Câu chuyện thứ 1, về một nữ Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ở Đồng Nai vừa được nhận bằng khen đột xuất của Bộ KHCN vì chị đã cùng đồng nghiệp bắt quả tang 53 cây xăng gian lận trên địa bàn mình phụ trách.
Chị Thanh Phương (ngồi sau) trên hành trình đóng giả khách hàng đi bắt xăng gian. Ảnh tư liệu của Sở KHCN Đồng Nai. |
Báo Thanh Niên cho biết, chị Đỗ Ngọc Thanh Phương (36 tuổi), từ đầu tháng 3 năm nay được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng, và chị đã trở thành một “nữ tướng” vô cùng xông xáo trong việc trừng trị các cây xăng gian lận.
Chị Phương nói theo kiểu hài hước hiện nay “tuy là Chi cục trưởng nhưng không ngồi trong phòng lạnh, cạo bàn giấy mà lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Thân gái liễu yếu nhưng không kể đêm hôm, chị vẫn hóa trang thành người đi mua xăng để vạch trần sự gian lận.
Có 3 lần chị bắt hụt, vì bị phát hiện ra, những kẻ bán xăng gian đã đẩy văng chị ra để chạy vào phòng nguồn điện nhằm xóa tang chứng, còn lại 53 lần thành công, xử phạt trên 5 tỉ đồng, trong đó có trường hợp bị phạt đến 600 triệu đồng.
Đọc chuyện về chị Phương mà rưng rưng cảm động. Khâm phục, tự hào về một người phụ nữ nhỏ bé đã trở thành “nữ tướng” chống lại cái xấu. Biết bao nhiêu người đàn ông sẽ phải cúi mặt xấu hổ trước chị, nhất là những người đàn ông đang lợi dụng chức vụ để lờ đi cái xấu nhằm kiếm lợi cho bản thân?
Chắc rồi bạn đọc sẽ bình luận: “Ước gì ở đâu cũng có người như chị Thanh Phương”, “Đây mới đúng là mẫu hình cán bộ chúng ta cần”, “Có người như chị Phương, đất nước mới có cơ nở mày nở mặt”…
Thế đấy, đọc chuyện vui, chuyện đẹp sao vẫn thấy xót xa. Những người dân dũng cảm, can trường, dám chống lại cái sai của một hệ thống công quyền như anh tài xế Lương Hoàng Mỹ quá hiếm. Những cán bộ tận tâm xả thân vì công việc, làm đúng với lương tri như chị Thanh Phương quá hiếm. Khiến chúng ta phải trầm trồ, ước ao.
Tài xế Lương Hoàng Mỹ bật khóc khi tòa tuyên thắng kiện trong phiên xử ngày 8/9. Ảnh: Báo Tuổi trẻ |
Một khi xã hội quá thiếu những người làm việc đúng, làm việc tốt, đứng về lẽ phải để chống lại cái xấu, cái ác, đó là khi xã hội sẽ phải đối mặt với những nguy cơ có tác động dây chuyền, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống.
Vì vậy, xin mỗi người hãy đem câu chuyện về anh Mỹ, chị Phương để kể với con cái mình, một cách dung dị nhất để các thế hệ tương lai của chúng ta được biết nhiều hơn về lẽ phải.
Lẽ phải, điều tốt cho dù hôm nay phần nào trở nên hiếm hoi, nhưng nó là chân lý vĩnh cửu và vẫn luôn tồn tại ở vị trí đẹp nhất trong xã hội. Không gì có thể phủ nhận được lẽ phải và điều tốt, một khi chúng ta chọn cách sống để nó được lan rộng khắp trong cuộc đời này.