Nóng: Mỹ sẽ thành lập Bộ chỉ huy Ukraine

Theo tờ CNN, Bộ chỉ huy Ukraine được thành lập dựa trên mô hình mà Mỹ từng sử dụng tại Iraq và Afghanistan hơn 20 năm qua.

Tờ New York Times và kênh CNN trích dẫn nguồn giấu tên cho biết, Bộ chỉ huy Ukraine sẽ được Mỹ sớm triển khai trong thời gian tới và đặt tại Đức - nơi Mỹ đóng trụ sở chính ở châu Âu. Đơn vị này dự kiến sẽ bao gồm 300 người và đặt dưới sự chỉ huy của tướng Christopher Cavoli - Tư lệnh Bộ chỉ huy châu Âu của Quân đội Mỹ.
Các quan chức giấu tên của quân đội Mỹ cho biết, việc thành lập Bộ chỉ huy Ukraine và đặt bộ chỉ huy này ngay tại Đức, sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong quy trình chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Trước đó, nguồn viện trợ quân sự của NATO cho Ukraine thường đi qua ngả Đức và Ba Lan dưới sự giám sát của Trung tướng Christopher Donahue. Tuy nhiên, tướng Christopher Donahue cùng các phụ tá của mình sẽ trở về Mỹ từ tháng 11 tới, khiến vị trí giám sát việc viện trợ vũ khí cho Ukraine bị bỏ ngỏ.
Nong: My se thanh lap Bo chi huy Ukraine
Vũ khí NATO trước khi được chuyển tới Ukraine.
Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine tổng số lượng vũ khí lên tới 17 tỷ USD. Washington cũng là quốc gia có khối lượng vũ khí viện trợ cho Ukraine nhiều nhất. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng tham gia vào quá trình huấn luyện binh lính Ukraine sử dụng vũ khí mới theo chuẩn NATO.
Một trong những loại vũ khí Mỹ được đánh giá cao nhất trên chiến trường Ukraine đó là các tổ hợp tên lửa cơ động HIMARS. Việc Mỹ cung cấp cho Ukraine loại vũ khí có tầm bắn xa hơn mọi loại pháo của quân đội Nga, đã khiến Moscow mất đi một phần lợi thế về hoả lực trên chiến trường.
Phía Nga khẳng định, Mỹ và NATO còn cung cấp rất nhiều tin tình báo chiến lược cho Ukraine. Dựa vào những tin tình báo này, Kiev có thể xây dựng những kế hoạc phản công với độ chính xác cao, hoặc phản ứng kịp thời với tình hình trên chiến trường.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga từng tuyên bố sẽ tấn công các đoàn xe vận tải vũ khí NATO viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên cho tới nay, dòng chảy của vũ khí NATO vào Ukraine vẫn không thể bị chặn lại.

UAV của Iran có giúp Nga thay đổi cục diện chiến trường?

Nếu có trong tay hàng nghìn máy bay không người lái do Iran cung cấp, liệu quân đội Nga có thể phá vỡ thế bế tắc tại chiến trường Ukraine?

UAV cua Iran co giup Nga thay doi cuc dien chien truong?

Chưa rõ số lượng UAV Iran có trong tay Nga, nhưng nếu Nga thực sự có tới 1.000 UAV do Iran cung cấp, thì chúng cũng chủ yếu được sử dụng để đối phó với vũ khí NATO, hiện đang có mặt trong quân đội Ukraine. Đây có thể là một mối đe dọa lớn đối với quân đội Ukraine.

Ấn Độ mua máy bay ném bom Tu-160, nước nào sẽ là đối thủ?

Ấn Độ muốn mua máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới “Thiên nga trắng" Tu-160 của Nga, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Moscow có đồng ý bán hay không?

An Do mua may bay nem bom Tu-160, nuoc nao se la doi thu?

Ấn Độ và Nga là hai quốc gia “đồng minh” không hiệp ước, kể từ khi giành Ấn Độ giành được độc lập từ Anh (năm 1947), Liên Xô và sau này là Nga luôn ủng hộ các chính phủ và các chính sách của Ấn Độ. Phần lớn các loại vũ khí của Quân đội Ấn Độ có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.

Tin mới