Nọc độc loài rắn phổ biến ở Việt Nam gây chết người nhanh ra sao?

Rắn cạp nia là một trong những loài rắn độc nhất thế giới phổ biến tại Việt Nam, mỗi một vết cắn của rắn cạp nia có thể gây ra tỷ lệ thiệt mạng lên tới 75%.

Nọc độc loài rắn phổ biến ở Việt Nam gây chết người nhanh ra sao?
Rắn cạp nia là một loài rắn độc, thuộc họ rắn hổ, da vảy trơn bóng được sắp xếp thành các khoang đen trắng, sáng tối xen kẽ. Cạp nia phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Thông thường, loài rắn này có chiều dài khoảng từ 1-1,5m, có con dài tới 2-2,5m. Chúng thường kiếm ăn về đêm, ban ngày thường rất hiền lành, nhưng ban đêm lại đặc biệt dữ tợn.
Cạp nia hay sinh sống trong các đồng cỏ và cánh rừng có nhiều bụi rậm.
Do được xếp vào top những loài rắn độc nhất hành tinh, nên một cú cắn của rắn cạp nia sẽ đặc biêt nguy hiểm, nhanh chóng gây ra trụy hô hấp cho nạn nhân.
Noc doc loai ran pho bien o Viet Nam gay chet nguoi nhanh ra sao?
Rắn cạp nia được mệnh danh là một trong những loài rắn độc nhất hành tinh. (Ảnh minh họa) 
Theo các nhà khoa học, trước khi có thuốc điều trị rắn độc cắn thì tỉ lệ thiệt mạng của những nạn nhân khi bị rắn cạp nia cắn lên tới 75%.
Nguyên nhân khiến nhiều người chết sau khi rắn cạp nia cắn vìhầu hết các vết cắn đều khôngsưng hay đau nhiều, khiến nạn nhân chủ quan, thậm chí không biết mình bị rắn cắn. Nhiều người biết, nhưngnghĩ là rắn khôngđộc nên đi cấp cứu quá muộn, sau khi triệu chứng tê liệt thần kinh xảy ra.
Các chuyên gia về phòng chống độc cho biết, nọc của rắn cạp nia các neurotoxins presynaptic có thể gây tê liệt cơ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơ-ron thần kinh để truyền thông tin, mệnh lệnh tới nơ-ron tiếp theo.
Khi bị rắn cắn, nạn nhân thường bị tê liệt tạm thời, sau đó là chuột rút, run, co thắt. Tuy nhiên, những triệu chứng này đều có thể không xảy ra đồng thời ở các bộ phân khác nhau trên cơ thể.
Theo thông kê, tỉ lệ chết người do vết cắn của rắn cạp nia còn tùy thuộc vào lượng nọc độc cũng như tình trạng sức khỏe của người bị cắn lúc đó.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, rắn cạp nia (loại ở miền Bắc) có lượng nọc độc trung bình khoảng 4,6 mg - 18.4mg/nhát cắn. Nọc độc có độc tính cao với giá trị LD50 đạt 0.09mg/kg – 0.108mg/kg mỗi nhát. Do đó, cạp nia được coi là một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu nghi ngờ bị rắn cạp nia hay rắn cắn, dù không chắc chắn là rắn độc hay không độc, bệnh nhân cũng cần nhanh chóng tới bệnh viện chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sống sót kỳ diệu trong rừng sau 6 ngày bị rắn độc cắn

Anh Thân đươc nhập viện cấp cứu trong tình trạng vết thương do rắn độc cắn gây hoại tử cẳng chân phải.

Sống sót kỳ diệu trong rừng sau 6 ngày bị rắn độc cắn
Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - BV Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) đang điều trị, hồi sức cho anh Hồ Văn Thân (39 tuổi), trú xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, bệnh nhân bị rắn độc cắn dẫn đến hoại tử chân.

Cô gái âu yếm rắn độc và kết không thể kinh dị hơn...

(Kiến Thức) - Xiaofang, một cô gái trẻ người Trung Quốc mới đây đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu vì bị rắn độc cắn. Đáng nói, cô gái bị chính con rắn cưng thuộc loài rắn cạp nia bắc mình mua trên mạng tấn công.

Cô gái âu yếm rắn độc và kết không thể kinh dị hơn...
Theo chia sẻ của người nhà Xiaofang, ngay khi bị con rắn độc thú cưng cắn, cô gái đã không đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để nhận được sự trợ giúp mà chỉ buộc chặt tay lại bằng dây thừng.
Tuy nhiên, khoảng một giờ sau đó, cô gái cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và suy kiệt. Lúc đó, cô mới chịu gọi giúp đỡ và được đưa đến một bệnh viện địa phương thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Nuốt chửng rắn lục đuôi đỏ xong, rắn độc chết thảm

(Kiến Thức) - Khi mở được một chút phần bụng của con rắn, ông Trần phát hiện ra, trong dạ dày của rắn cạp nia là một con rắn lục đuôi đỏ. Hiện, chưa thể kết luận được rốt cục là con rắn nào gây ra cái chết con nào.

Nuốt chửng rắn lục đuôi đỏ xong, rắn độc chết thảm
Chọn lọc tự nhiên vốn rất khốc liệt, để sinh sống trong môi trường thiên nhiên cạnh tranh sinh tồn không ngơi nghỉ, những loài động vật hoang dã thực sự sống không dễ dàng.
Mặc dù cùng là một giống loài, tuy nhiên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng cá lớn nuốt cá bé, ăn thịt đồng loại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới