Nước lũ về nhiều, dân vùng Đồng Tháp Mười tấp nập ra đồng bắt con gì?

Dù lượng cá đồng đánh bắt được không nhiều so với những năm trước nhưng người dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An phấn khởi khi có nguồn thu nhập, trang trải cuộc sống.

Nước lũ về nhiều, dân vùng Đồng Tháp Mười tấp nập ra đồng bắt con gì?

Dù lượng cá đánh bắt được không nhiều so với những năm trước nhưng người dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An phấn khởi khi có nguồn thu nhập, trang trải cuộc sống.

Nuoc lu ve nhieu, dan vung Dong Thap Muoi tap nap ra dong bat con gi? YAHOO 15

Người dân đánh bắt cá đồng mùa lũ ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An.

Hiện mực nước lũ ở các huyện đầu nguồn của tỉnh lên cao xấp xỉ trung bình nhiều năm, đây là điều kiện để nông dân đánh bắt cá.

Dọc trên các tuyến đường của các xã vùng trũng thấp của huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân cùng ngồi lại với nhau lựa ra các loại cá đồng, cua, lươn sau khi thu hoạch.

Nuoc lu ve nhieu, dan vung Dong Thap Muoi tap nap ra dong bat con gi? YAHOO 15-Hinh-2

Người dân vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An đem cá đồng bán cho thương lái.

Theo Anh Huỳnh Thanh Sang (xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An), khoảng một tháng trở lại đây, nước từ đầu nguồn đổ về dâng cao ngập cả cánh đồng. Với người dân ở đây, nước lũ về cũng là lúc người dân khai thác đánh bắt cá (giăng lưới, giăng câu, đặt lợp,…) cải thiện bữa ăn và đem bán kiếm thêm nguồn thu nhập.

Nhiều năm qua, mỗi mùa nước lũ, anh Sang bơi xuồng men theo các tuyến kênh và cánh đồng sau nhà đặt đú dớn, giăng lưới.

Hơn một tháng trước, anh cũng đã chuẩn bị ngư cụ đón mùa lũ. “Lũ về dù muộn nhưng người dân ai nấy cũng phấn khởi, cá, tôm cũng không nhiều như những năm trước nhưng người dân có thu nhập từ việc đánh bắt.

Hiện với hơn 30 đú dớn của gia đình, mỗi ngày tôi bắt được 30 - 40kg cá các loại, thu nhập cũng được 400.000 - 500.000 đồng, thu nhập này xem ra khá ổn ở vùng nông thôn, vì ở đây mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống ở mức thấp”, anh Sang nói.

Nuoc lu ve nhieu, dan vung Dong Thap Muoi tap nap ra dong bat con gi? YAHOO 15-Hinh-3

Lượng cá đồng không nhiều như những năm trước nhưng người dân cũng có nguồn thu nhập trang trải cuộc ssống.

Anh Nguyễn Văn Trên (xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng), cho biết: “Mùa khô gia đình canh tác 5ha đất sản xuất lúa, mùa nước làm nghề cá để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Theo anh Trên, vào thời điểm này những năm trước cá nhiều, mỗi ngày giăng lưới kiếm được từ 500.000 - 700.000 đồng, năm nay dù lũ đã về nhưng lượng cá giảm đáng kể, mỗi ngày, đêm tôi kiếm được khoảng chục kg cá, sau khi trừ chi phí được khoảng 300.000 - 400.000 đồng”.

Nuoc lu ve nhieu, dan vung Dong Thap Muoi tap nap ra dong bat con gi? YAHOO 15-Hinh-4

Thương lái thu mua cá đồng do người dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) đánh bắt.

Theo chị Nguyễn Thị Hằng (xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường) gần chục năm làm nghề thu mua cá đồng mùa lũ cho biết: “Vào thời điểm này những năm trước cá nhiều, trung bình mỗi ngày thu mua khoảng 1 tấn cá đồng, năm nay cá ít, thời điểm này mỗi ngày thu mua khoảng 200 - 300kg cá, không những sản lượng ít mà chủng loại cũng không được phong phú, chủ yếu là cá lóc, chốt, cá linh,...”.

Nuoc lu ve nhieu, dan vung Dong Thap Muoi tap nap ra dong bat con gi? YAHOO 15-Hinh-5

Lượng cá đồng ra chợ ở một số nơi trong tỉnh Long An không nhiều như những năm trước.

Dạo quanh một số chợ ở các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, (tỉnh Long An) lượng cá đồng không nhiều như những năm trước.

Theo các tiểu thương, năm nay, cá đồng ra chợ rất ít, chỉ có một số loại: cá chốt, cá thiểu, lóc, trê, dảnh trắng, rô, linh,...

Do lượng cá khan hiếm nên giá bán tăng khoảng 10 - 20% so với các năm trước, hiện giá cá lóc, cá trê từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, cá chốt, cá lăn từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, cá dảnh trắng từ 40.000 - 50.000 đồng/kg...

Mùa cá cơm trên đảo Thanh Lân, mỗi ngày thu hàng chục triệu đồng

Cá cơm sau khi đánh bắt về sẽ được sơ chế rồi phơi khô (người dân gọi là cá ruội khô) bán cho thương lái hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, mỗi ngày có thể kiếm hàng chục triệu đồng.

Mùa cá cơm trên đảo Thanh Lân, mỗi ngày thu hàng chục triệu đồng

Đảo Thanh Lân, huyện Cô Tô, Quảng Ninh cách đất liền khoảng 50km với hơn 1.000 nhân khẩu, nơi đây được thiên nhiên ưu ái cho một ngư trường thuận lợi với nguồn hải sản phong phú. Thời điểm này trong năm là mùa đánh bắt cá cơm rồi về phơi khô, người dân hay gọi là cá ruội.

Vào sáng sớm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan (39 tuổi, ngư dân xã đảo Thanh Lân) đã tất bật với những chuyến tàu chở cá cơm tươi rói từ ngư trường về cảng. Mỗi chuyến, chiếc tàu sắt của vợ chồng chị chở được khoảng 1 tấn cá cơm tươi về bờ.

Chị Lan cho biết, khu vực đánh bắt cá cơm cách cảng cá không xa. Ban đêm, ngư dân sẽ đi thả lưới, đánh dấu vị trí rồi sáng sớm ra thu hoạch. Mùa này cá cơm nhiều vô kể, mẻ lưới nào cá cơm cũng đóng dày nặng tay.

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong

Sáng sớm mỗi ngày, tàu của gia đình chị Lan liên tục chở hàng tấn cá từ ngư trường về bến để chuẩn bị phơi khô

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-2

Sau 1 đêm, cá cơm đóng dày trong lưới, tàu gia đình chị Lan liê tục hoạt động để chở cá sau khi đánh bắt về

Cá cơm sau khi được chở từ ngư trường về cảng sẽ được rửa sạch ngay rồi mới được đem đi phơi. Nếu trời nắng to thì từ cá tươi chỉ cần phơi 1 ngày là đã đạt mức khô để đóng gói. Cũng vì nhiều phần việc, gia đình chị Lan phải thuê thêm 9 nhân công với mức giá 500 nghìn đồng/người/ngày để tăng sản lượng. Ngoài việc tự đánh bắt, gia đình chị Lan còn thu mua cá cơm tươi của nhiều tàu cá ngư dân khác để về phơi khô.

"10kg cá tươi khi phơi thì được khoảng 2,3kg cá khô. Mỗi ngày, nhà tôi thu gần 1 tấn cá khô. Sau khi đóng gói, cá sẽ được chuyển lên tàu bán cho thương lái với giá 60.000 đồng/kg. Một số đơn vị có mua cá của gia đình tôi để xuất khẩu ra nước ngoài", chị Lan cho biết.

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-3

Cá cơm được rửa sạch trước khi đem đi phơi khô, cá vừa đánh bắt nên tươi rói

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-4

Chị Lan cho biết, mỗi thùng cá cơm tươi nặng khoảng 25kg

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-5

Cá cơm sau khi rửa sạch sẽ được đậy lại nhằm chắn bụi rồi chuyển về khu vực phơi

Theo kinh nghiệm của người dân xã đảo Thanh Lân, cá cơm sau khi được làm sạch sẽ được phơi ở những nơi sát biển vì phơi ở đây sẽ không có ruồi bâu vào cá gây mất vệ sinh. Hơn nữa, cá phơi gần biển sẽ có mùi vị đặc trưng, thơm ngon hơn.

"Hiện tại, đa số ngư dân xã đảo Thanh Lân đều tranh thủ đi đánh bắt cá cơm, nguồn lợi hải sản này giúp cho nhiều gia đình có thêm thu nhập, cải thiện kinh tế, những ngôi nhà khang trang dần mọc lên trên xã đảo này. Chính quyền địa phương luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho ngư dân ra khơi phát triển kinh tế.

Cá cơm (cá ruội khô) Thanh Lân cũng là đặc sản đáng để làm quà khi du khách tới đây du lịch, khám phá", Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Thanh Lân bà Nguyễn Thị Thanh Thái phấn khởi cho biết.

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-6

Cá cơm được phơi ở nơi gần biển, không hề có ruồi đậu. Nếu đủ nắng, chỉ cần phơi 1 ngày là đã đạt độ khô để đóng gói

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-7

Mỗi ngày có hàng tấn cá ruội khô đủ chất lượng đóng gói đem bán

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-8

Ngư trường đảo Thanh Lân thuận lợi, sản lượng cá cơm dồi dào - đây là nguồn lợi kinh tế giúp ngư dân nơi đây kiếm thêm thu nhập, thay đổi bộ mặt kinh tế của xã đảo xa xôi.

Cá trích vào mùa, ngư dân Thanh Hóa kiếm tiền triệu mỗi ngày

Sau mỗi chuyến ra khơi, ngư dân ở Thanh Hóa thu về vài tạ cá trích, trừ chi phí họ kiếm được tiền triệu mỗi ngày.

Cá trích vào mùa, ngư dân Thanh Hóa kiếm tiền triệu mỗi ngày

Theo những ngư dân ở vùng biển Thanh Hóa, đầu tháng 2 Âm lịch hàng năm là bắt đầu vào vụ đánh bắt cá trích. Mùa cá trích kéo dài khoảng 3 tháng. Thời điểm này, mỗi chuyến ra khơi ngư dân cũng kiếm được tiền triệu.

Ông Lê Văn Tuấn, một ngư dân ở TP. Sầm Sơn, cho biết, đánh bắt cá trích chủ yếu là dùng bè mảng hoặc tàu có công suất nhỏ. Cá tàu bè này đánh bắt gần bờ, cách khoảng 2 đến 3 hải lý.

“Thông thường mỗi bè đi 2 người. Ngày nào ông và con trai cũng ra khơi từ 4h sáng, đến khoảng 9h là vào bờ. Mỗi chuyến đi, hai bố con cũng bắt được khoảng 2 đến 3 tạ cá. Hôm nào trúng có khi được 4 đến 5 tạ”, ông Tuấn nói.

Ca trich vao mua, ngu dan Thanh Hoa kiem tien trieu moi ngay

Vào mùa cá trích, ngư dân Thanh Hóa kiếm tiền triệu mỗi ngày sau chuyến ra khơi.

Theo ông Tuấn, ngày thường, hai bố con ông đi đánh bắt may ra chỉ kiếm được khoảng 500.000 đồng/người. Hôm nào không thuận chỉ đủ tiền dầu máy.

Tuy nhiên, cứ vào mùa cá trích là những ngư dân như ông rất thích. Bởi mỗi chuyến ra khơi bèo nhất cũng kéo được 1 đến 2 tạ cá. Với giá như hiện 18.000 đến 20.000 đồng/kg, trừ chi phí, hai bố con cũng kiếm được cả triệu đồng mỗi người.

“Năm nay mới đầu vụ chưa có mẻ nào tôi trúng đậm. Như năm ngoái, hai bố con vừa ra cách bờ khoảng 2 hải lý, thả mẻ lưới đầu tiên đã trúng luồng, kéo lên được cả tạ cá. Một chuyến đi hôm đó bắt được khoảng 5 tạ, hai bố con kiếm được gần chục triệu đồng”, ông Tuấn chia sẻ.

Cũng theo ông Tuấn, ngày thường, nghề đánh bắt cũng hên xui, ai đỏ thì bắt được nhiều, không thì cũng chẳng có gì. Nhưng vào mùa cá trích, ít nhất mỗi chuyến ra khơi ngư dân cũng yên tâm bỏ túi tiền triệu mỗi người.

Ca trich vao mua, ngu dan Thanh Hoa kiem tien trieu moi ngay-Hinh-2

Hối hả nhặt cá sau mỗi chuyến tàu vào bờ.

Ca trich vao mua, ngu dan Thanh Hoa kiem tien trieu moi ngay-Hinh-3

Ngư dân ra khơi trúng luồng có khi thu hoạch được cả 5 tạ cá.

Ca trich vao mua, ngu dan Thanh Hoa kiem tien trieu moi ngay-Hinh-4

Cân cá bán ngay tại bờ biển.

Thông thường, những ngư dân đi bè mảng như ông Tuấn chỉ đánh bắt gần bờ, thời gian ra khơi khoảng 6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, những tàu có công suất nhỏ họ đi nhiều người hơn, đánh bắt xa bờ hơn khoảng 5 đến 6 hải lý, thời gian kéo lưới lâu hơn nên sản lượng nhiều hơn.

Theo những ngư dân ở đây, do đang vào đầu vụ nên giá cá trích có phần cao, khoảng 20.000 đồng/kg. Thời điểm cá nhiều, giá rẻ hơn chỉ tầm 15.000 đồng/kg. Dịp đầu vụ như hiện nay, ngư dân rất phấn khởi ra khơi.

Hàng ngày, lượng cá đánh bắt được lớn nên ngoài thương lái đến thu mua mang tới các chợ thì nhiều cơ sở trong và ngoài vùng cũng đến gòm về chế biến nước mắm.

Chị Nguyễn Thị Hồng, một thương lái, cho biết, sở dĩ tàu, bè vào tới bờ thương lái tranh nhau mua hàng là bởi cá trích có đặc trưng thịt tươi, thơm ngon, lại chế biến được nhiều món nên người dân rất thích.

“Những ngày này tôi gần như túc trực ở bến làng chài cả ngày. Cứ thuyền nào vào là tôi gom hàng để nhập lên các chợ trên thành phố bán. Ngày cao điểm tôi nhập cả tấn cá”, chị Hồng cho hay.

Bí mật loài cá xưa vứt rác nay chỉ nhà giàu mới dám ăn

Ít ai ngờ, có một thời cá ngừ lại không được dùng làm thực phẩm cho con người. Thậm chí, người bắt được cá ngừ vây xanh phải chi tiền túi để gửi chúng ra bãi rác.

Bí mật loài cá xưa vứt rác nay chỉ nhà giàu mới dám ăn
Bi mat loai ca xua vut rac nay chi nha giau moi dam an
 Vào khoảng thế kỷ 19, cá ngừ vây xanh giá chỉ khoảng vài đô la/kg, tính theo tỉ giá lúc bấy giờ chỉ tương đương khoảng hơn chục nghìn đồng. Ảnh: NPR 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.