Nữ trưởng phòng ở Đắk Lắk mượn bằng chị gái để thăng tiến lộ thêm gian dối

(Kiến Thức) - Trong bản tường trình của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (chị của nữ Trưởng phòng ở Đắk Lắk mượn bằng chị gái để thăng tiến) cho biết, bà Ái Sa không cho em gái mượn bằng, và em gái bà ta tên Trần Thị Ngọc Thêm chứ không phải Ngọc Thảo. Như vậy, bà Thảo lại lộ thêm bằng chứng gian dối?

Nữ trưởng phòng ở Đắk Lắk mượn bằng chị gái để thăng tiến lộ thêm gian dối
Liên quan đến vụ bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo - Thêm), nữ Trưởng Phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố mượn bằng cấp 3 của chị gái để thăng tiến, chính quyền địa phương đã cung cấp một số thông tin về nhân thân người phụ nữ này.
Ông Lê Văn Tiến - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, nơi nữ hộ sinh Trần Thị Ngọc Ái Sa (thật) đang làm việc, cho biết gia đình bà Ái Sa hiện ngụ tại P.6 (TP.Đà Lạt). Hồ sơ lý lịch của bà Ái Sa kê khai có 12 anh chị em, gồm 4 trai, 8 gái; bà Ái Sa là con thứ 7, còn bà T.T.N.A (Phó hiệu trưởng trường mầm non) là con thứ 2 và Trần Thị Ngọc Thêm (sinh năm 1975) là con thứ 8.
Trong tường trình, bà Ái Sa cho biết bà chỉ có 1 người em gái duy nhất tên Trần Thị Ngọc Thêm (sinh năm 1975), trong gia đình không có ai tên Thảo. Bà khẳng định không hề cho em gái mượn bằng cấp, bằng cấp và giấy tờ quan trọng được bà gửi ở nhà mẹ đẻ.
Nu truong phong o Dak Lak muon bang chi gai de thang tien lo them gian doi
 
Nếu tường trình của bà Ái Sa là đúng, như vậy bà Trần Thị Ngọc Thảo - nữ trưởng phòng ở Đắk Lắk mượn bằng chị gái để thăng tiến đã khai tên giả. Thực chất tên thật của bà Thảo là Ngọc Thêm.
Lý giải về điều này, nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho hay: “Qua làm việc, chị Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Thảo) thừa nhận là Trần Thị Ngọc Thảo. Hồi nhỏ, chị Thảo có tên cúng cơm là Trần Thị Ngọc Thêm. Tuy nhiên, từ nhỏ đến lớn, và hiện nay mọi người trong gia đình đều gọi là Trần Thị Ngọc Thảo”.
Ông Đoàn Ngọc Yên, Bí thư chi bộ tổ dân phố 17 (P.6) từ năm 2004, nơi bà Ái Sa sinh sống, cho biết chi bộ chưa từng xác minh lý lịch vào Đảng cho ai tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Còn bà Nguyễn Thị Minh Hiếu, Bí thư Đảng ủy P.6, cho biết trong sổ giao nhận hồ sơ xác minh của đơn vị không có tên bà Trần Thị Ngọc Ái Sa và chỉ được lưu từ tháng 7.2013.
Hiện nay mẹ của bà Ái Sa đang sinh sống tại P.2 (TP.Đà Lạt). Theo địa phương, gia đình mẹ bà Ái Sa hiện có 4 người đang sinh sống ở P.2.
Nu truong phong o Dak Lak muon bang chi gai de thang tien lo them gian doi-Hinh-2
 
Hồ sơ tư pháp lưu tại UBND phường Tự An (TP Buôn Ma Thuột) ghi Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông bà Lê Thanh Sơn - Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) được cấp ngày 20/9/2000. Còn theo bản khai khác cũng tại phường này, vào ngày 14/10/2002 ông Lê Thanh Sơn viết “Năm 1997 tôi kết hôn cùng Trần Thị Ngọc Ái Sa ...”.
“Giấy chứng nhận chuyển đi” số 519 vào ngày 6/2/2002 ghi tên Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), được “giải quyết nhập theo chồng” từ xã Ea Na huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) về phường Tự An- TP Buôn Ma Thuột, chuyển một mình, không kèm ai, với chữ ký con dấu của đầy đủ cơ quan Công an các cấp xã, huyện, tỉnh. Kèm theo đó, là Giấy bảo đảm đăng ký hộ khẩu do ông Lê Văn Kh chủ hộ, bố chồng bà Sa (giả), ký ngày 29/8/2002 đồng ý cho con dâu và cháu nội được nhập tịch vào sổ hộ khẩu gia đình.
Trước đó, trao đổi với Báo Thời Đại, ông L.T.S. (người nhận là chồng bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo - Thêm) cho biết, ông không biết chuyện vợ mình dùng bằng cấp 3 của chị gái.
Khi được hỏi việc kết hôn năm 1999, bà Thảo theo chồng vào Đắk Lắk sinh sống và dùng bằng cấp 3 của chị gái xin việc vào Công ty TNHH MTV XNK 2/9, đây là nơi ông L.T.S. đang công tác, ông S. vẫn khẳng định không hề biết chuyện vợ dùng tên và bằng cấp 3 của chị gái để xin vào đây.
"Tâm trạng của tôi bây giờ rất rối, vợ tôi đã bỏ đi rồi...", chồng của nữ Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho hay.

Trước đó Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk nhận được đơn tố cáo (nặc danh) tố bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, sinh ngày 25/5/1973, hiện giữ chức Trưởng Phòng Quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (sinh năm 1975); chưa học hết cấp 3 nhưng đã lấy bằng cấp 3 của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (là chị ruột) để đi học Trung cấp, học liên thông lên Đại học và hiện nay đã học đến Thạc sỹ; đồng thời, kê khai lý lịch cán bộ công chức không trung thực.

Qua điều tra xác minh, bà Thảo đã thừa nhận dùng bằng cấp 3 của chị gái, còn chị gái mình, tức bà Trần Thị Ngọc Ái Sa hiện đang làm việc tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Quan lộ của nữ trưởng phòng tỉnh ủy Đắk Lắk gian dối bằng thăng tiến

(Kiến Thức) - Do làm giả hồ sơ để đi học và làm việc, bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo thăng tiến qua các vị trí nhân viên khách sạn, Kế toán, Kế toán trưởng, Phó phòng, Trưởng phòng của Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Quan lộ của nữ trưởng phòng tỉnh ủy Đắk Lắk gian dối bằng thăng tiến
Liên quan đến vụ nữ trưởng phòng quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk làm giả hồ sơ để đi học và làm việc, khiến dư luận xôn xao về hành vi gian dối của bà.
Quan lo cua nu truong phong tinh uy Dak Lak gian doi bang thang tien
Nữ Trưởng phòng mượn bằng cấp 3 của chị gái để đi học và làm việc.
Ngày 4/10, ông Nguyễn Thượng Hải - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk có nhận đơn tố cáo bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973, trú tại TP Buôn Ma Thuột), Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố cáo sử dụng bằng cấp 3 của chị gái để đi học và làm việc.
Do đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã giao cho Phòng Bảo vệ Chính trị Nội bộ thẩm tra, kết quả xác minh đơn tố cáo là đúng. Nữ Trưởng phòng cũng thừa nhận tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) và đã mượn bằng cấp 3 của chị gái tên Trần Thị Ngọc Ái Sa để đi học và làm việc.
Cụ thể, từ tháng 2/1999, bà Trần Thị Ngọc Thảo xin vào làm nhân viên hợp đồng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu 2/9, tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, qua trình xét tuyển, phía công ty này yêu cầu phải có bằng cấp 3 nên bà Thảo đã mượn bằng của chị gái mình tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng. Sau đó làm việc tại công ty này.
Đến năm 2002, bà Thảo tiếp tục dùng bằng cấp 3 của chị gái để đi học Trung cấp kế toán, Cao đẳng rồi học Đại học từ xa tại ĐH Đà Nẵng chuyên ngành kế toán (tốt nghiệp năm 2009).
Năm 2005, bà Thảo bắt đầu dùng danh tính Trần Thị Ngọc Ái Sa xin vào làm việc tại Khách sạn Bạch Mã (TP Buôn Ma Thuột) và sau đó chuyển sang làm kế toán cho Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đến tháng 10/2007, bà Thảo được bổ nhiệm làm kế toán trưởng Nhà khách Tỉnh ủy.
Tháng 10/2009, bà Thảo tiếp tục được điều động sang làm kế toán phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Đến năm 2013, bà Thảo được bổ nhiệm làm Phó phòng Quản trị và đến năm 2016 tiếp tục được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Như vậy, việc bà Trần Thị Ngọc Thảo làm giả hồ sơ mà thăng tiến qua các vị trí nhân viên khách sạn, Kế toán, Kế toán trưởng, Phó phòng, Trưởng phòng của Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Tường trình của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh uỷ Đắk Lắk

Trưa 4/10/2019, ông Nguyễn Thượng Hải - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức cuộc gặp “nóng” với báo giới, cung cấp thông tin kết quả xác minh đơn tố cáo bà Trần Thị Ngọc Ái Sa sử dụng cả họ tên, bằng cấp của chị gái ruột để được vào làm việc tại cơ quan Đảng.

Tường trình của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh uỷ Đắk Lắk
Tuong trinh cua hotgirl goi dau thanh Truong phong o Tinh uy Dak Lak
 Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk, nơi bà Thảo được tuyển vào làm việc sau khi tốt nghiệp ngành kế toán với tên của chị gái
Đơn tố cáo của người dân nêu tên thật của Trưởng phòng Hành chính - Quản trị (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) là bà Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) chứ không phải là Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973). Bà Sa thật chính là chị ruột bà Thảo, hiện đang là hộ lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Gia đình bà Sa có 12 thành viên, nhưng trong sơ yếu lý lịch bà Thảo khai chỉ có 4 thành viên. Trước đây, Thảo là thợ cắt tóc gội đầu, chưa từng học phổ thông trung học.

Hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng Đắk Lắk "giấu biến" nhiều thành viên gia đình?

Theo đơn tố cáo, tại bản tự khai trong sơ yếu lí lịch của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa-Trưởng phòng Hành chính - Quản trị trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, chỉ khai có 4 anh chị em, trong khi trên thực tế, gia đình bà này ở Lâm Đồng có tới 12 người.

Hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng Đắk Lắk "giấu biến" nhiều thành viên gia đình?
Đơn tố cáo của người dân nêu tên thật của Trưởng phòng Hành chính - Quản trị (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) là bà Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) chứ không phải là Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973). Bà Sa thật chính là chị ruột bà Thảo, hiện đang là hộ lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Gia đình bà Sa có 12 thành viên, nhưng trong sơ yếu lý lịch bà Thảo khai chỉ có 4 thành viên. Trước đây, Thảo là thợ cắt tóc gội đầu, chưa từng học phổ thông trung học.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.