(Kiến Thức) - Cận cảnh gắp ấu trùng ký sinh của ruồi trâu xâm nhập cơ thể con người khiến người xem không khỏi cảm giác ghê rợn.
Đinh Ngân (tổng hợp)
Loài ruồi trâu hay còn gọi là BotFly có khả năng ký gửi trứng của mình vào những động vật khác như muỗi, sau đó muỗi đốt con mồi thì sẽ vô tình truyền ấu trùng vào vật chủ khác như gia súc hoặc người.
Xem clip: Cận cảnh màn gắp ấu trùng ký sinh của loài ruồi trâu ra khỏi đầu của một cô gái (nguồn: Natgeowild.com)
(Kiến Thức) - Loài amip ăn não sẽ ăn dần các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, và sau đó là cái chết.
Ký sinh trùng Naegleria fowleri, còn được gọi là "amíp ăn não", có khả năng xâm nhập và tấn công vào hệ thống thần kinh của con người để ký sinh và gây bệnh. Nếu bị nhiễm ký sinh trùng này thì gần như đa số người bệnh đều bị tử vong.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, loại amip Naegleria fowleri sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh, sau đó di chuyển lên não người. Từ đây nó sẽ bắt đầu ăn các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, bệnh nhân bị sốt, có ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi.
Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, nó sẽ đi tìm nhện Plesiometa argyra, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Nhện Plesiometa argyra sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời.
Taenia solium, còn được gọi là sán dải heo hay sán dải lợn. Đây là loài ký sinh trong cơ thể heo và con người. Khi theo máu đi vào não, sán dải heo phát triển, có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Tơ hồng là loài cây ký sinh ăn thực vật khác. Nó không có chất diệp lục, do đó sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của vật chủ. Tơ hồng thậm chí còn có khả năng tự di chuyển từ cây này sang cây trồng khác.
Loa loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun chỉ dưới da ở người. Loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắn của một con ruồi. Nạn nhân trải qua các triệu chứng có thể từ ngứa và đau khớp mệt mỏi đến tử vong.
Ký sinh trùng giun Filarial có hình tròn, nhỏ như sợi chỉ, nhưng có sức mạnh đáng sợ vô cùng. Chúng ẩn sâu dưới da, khiến nạn nhân phát ban, sẩn mày đay, và viêm khớp, thậm chí có thể mù mắt.
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii thường được gọi là trùng cong, chúng là một đơn bào thuộc lớp trùng bào tử (Sporozoa). Sinh vật ký sinh ở tế bào nội mô và các tế bào hệ thống võng của hạch, não, phổi, mắt và các phủ tạng khác. Chúng ký sinh ở đâu thường gây ra tổn thương ở đó.
Cochliomyia - ấu trùng ruồi ăn thịt có thể gây ra những cảm giác thật tồi tệ. Nạn nhân sẽ có cảm giác đau đầu, đau cùng cực ở vùng mặt và thậm chí là bị chảy mủ từ một bên tai.
Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ. Đây là loài ký sinh trùng đáng sợ, được biết đến như con rận ở lưỡi cá. Chúng xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần ăn mòn và thay thế cái lưỡi trong miệng cá.
(Kiến Thức) - Con trăn ngụy trang trên cành cây, lừa tóm lấy con chim bồ câu, siết nó chết đau đớn tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Madikwe Game.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Marc Lindsay-Rea đang thăm thú Khu bảo tồn Thiên nhiên Madikwe Game thì vô tình được chứng kiến cảnh săn mồi tàn bạo của một con trăn. Vốn là loài thú sống và săn mồi chủ yếu dưới mặt đất, cảnh săn mồi của con trăn trên cây tạo ấn tượng mạnh.
Trước đó, con trăn bám lên cành cây, ngụy trang cho thật giống cành cây để rình con mồi xấu số. Con chim bồ câu không may mắn tìm chỗ đậu lên cành cây và phải nếm trải những cái xiết ngạt đau đớn của kẻ săn mồi.
Con trăn dùng toàn thân ép chặt, khiến cho con mồi từ từ chết ngạt.
Lông của con chim rụng lả tả xuống mặt đất khi nó bị nuốt chửng vào miệng con trăn.
Dưới nền trời xanh ngắt, cảnh tượng săn mồi đẫm máu của con trăn hiện lên dưới ống kính máy ảnh đầy nghệ thuật.
Con trăn thể hiện sự hài lòng khi chén no nê con mồi xấu số. Hình ảnh ám ảnh cho thấy lông chim vẫn còn bám trên mép của kẻ săn mồi.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.