Nói dối - nghiệp ác tự tạo

Trong cuộc sống, ai đó nói ra lời không đúng sự thật hay có ác tâm, khiến nhiều người cảm thấy buồn khổ… chính là đã gây ra nghiệp ác.

Nói dối - nghiệp ác tự tạo
Tự mình phải gánh chịu
Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác.
Để cho đệ tử không tạo nghiệp ác từ lời nói, đức Phật đã chế ra giới thứ 4: cấm nói dối.
 Để cho đệ tử không tạo nghiệp ác từ lời nói, đức Phật đã chế ra giới thứ 4: cấm nói dối.
Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.
Cả những người hay nói dối không ác ý mà chỉ có tính đùa vui cũng gây ra nghiệp quả không tốt, vì nó làm cho họ quen với thói xấu ấy và khiến mọi người xung quanh không tin vào lời nói của họ nữa, dù đôi khi họ nói thật.
Ví dụ: một anh chàng thích trêu đùa người khác. Anh hay nói dối, kiểu như mình bị xe đụng, nhà cháy, mất tiền… để mọi người tin và hốt hoảng.
Thế rồi có lần nhà anh cháy thật, khi đi nhờ mọi người giúp thì không ai chịu đi. Ngôi nhà bị cháy hoàn toàn chỉ vì anh đã nói dối quá nhiều.
Người hay nói dối, dù chỉ để đùa vui cũng tạo ra nghiệp ác. Họ khiến nhiều người không tin tưởng, dễ bị xếp vào hạng người lừa lọc, không đạo đức.
Cũng có những người do bản thân khiếp nhược, không bản lĩnh, nên khi bị ai đó ép buộc đã phải nói dối. Họ nói không đúng sự thật khi bị người xấu ép khai khống, hoặc đổ tại ai đó. Việc làm đó khiến những người bị họ khai mắc họa.
Hay có những người vì hám danh, thích địa vị nên cứ khoe khoang. Họ nói dối để khiến người khác nghĩ mình tài giỏi, thông minh, hơn người… nhưng đó là sự giả tạo. Đây là nghiệp ác tự tạo, chỉ vì sở thích hám danh đem lại.
Và theo kinh Phật, nếu người nào nói dối mình đã chứng Thánh mà chưa có thì mắc tội đại vọng ngữ, sẽ bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Đó là những tội ác mà cá nhân nào làm phải nhận lãnh.
Việc nói dối chỉ gây họa cho bản thân, khiến nhiều người xa lánh.
Việc nói dối chỉ gây họa cho bản thân, khiến nhiều người xa lánh. 
Gây họa cho nhiều người
Việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả cho bản thân, cũng có những lời nói dối khiến người khác bị ảnh hưởng…
Chẳng hạn, một giám đốc công ty xây dựng dối trá khi thực hiện dự án, rút ruột công trình… khiến công trình vừa xây xong đã hư, thậm chí bị sập, gây chết người.
Cũng không ít người nói kiểu "lưỡi hai chiều" làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác, hay khiến mọi người nghi ngờ lẫn nhau.
Họ thường tạo khẩu nghiệp nặng, ngậm máu phun người, bới chuyện thiên hạ, kích động bên đông, kiếm chuyện bên tây, đâm bị thóc, chọc bị gạo, chòng ghẹo mọi người…
Hay trong quan hệ gia đình, có những người con ăn nói với đấng sinh thành bằng những lời thô ác, gây thương tổn tình cảm trong lòng cha mẹ.
Thậm chí, có những đứa con còn nhẫn tâm đuổi cả cha mẹ ra khỏi nhà, kèm theo những lời lẽ độc ác và thái độ hằn học.
Họ quên rằng, đó là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng họ từ nhỏ cho đến lớn khôn.
Họ cũng quên mất rằng, những lời lẽ như thế đối với cha mẹ sẽ ảnh hướng rất xấu tới chính những đứa con do họ sinh ra. Điều này sẽ hằn sâu trong tâm trí trẻ và biết đâu về sau họ lại bị ngược đãi bởi chính con mình.
Những đứa con này cũng biết đâu rằng, những hành động và lời nói đó tạo ra cho họ một nghiệp ác rất sâu nặng, một tội ác lớn nhất của đời người: tội bất hiếu mà đức Phật luôn dạy phải tránh xa.
Còn rất nhiều kiểu nói dối, những cách nói khiến cho bản thân và người khác bị tổn thương...
Để giải trừ điều này, mỗi người luôn cần phải sống cho đúng đạo đức, giá trị xã hội; nói năng phải chính ngữ, diệt trừ tật xấu, tính tham, cắt đứt ác ý.
Chỉ như vậy mới đem lại cuộc sống yên vui, thân tâm an lạc cho mình và những người xung quanh.

Nói dối cũng là... ăn cướp

Nói dối cũng là... ăn cướp

Vọng ngữ tồn tại ở khắp nơi và rất nguy hiểm

Quan điểm của Phật giáo về việc nói dối

Một người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình, thì sẽ không bao giờ tìm tới sự thật, chứ đừng nói chứng ngộ sự thật.

Quan điểm của Phật giáo về việc nói dối
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, mọi người nói dối là do họ sợ hậu quả khi nói ra sự thật. Khi một người bị mắc lỗi, họ sẽ cố gắng che dấu sự thật để không bị người khác cho rằng mình ngu ngốc, trình độ kém cỏi hay đơn giản là để người khác không trút cơn giận lên họ. Ngoài ra, có người nói dối là vì họ sợ bị phạt, bị khước từ những lợi ích cá nhân trong cuộc sống… Do đó, tùy vào hoàn cảnh mà mọi người viện đủ các lý do để che đậy tội lỗi của mình.

Khám phá học viện Phật giáo cổ xưa nhất thế giới

(Kiến Thức) - Một trong những học viên nổi tiếng của ngôi trường này là nhà sư Huyền Trang hay Đường Tam Tạng.

Khám phá học viện Phật giáo cổ xưa nhất thế giới
Nắm ở bang Bihar của Ấn Độ, Phật viện Nalanda thành lập từ thế kỉ thứ 5, được coi là trung tâm đào tạo Phật giáo lâu đời nhất thế giới.
Nắm ở bang Bihar của Ấn Độ, Phật viện Nalanda thành lập từ thế kỉ thứ 5, được coi là trung tâm đào tạo Phật giáo lâu đời nhất thế giới.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.