Nước máy Hà Nội có dầu thải: Viwasupco “lờ”... vẫn cấp nước, chịu “án” gì?

(Kiến Thức) - Dư luận đặt câu hỏi, với việc biết nước máy Hà Nội nhiễm chất Styren trong dầu thải, Viwasupco cứ "lờ" đi và vẫn cấp nước bán cho người dân. Với hành vi “sống chết mặc bay” này, Viwasupco sẽ bị xử lý như thế nào?

Nước máy Hà Nội có dầu thải: Viwasupco “lờ”... vẫn cấp nước, chịu “án” gì?
Liên quan nguồn nước sinh hoạt Viwasupco cung cấp có hàng vạn hộ dân trên địa bàn TP Hà Nội bốc mùi hóa chất khét lẹt như mùi nhựa cháy, mới đây, kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của TP Hà Nội theo QCVN 01:2009/BYT cho thấy, trong các mẫu nước xét nghiệm đều có một chất của thành phần dầu thải ( Styren) với hàm lượng cao hơn so với quy chuẩn từ 1,3 đến 3,65 lần.
Đáng chú ý, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thông cáo báo chí của UBND TP Hà Nội cho biết, tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).
Tuy nhiên, một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng ngày 8/10/2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Viwasupco cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
Dư luận đặt câu hỏi, với việc biết nước máy Hà Nội nhiễm chất Styren trong dầu thải, Viwasupco cứ "lờ" đi và vẫn cấp nước bán cho người dân. Với hành vi “sống chết mặc bay” này, Viwasupco sẽ bị xử lý như thế nào?
Nuoc may Ha Noi co dau thai: Viwasupco “lo”... van cap nuoc, chiu “an” gi?
Dầu thải đổ ra nguồn nước đầu vào khiến nước sinh hoạt sau xử lý vẫn bị nhiễm chất có trong dầu thải. 
Liên quan vụ việc trên, PV Kiến Thức đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật để làm rõ trách nhiệm của Viwasupco.
Người dân có quyền khởi kiện Viwasupco
- Mới đây, UBND TP Hà Nội cho rằng, Viwasupco phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8/10 nhưng không báo cáo ai, cũng không có hành động gì liên quan để ngăn chặn số dầu này, cứ để trôi vào nhà máy, dẫn đến nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt của người dân. Vậy trách nhiệm của Viwasupco thế nào?
Khi phát hiện ra sự việc thì việc cần thiết là ngưng cấp nước. Đồng thời thông báo đến các cơ quan chức năng để tiến hành khắc phục sự cố môi trường. Tuy nhiên, cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng ngày 8/10/2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng và không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định. Hậu quả dẫn đến nước sinh hoạt nhiễm dầu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe hàng chục nghìn người dân.
Hàng năm, nước ô nhiễm giết nhiều người hơn cả chiến tranh và các hình thức bạo lực khác cộng lại. Nói một cách thẳng thắn, ô nhiễm nước ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên, tôi không hiểu vì sao mà Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà vẫn tiến hành sản xuất và cấp nước về Thủ Đô. Theo tôi đó là một sự vô cảm, là thiếu trách nhiệm trầm trọng, coi thường tính mạng sức khỏe người dân.
-  Trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm của Viwasupco, người dân có thể khởi kiện công ty này hay không?
Nếu xác định chất lượng nước không đảm bảo, không đủ điều kiện sử dụng mà vẫn cấp nước thì hành vi này là hết sức đáng lên án và cần phải xử lý theo quy định pháp luật. Việc xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ sai phạm và hậu quả xảy ra. Tùy vào hậu quả xảy ra mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh những thiệt hại về tinh thần trước sự hoang mang, lo lắng của hàng trăm nghìn người dân Thủ đô, những thiệt hại về kinh tế cũng không nhỏ khi người dân phải tự đi mua nước đóng bình về để phục vụ sinh hoạt, phải thay bộ lõi lọc cho các máy lọc nước trong gia đình. Do đó, đủ cơ sở để yêu cầu đơn vị cung cấp nước phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ những thiệt hại của người dân. Tuy nhiên, do người dân không ký trực tiếp với công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà nên phải xem lại hợp đồng là đơn vị nào đã bán trực tiếp nước cho người dân và người dân kiện trực tiếp đơn vị đó.
Nuoc may Ha Noi co dau thai: Viwasupco “lo”... van cap nuoc, chiu “an” gi?-Hinh-2
 Nhà máy nước sạch Sông Đà.
Viwasupco chịu trách nhiệm gì?
- Vậy, Viwasupco sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Hiện nay, chất lượng nước sinh hoạt phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT (Thông tư 41) ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh hoạt.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 41 quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước các nội dung sau: Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu; Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước; Biện pháp và thời gian khắc phục các thông số không đạt Quy chuẩn.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 41, đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp; Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch; Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch; Công khai thông tin về chất lượng nước sạch;…
Nuoc may Ha Noi co dau thai: Viwasupco “lo”... van cap nuoc, chiu “an” gi?-Hinh-3
 Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.
- Hiện tại, các đơn vị chức năng đang truy tìm đối tượng đổ trộm dầu mỡ làm tràn xuống suối gây ảnh hưởng đến việc sản xuất, cuộc sống của hàng vạn người dân Thủ đô. Vậy, nếu phát hiện, trường hợp này sẽ bị xử lý ra sao?
Hành vi xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân mà còn là hành vi bất hợp pháp và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý về hình sự.
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gây ô nhiễm môi trường đã nâng mức phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng và nâng mức phạt tù từ 1 - 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị phạt tiền từ 1 - 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm. Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này bị phạt tiền từ 1 - 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
Ngoài ra theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Sở TN&MT Hòa Bình có phải chịu trách nhiệm?
- Ngày 14/10, Bộ TN& MT và Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà đã thừa nhận nước sạch tại Hà Nội trong những ngày vừa qua bốc mùi khó chịu là do nhiễm dầu. Về vấn đề này xin ông cho biết, trách nhiệm của Sở TNMT tỉnh Hòa Bình trong việc này ra sao?
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, đảo); quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
Thế nhưng, có thể nói trong trường hợp này Sở đã không làm tốt nhiệm vụ theo dõi, phát hiện ra sự cố này. Cho dù, hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức nhưng không thể không nói Sở TNMT tỉnh Hòa Bình không có trách nhiệm.
Xin cảm ơn Luật sư Diệp Năng Bình!

Công ty nước sạch sông Đà nói gì về nước sinh hoạt ở Hà Nội có mùi lạ?

Ông Lê Văn Du, Phó phòng Hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) cho rằng nước sinh hoạt của người dân ở Hà Nội có mùi lạ, có thể trong quá trình vận hành đơn vị sản xuất đã sử dụng lượng Clo quá quy chuẩn.

Công ty nước sạch sông Đà nói gì về nước sinh hoạt ở Hà Nội có mùi lạ?

Liên quan đến vụ việc nguồn nước sinh hoạt nhiều quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội có mùi lạ, sáng 12/10, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Công ty Cổ phần Ðầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch (VIWACO - đơn vị cung cấp nước) cho biết VIWACO đã có thông báo chính thức gửi tới khách hàng của mình.

Nước máy Hà Nội bốc mùi lạ: Viwasupco trả lời thế nào?

(Kiến Thức) - Viwasupco mới đây có văn bản trả lời về chất lượng nước sạch gửi đến Công ty cổ phần Viwaco. Tuy nhiên, Viwasupco không đưa ra khuyến cáo hay thời hạn cung cấp kết quả xét nghiệm nguồn nước cho khách hàng.

Nước máy Hà Nội bốc mùi lạ: Viwasupco trả lời thế nào?
Viwasupco nói gì nước máy Hà Nội bốc mùi lạ
Ba ngày qua, cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân tại khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm… (TP Hà Nội) bị ảnh hưởng khi nguồn nước sinh hoạt bốc mùi hóa chất khét lẹt như mùi nhựa cháy. Lo lắng nguồn nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người dân không dám sử dụng nguồn nước này và trước mắt họ phải dùng nước đóng bình làm phương án tạm thời.

Đã tìm ra nguyên nhân khiến nước máy Hà Nội bốc mùi lạ

(Kiến Thức) - Sáng 14/10, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, đã tìm ra nguyên nhân khiến nước sạch từ nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp cho nhiều hộ dân tại Hà Nội có mùi lạ là do bị dính dầu.

Đã tìm ra nguyên nhân khiến nước máy Hà Nội bốc mùi lạ
Theo ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nguyên nhân khiến nước sạch từ nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp cho nhiều hộ dân tại Hà Nội có mùi lạ là do bị dính dầu.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho biết, một con suối chảy qua xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) xuất hiện rất nhiều dầu. Đáng chú ý, con suối này cách kênh dẫn nước của nhà máy nước sạch sông Đà chỉ 800m.

Da tim ra nguyen nhan khien nuoc may Ha Noi boc mui la
Trong kênh dẫn nước từ đầu nguồn vào nhà máy nước sạch sông Đà có dầu thải.

Đêm ngày 8, rạng sáng 9/10, tại Hòa Bình có mưa lớn, lượng dầu lớn bị đổ trộm xuống khe núi đã tràn xuống con suối nói trên, sau đó chảy ra kênh dẫn nước, nơi đặt nhà máy nước sạch sông Đà.

Hiện tại, toàn bộ số dầu đã được công nhân thu gom. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cũng đã lấy mẫu nước để đi kiểm tra.

Trước đó, Công ty Viwasupco vừa có văn bản trả lời về chất lượng nước sạch gửi đến Công ty cổ phần Viwaco - đơn vị mua nước của Công ty Viwasupco, sau đó phân phối cho người dân.

Theo đó, Công ty Viwasupco cho rằng, việc kiểm tra chất lượng nước có thể sẽ cần khoảng thời gian nhất định.

“Công ty Viwasupco hy vọng sớm nhận được kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch của cơ quan chức năng và công ty sẽ thông báo luôn tới Quý Công ty khi chúng tôi có được kết quả kiểm tra để Quý Công ty thông tin tới khách hàng” – văn bản của Viwasupco nêu rõ.

Theo đại diện của Viwaco cho biết, trong văn bản trả lời, công ty Viwasupco không đưa ra khuyến cáo hay thời hạn cung cấp kết quả xét nghiệm nguồn nước cho khách hàng.

Mời qúy vị độc giả xem video: Nước máy Hà Nội bốc mùi lạ

 
Như Kiến Thức đã phản ánh, những ngày qua, nhiều người dân sống tại khu đô thị Linh Đàm, chung cư Kim Văn - Kim Lũ và các khu dân cư ở Hoàng Mai, Thanh Trì, Nam Từ Liêm... hoang mang khi nhận thấy rõ mùi khét khó chịu như mùi nhựa cháy trong nước sinh hoạt của gia đình. Sang đến những ngày sau, nước có mùi khét nồng nặc như mùi nhựa cháy.

Rất nhiều người dân Hà Nội đang dùng nước sạch sông Đà phải chuyển qua mua nước đóng bình để sử dụng. Không ít gia đình phải sơ tán về quê hoặc đến nhà người thân ở vùng không dùng nước sạch sông Đà để ở nhờ.

Ngày 11/10, đoàn liên ngành TP.Hà Nội gồm Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP và các đơn vị cung cấp nước sạch sông Đà đã đi kiểm tra, lấy mẫu nước tại ba địa điểm: Trạm bơm tăng áp Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); bể chứa trung gian tại huyện Thạch Thất; và tại Nhà máy nước sông Đà (tỉnh Hoà Bình).

Ngày 12/10 - tức sau 2 ngày người dân phản ánh về việc nước sạch có mùi lạ, nhân viên chăm sóc khách hàng của Công ty Viwaco cho biết đơn vị đã gửi văn bản tới Công ty Viwasupco về hiện tượng trên để có biện pháp xử lý nhưng chưa nhận được văn bản trả lời. Tuy nhiên, nêu tại văn bản trả lời Viwaco, công ty Viwasupco cho biết, ngay trong ngày 10/10, công ty này đã gửi văn bản phúc đáp và đề nghị phía Viwaco cử cán bộ phối hợp lấy mẫu nước tại điểm cấp nước giữa hai bên để tiến hành kiểm tra chất lượng nước cấp.

Cũng theo Công ty Viwasupco, trong sáng ngày 11/10, các bên đã tổ chức lấy mẫu tại điểm cấp nước đồng hồ DN1200 BigC. Chiều ngày 11/10, công ty đã mời đại diện Sở Y tế, Sở Xây dựng, Trung tâm y tế dự phòng cùng đại diện các khách hàng đến nhà máy, trạm bơm và bể chứa hiện tại của công ty tiến hành công tác vận hành, lấy các mẫu nước và tiến hành thử nghiệm chất lượng nước.

Theo một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội, theo quy trình xét nghiệm bình thường cần 10 ngày làm việc để có được kết quả xét nghiệm mẫu nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà, nếu nhanh sẽ có kết quả xét nghiệm trước 7 ngày.

Được biết, các khu vực trên đều đang sử dụng nguồn nước sạch sông Đà từ Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà. Công ty hiện cung cấp nước cho hơn 100.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.