“Nổi da gà” xem ấu trùng ruồi chui ra từ da người

(Kiến Thức) - Một nhà côn trùng học đã quyết định "nuôi" ấu trùng của ruồi trâu trong cơ thể mình, rồi ghi lại cảnh chúng chui ra khỏi da một cách rùng rợn.

“Nổi da gà” xem ấu trùng ruồi chui ra từ da người
Đó là câu chuyện của Piotr Naskrecki, nhà côn trùng học của Đại học Harvard (Mỹ). 
Trong chuyến du lịch tới đảo Belize (Trung Mỹ) vào năm ngoái, Piotr phát hiện ra trên tay có những vết thương lạ như muỗi đốt. Sau khi trở về, ông nhận thấy những vết thương này vẫn chưa lành và đó hóa ra là nơi trú ngụ của ấu trùng ruồi trâu
Xem clip: Toàn bộ quá trình trứng nở thành ấu trùng ruồi và chui ra khỏi da người 

Piotr đã dùng thiết bị hút để lấy giòi (dạng ấu trùng của loài ruồi) ra ngoài, nhưng quyết định giữ lại một số trứng ruồi trong cơ thể để nuôi và nghiên cứu. Hai tháng sau, trứng nở thành ấu trùng ruồi rồi chui ra khỏi da nhà côn trùng học một cách hết sức rùng rợn.
Noi da ga xem au trung ruoi chui ra tu da nguoi
 Ấu trùng ruồi trâu chui ra từ da người.
Ruồi trâu thuộc họ Oestroidea, phân bố chủ yếu ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Đầu tiên, ruồi cái đẻ trứng lên mình động vật chân đốt chuyên hút máu (như muỗi hoặc bọ chét). Khi những con vật trung gian này đi kiếm ăn (bằng cách hút máu của gia súc và con người), trứng ruồi trâu bị chuyển sang vật chủ.
Noi da ga xem au trung ruoi chui ra tu da nguoi hinh anh 2
Ảnh minh họa các giai đoạn phát triển của một con ruồi trâu. Ảnh: Piotr Naskrecki.

Ở môi trường mới, chúng phát triển và nở thành ấu trùng. Toàn bộ thời gian cho quá trình này kéo dài từ 8-12 tuần. Khi đã đủ lớn, ấu trùng chui ra ngoài, rơi xuống đất và phát triển thành nhộng ở trong đất. Tiếp theo, chúng làm kén cho tới khi phát triển thành ruồi trâu trưởng thành và lại bắt đầu vòng đời mới.

Rợn người với những loài ký sinh tàn ác nhất

(Kiến Thức) - Loài amip ăn não sẽ ăn dần các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, và sau đó là cái chết.

Rợn người với những loài ký sinh tàn ác nhất
Ký sinh trùng Naegleria fowleri, còn được gọi là "amíp ăn não", có khả năng xâm nhập và tấn công vào hệ thống thần kinh của con người để ký sinh và gây bệnh. Nếu bị nhiễm ký sinh trùng này thì gần như đa số người bệnh đều bị tử vong.
Ký sinh trùng Naegleria fowleri, còn được gọi là "amíp ăn não", có khả năng xâm nhập và tấn công vào hệ thống thần kinh của con người để ký sinh và gây bệnh. Nếu bị nhiễm ký sinh trùng này thì gần như đa số người bệnh đều bị tử vong. 
Khi xâm nhập vào cơ thể người, loại amip Naegleria fowleri sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh, sau đó di chuyển lên não người. Từ đây nó sẽ bắt đầu ăn các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, bệnh nhân bị sốt, có ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi.
 Khi xâm nhập vào cơ thể người, loại amip Naegleria fowleri sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh, sau đó di chuyển lên não người. Từ đây nó sẽ bắt đầu ăn các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, bệnh nhân bị sốt, có ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi.  

Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, nó sẽ đi tìm nhện Plesiometa argyra, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Nhện Plesiometa argyra sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời.
Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, nó sẽ đi tìm nhện Plesiometa argyra, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Nhện Plesiometa argyra sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời. 
Taenia solium, còn được gọi là sán dải heo hay sán dải lợn. Đây là loài ký sinh trong cơ thể heo và con người. Khi theo máu đi vào não, sán dải heo phát triển, có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Taenia solium, còn được gọi là sán dải heo hay sán dải lợn. Đây là loài ký sinh trong cơ thể heo và con người. Khi theo máu đi vào não, sán dải heo phát triển, có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. 
Tơ hồng là loài cây ký sinh ăn thực vật khác. Nó không có chất diệp lục, do đó sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của vật chủ. Tơ hồng thậm chí còn có khả năng tự di chuyển từ cây này sang cây trồng khác.
Tơ hồng là loài cây ký sinh ăn thực vật khác. Nó không có chất diệp lục, do đó sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của vật chủ. Tơ hồng thậm chí còn có khả năng tự di chuyển từ cây này sang cây trồng khác. 
Loa loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun chỉ dưới da ở người. Loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắn của một con ruồi. Nạn nhân trải qua các triệu chứng có thể từ ngứa và đau khớp mệt mỏi đến tử vong.
Loa loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun chỉ dưới da ở người. Loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắn của một con ruồi. Nạn nhân trải qua các triệu chứng có thể từ ngứa và đau khớp mệt mỏi đến tử vong. 
Ký sinh trùng giun Filarial có hình tròn, nhỏ như sợi chỉ, nhưng có sức mạnh đáng sợ vô cùng. Chúng ẩn sâu dưới da, khiến nạn nhân phát ban, sẩn mày đay, và viêm khớp, thậm chí có thể mù mắt.
Ký sinh trùng giun Filarial có hình tròn, nhỏ như sợi chỉ, nhưng có sức mạnh đáng sợ vô cùng. Chúng ẩn sâu dưới da, khiến nạn nhân phát ban, sẩn mày đay, và viêm khớp, thậm chí có thể mù mắt. 
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii thường được gọi là trùng cong, chúng là một đơn bào thuộc lớp trùng bào tử (Sporozoa). Sinh vật ký sinh ở tế bào nội mô và các tế bào hệ thống võng của hạch, não, phổi, mắt và các phủ tạng khác. Chúng ký sinh ở đâu thường gây ra tổn thương ở đó.
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii thường được gọi là trùng cong, chúng là một đơn bào thuộc lớp trùng bào tử (Sporozoa). Sinh vật ký sinh ở tế bào nội mô và các tế bào hệ thống võng của hạch, não, phổi, mắt và các phủ tạng khác. Chúng ký sinh ở đâu thường gây ra tổn thương ở đó. 
Cochliomyia - ấu trùng ruồi ăn thịt có thể gây ra những cảm giác thật tồi tệ. Nạn nhân sẽ có cảm giác đau đầu, đau cùng cực ở vùng mặt và thậm chí là bị chảy mủ từ một bên tai.
 Cochliomyia - ấu trùng ruồi ăn thịt có thể gây ra những cảm giác thật tồi tệ. Nạn nhân sẽ có cảm giác đau đầu, đau cùng cực ở vùng mặt và thậm chí là bị chảy mủ từ một bên tai. 
Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ. Đây là loài ký sinh trùng đáng sợ, được biết đến như con rận ở lưỡi cá. Chúng xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần ăn mòn và thay thế cái lưỡi trong miệng cá.
Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ. Đây là loài ký sinh trùng đáng sợ, được biết đến như con rận ở lưỡi cá. Chúng xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần ăn mòn và thay thế cái lưỡi trong miệng cá.

Rùng mình cảnh ấu trùng xâm nhập cơ thể người

(Kiến Thức) - Cận cảnh gắp ấu trùng ký sinh của ruồi trâu xâm nhập cơ thể con người khiến người xem không khỏi cảm giác ghê rợn.

Rùng mình cảnh ấu trùng xâm nhập cơ thể người
Loài ruồi trâu hay còn gọi là BotFly có khả năng ký gửi trứng của mình vào những động vật khác như muỗi, sau đó muỗi đốt con mồi thì sẽ vô tình truyền ấu trùng vào vật chủ khác như gia súc hoặc người. 
Xem clip: Cận cảnh màn gắp ấu trùng ký sinh của loài ruồi trâu ra khỏi đầu của một cô gái (nguồn: Natgeowild.com)

Rùng mình “lạc” tới nơi con người... ăn tươi nuốt sống

(Kiến Thức) - Tại nơi đây, từ người lớn đến trẻ nhỏ hay người già đều... uống máu tươi, ăn thịt động vật sống ngay sau khi xẻ thịt.

Rùng mình “lạc” tới nơi con người... ăn tươi nuốt sống
Rung minh lac toi noi con nguoi an tuoi nuot song
 Khung cảnh bình minh tại ngôi làng mà người Nenets, một trong những tộc người thiểu số ở cực Bắc nước Nga cư ngụ. Họ có khoảng 41.032 người sống chủ yếu bằng chăn nuôi tuần lộc, săn bắn, đánh cá. Đa số người Nenets sống ở khu tự trị Nenets và Yamal.

Đọc nhiều nhất

Tin mới