot nong dan o Long An thu nua ty moi nam
Mô hình nuôi chồn hương của ông Nhân ở ấp Cầu Kinh, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. 
Vào năm 2017, ông Nguyễn Thành Nhân đã tìm tới một trang trại ở tỉnh Cà Mau mua 4 cặp chồn giống với giá 18 triệu một con đem về nuôi thử nghiệm.
Quá trình nuôi, thấy chồn sinh sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông mạnh dạn đầu tư nuôi loài loài động vật hoang dã này.
Tận dụng diện tích nhà còn trống, ông Nguyễn Thành Nhân xây dựng chuồng trại, xin cấp giấy chứng nhận nuôi động vật hoang dã. Nhờ chịu khó học hỏi, ông nhân đàn thành công và duy trì số lượng chồn tại trại hiện có 60 con bố, mẹ.
Để chăn nuôi đạt hiệu quả, ông xây dựng trại trên diện tích 100m2, chia làm 4 khu nuôi dành cho chồn sinh sản, chồn hậu bị và chồn con.
Đặc biệt, khu nuôi chồn sinh sản đầu tư hệ thống lồng nuôi hiện đại, quây lưới sắt, hệ thống dẫn nước uống trực tiếp đến từng chuồng. Chất thải của chồn được xịt rửa mỗi ngày để giảm thiểu tối đa mùi hôi thối…
Nuoi chon huong, mot nong dan o Long An thu nua ty moi nam-Hinh-2
Anh Nhân cho biết: "Chồn từ 6 tháng trở đi, tôi chủ yếu cho ăn cá sống, ốc, cua…Chồn nuôi khoảng 9 tháng có thể sinh sản” 
Đặc tính của chồn hoang dã, ăn tạp nên dễ nuôi, ít bị bệnh, ít tốn công chăm sóc. Thức ăn chủ yếu là chuối, mít, cá da trơn, đầu chuột… nên mỗi con chồn chỉ tốn khoảng 2.000 - 3.000 đồng thức ăn mỗi ngày.
Chồn hương thích ăn trái thanh long, chuối, vậy nên, ông Nhân đã dành 2 công đất để trồng chuối, chủ yếu là cung cấp thức ăn cho chồn.
Ông Nhân cho biết: "Chồn từ 6 tháng trở đi, tôi chủ yếu cho ăn cá sống, ốc, cua… Chồn nuôi khoảng 9 tháng có thể sinh sản”.
Từ 8 con chồn bố mẹ ban đầu, sau 6 năm nhân đàn, ông Nguyễn Thành Nhân hiện có 60 con chồn bố mẹ,với giá hiện tại, mỗi con chồn giống trị giá khoảng 20 triệu đồng. Ngoài ra, ông Nhân đã bán được 100 con chồn giống thu về trên 500 triệu đồng.
Nuôi chồn hương chi phí thấp. Chúng vừa ăn ít, lại ăn được thức ăn mà người dân dễ tìm kiếm. Nếu nhà nào có vườn, gần mương hay kênh, rạch đều có thể tự trồng chuối và đánh bắt cá tạp cho chồn ăn mà hoàn toàn không tốn một chi phí nào.
Qua mô hình nuôi chồn hương của ông Nguyễn Thành Nhân ở ấp Cầu Kinh, xã An Lục Long, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) cho thấy bước đầu hiệu quả kinh tế cao. Từ việc xây dựng chuồng trại bài bản, cách nuôi giúp chồn phát triển tốt. Đây là mô hình có thể nhân rộng để người dân chuyển đổi phát triển kinh tế.

Tính toán xây cầu Thủ Thiêm 4 kinh phí 5.300 tỷ dạng cầu quay

Sở GTVT TP.HCM sẽ tính toán kỹ lưỡng, đánh giá các yếu tố kinh tế - kỹ thuật của cầu Thủ Thiêm 4, nếu tĩnh không cao thì có giải pháp xây cầu quay hoặc cầu mở.

Sở GTVT TP.HCM đang tập trung phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm chiến lược ngành giao thông vận tải để đáp ứng tiến độ khởi công.
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 được Sở GTVT TP.HCM đưa vào danh mục các công trình, dự án giao thông trọng điểm tiêu biểu thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đà Nẵng: Dự án giao thông trọng điểm liên tục trễ hẹn, ai chịu trách nhiệm?

Dự án đường Vành đai phía Tây thành phố Đà Nẵng và đường ĐT601 với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng liên tục bị trễ hẹn. Vậy cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Báo Tri thức và Cuộc sống đã có 2 bài phản ánh về các dự án giao thông trọng điểm ở TP. Đà Nẵng. 
Đường Vành đai phía Tây thành phố Đà Nẵng đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 19km, được khởi công vào tháng 9/2018 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, thời gian hoàn thành công trình là tháng 12/2020, gia hạn đến tháng 9/2022, rồi giãn ra đến tháng 12/2022 và vẫn đang tiếp tục trễ hẹn. Trong khi đó, Dự án Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601 được khởi công từ tháng 5/2020 với tổng kinh phí đầu tư sau khi điều chỉnh hơn 700 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm thi công, dự án vẫn dang dở.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.