Nữ sinh Nam Định xinh đẹp vượt khó để kiếm tiền ăn học

Nữ sinh Nam Định xinh đẹp vượt khó để kiếm tiền ăn học

(Kiến Thức) - Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng nữ sinh Nam Định không từ bỏ con đường học vấn, thay vào đó cô nàng làm đủ việc để vượt khó tự thân vận động.

Câu chuyện về  nữ sinh Nam Định xinh đẹp vượt khó theo con đường học vấn đang gây xôn xao trên các Fanpage của Hội đồng hương Nam Định trong những ngày qua.
Câu chuyện về nữ sinh Nam Định xinh đẹp vượt khó theo con đường học vấn đang gây xôn xao trên các Fanpage của Hội đồng hương Nam Định trong những ngày qua.
Nhân vật chính thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng là Phạm Thùy Linh (sinh năm 1993, tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Nữ sinh đã trải lòng về quãng thời gian khó khăn, từng làm rất nhiều việc để tự kiếm tiền trang trải học phí ở Hà Nội.
Nhân vật chính thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng là Phạm Thùy Linh (sinh năm 1993, tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Nữ sinh đã trải lòng về quãng thời gian khó khăn, từng làm rất nhiều việc để tự kiếm tiền trang trải học phí ở Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, Thùy Linh tiếp tục đăng ký học Quản trị Kinh doanh tại một trường quốc tế. Dù biết học phí rất cao nhưng nữ sinh 9X Nam Định vẫn vẫn nỗ lực theo đuổi vì muốn có một tương lai ổn định hơn.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, Thùy Linh tiếp tục đăng ký học Quản trị Kinh doanh tại một trường quốc tế. Dù biết học phí rất cao nhưng nữ sinh 9X Nam Định vẫn vẫn nỗ lực theo đuổi vì muốn có một tương lai ổn định hơn.
Thùy Linh là con cả trong gia đình có 3 chị em. Bố làm đủ nghề lao động tay chân, từ Nam Định đến Hà Nội ở đâu có việc là ông nhận hết. Mẹ của cô nàng có sạp rau nhỏ ở chợ. Như những đứa trẻ sinh ra ở vùng quê nghèo, Thùy Linh giỏi đồng áng từ nhỏ. Những việc như cấy lúa, trông em, nấu ăn chẳng làm khó được cô. Việc đồng áng không chỉ theo nữ sinh ở những năm cấp 3 khi còn sống gần bố mẹ. Lúc Linh đậu Cao đẳng Du lịch trên Hà Nội, mỗi vụ mùa đến nữ sinh cũng phải về nhà để cấy lúa kiếm tiền.
Thùy Linh là con cả trong gia đình có 3 chị em. Bố làm đủ nghề lao động tay chân, từ Nam Định đến Hà Nội ở đâu có việc là ông nhận hết. Mẹ của cô nàng có sạp rau nhỏ ở chợ. Như những đứa trẻ sinh ra ở vùng quê nghèo, Thùy Linh giỏi đồng áng từ nhỏ. Những việc như cấy lúa, trông em, nấu ăn chẳng làm khó được cô. Việc đồng áng không chỉ theo nữ sinh ở những năm cấp 3 khi còn sống gần bố mẹ. Lúc Linh đậu Cao đẳng Du lịch trên Hà Nội, mỗi vụ mùa đến nữ sinh cũng phải về nhà để cấy lúa kiếm tiền.
Suốt 12 năm phổ thông, Linh đều đạt danh hiệu học sinh Khá, Giỏi. Môn cô bạn có điểm cao nhất là tiếng Anh. Nhờ thế mạnh này mà nữ sinh có cơ hội trở thành một trong hai đại diện Việt Nam sang Nhật tham gia hội nghị International Youth Exchange do Hội chữ thập đỏ quốc tế tổ chức vào năm 2010.
Suốt 12 năm phổ thông, Linh đều đạt danh hiệu học sinh Khá, Giỏi. Môn cô bạn có điểm cao nhất là tiếng Anh. Nhờ thế mạnh này mà nữ sinh có cơ hội trở thành một trong hai đại diện Việt Nam sang Nhật tham gia hội nghị International Youth Exchange do Hội chữ thập đỏ quốc tế tổ chức vào năm 2010.
Thùy Linh tâm sự, ai ở tuổi của mình cũng thích bay nhảy và kiếm tiền thật nhanh, nhưng sau vài năm đi làm du lịch cô bạn nhận ra nghề này đúng là vui thật nhưng vất vả quá, phải đi lại nhiều.
Thùy Linh tâm sự, ai ở tuổi của mình cũng thích bay nhảy và kiếm tiền thật nhanh, nhưng sau vài năm đi làm du lịch cô bạn nhận ra nghề này đúng là vui thật nhưng vất vả quá, phải đi lại nhiều.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, được anh chị đi trước định hướng, Thùy Linh đăng kí học thêm về Quản trị Kinh doanh và bây giờ cô gái xác định sẽ theo chuyên ngành Quản trị nhân lực trong ngành lớn đã chọn.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, được anh chị đi trước định hướng, Thùy Linh đăng kí học thêm về Quản trị Kinh doanh và bây giờ cô gái xác định sẽ theo chuyên ngành Quản trị nhân lực trong ngành lớn đã chọn.
Thay vì học hệ buổi tối ở những trường bình thường, Linh chọn hẳn vào một trường quốc tế với mức học phí cao, cứ 4 tháng lại đóng 25 triệu đồng, để lấy tấm bằng này.
Thay vì học hệ buổi tối ở những trường bình thường, Linh chọn hẳn vào một trường quốc tế với mức học phí cao, cứ 4 tháng lại đóng 25 triệu đồng, để lấy tấm bằng này.
Cô bạn quyết định làm một lúc 3 việc: quản lý một cửa hàng bán đồ Nhật, dẫn tour du lịch, làm nhà hàng Nhật. Trung bình mỗi tháng, nữ sinh kiếm được khoảng 15-20 triệu.
Cô bạn quyết định làm một lúc 3 việc: quản lý một cửa hàng bán đồ Nhật, dẫn tour du lịch, làm nhà hàng Nhật. Trung bình mỗi tháng, nữ sinh kiếm được khoảng 15-20 triệu.
Nếu tháng cao điểm du lịch thu nhập sẽ nhiều hơn. Với số tiền này, Linh tiêu dè xẻn thì đủ để vừa tích góp đóng học phí ở trường quốc tế vừa có vốn riêng cho mình.
Nếu tháng cao điểm du lịch thu nhập sẽ nhiều hơn. Với số tiền này, Linh tiêu dè xẻn thì đủ để vừa tích góp đóng học phí ở trường quốc tế vừa có vốn riêng cho mình.
Mời quý độc giả xem clip Ngỡ ngàng màn nhảy Hip Hop nữ sinh Nam Định - Nguồn: Youtube.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.