Nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn nhất với ngân hàng

(Vietnamdaily) - VNDiret cho rằng nợ xấu sẽ tiếp tục kéo dài nửa cuối năm còn lại đến năm 2021, vì các ngân hàng có thể cơ cấu lại các khoản cho vay giải ngân trước ngày 23/1/2020 lên đến 12 tháng. 

Trong một báo cáo ngành Ngân hàng, VNDirect cho biết sau khi đại dịch dịu đi, tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi và NIM có thể được cải thiện bằng cách thay đổi cơ cấu cho vay và huy động, nhưng tác động của nợ xấu chỉ có thể được hạn chế khi các ngân hàng thận trọng trong việc thẩm định tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng. Tốc độ hình thành nợ xấu phụ thuộc vào:

- Cơ cấu cho vay giữa phân khúc doanh nghiệp và cá nhân: các ngân hàng với tỷ lệ cho vay mảng bán lẻ cao, nhờ có tập khách hàng đa dạng hơn, ít rủi ro tín dụng hơn các ngân hàng tập trung cho vay doanh nghiệp.

- Khẩu vị rủi ro của ngân hàng: nợ xấu của các ngân hàng có dư nợ lớn đối với các lĩnh vực có rủi ro cao, ví dụ như cho vay tín chấp, được dự báo sẽ tăng nhanh hơn các ngân hàng khác.

- Mức độ rủi ro tập trung: việc phụ thuộc vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn tạo ra rủi ro thất thoát vốn.

No xau van la moi quan tam lon nhat voi ngan hang
 

Nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng cao đã phủ bóng lên nhiều ngân hàng vào cuối quý 2. VNDiret cho rằng vấn đề này sẽ tiếp tục kéo dài nửa cuối năm còn lại đến năm 2021, vì các ngân hàng có thể cơ cấu lại các khoản cho vay giải ngân trước ngày 23/1/2020, lên đến 12 tháng, mà không cần phân loại lại thành nhóm cho vay rủi ro hơn, nhưng những khoản này có thể phản ánh trên bảng cân đối kế toán thời gian tới.

Trong các ngân hàng công ty chứng khoán này theo dõi, VCB, ACB và MBB ghi nhận chất lượng tài sản tốt và dự phòng cao. Do đó các ngân hàng này có vị thế tốt hơn để giải quyết các khoản nợ xấu đang gia tăng. TCB đã mạnh tay trích lập dự phòng trong 6 tháng, giúp tỷ lệ nợ xấu/LLR ghi nhận thấp nhất/cao nhất từ trước đến nay.

Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu/LLR của VPB thay đổi thấp/cao hơn một chút so với cuối năm 2019. Bên cạnh đó, VNDirect kỳ vọng VIB và LPB sẽ tăng trích lập dự phòng và tỷ lệ xóa nợ trong những tháng tới để giảm tỷ lệ nợ xấu đang gia tăng và cải thiện LLR.

Nợ xấu trong phân khúc tài chính tiêu dùng tăng dường như là điều khó tránh khỏi, do các công ty tài chính tiêu dùng cung cấp các khoản vay tín chấp và thẻ tín dụng cho phân khúc khách hàng đại chúng, vốn có thu nhập thấp và dễ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở người Việt Nam trong độ tuổi lao động tăng lên 2,7% trong quý 2/2020 (so với mức 2,2% trong quý 2/2019 và quý 1/2020), mức cao nhất trong thập kỷ qua, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động đã tăng lên gần 1,5 triệu người.

Thu nhập của người lao động cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch, với thu nhập bình quân hàng tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý 2 giảm 9,2% so với quý trước và 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

No xau van la moi quan tam lon nhat voi ngan hang-Hinh-2
 

Do đó, VNDirect cho rằng đại dịch sẽ dẫn đến nợ xấu tại các công ty tài chính tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên, nợ xấu gia tăng từ cho vay tiêu dùng không phải là rủi ro của toàn ngành do khả năng thâm nhập vào lĩnh vực này còn thấp - chỉ có 4 ngân hàng có hoạt động kinh doanh tài chính tiêu dùng, trong đó có VPB.

VPB là một trong các ngân hàng theo dõi, để đối phó với sự không chắc chắn của đại dịch, FE Credit, công ty tài chính tiêu dùng của VPB, đã ngừng cho vay đối với các khách hàng mới và thay vào đó là tập trung cho vay các khách hàng hiện tại.

Tuy vậy, VNDirect cho rằng các ngân hàng công ty chứng khoán này đang theo dõi là các ngân hàng hàng đầu Việt Nam về quy mô, mạng lưới, chất lượng tài sản, và thị phần, có thể phục hồi lợi nhuận trong năm 2021.

Việc phục hồi lợi nhuận của các ngân hàng nhờ sự cải thiện hoạt động tín dụng và NIM, cũng như thu nhập phí và dịch vụ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục giữa các ngân hàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh và khẩu vị rủi ro.

VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của các ngân hàng sẽ phục hồi trong 2021 với mức độ khác nhau. Giá cổ phiếu các ngân hàng đã tăng 32-85% kể từ mức thấp nhất vào quý 1/2020 và dần quay lại mức cuối năm 2019.

Công ty chứng khoán cho rằng giá cổ phiếu các ngân hàng đang gần với giá trị hợp lý; do đó khuyến nghị ngân hàng ở mức trung lập. Lựa chọn cổ phiếu của VNDirect là MBB và VIB dựa vào chất lượng tài sản, triển vọng phục hồi tốt và tiềm năng tăng giá.

Tiềm năng tăng giá: chất lượng tài sản tốt hơn mong đợi và tăng trưởng lợi nhuận ròng ổn định. Rủi ro giảm giá: Tỷ lệ nợ xấu cao hơn dự kiến.

Soi con số nợ xấu hàng nghìn tỷ của các ông lớn ngân hàng Sacombank, VPBank, BIDV và VietinBank

(Vietnamdaily) - Trong nhóm 22 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2019, có tới 5 nhà băng ghi nhận con số nợ xấu nội bảng trên mức 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC thì lại là một câu chuyện khác.

“Đỉnh” nhất về nợ xấu nội bảng phải kể đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) với mức tăng 3,45% lên tới 19.451 tỷ đồng, tức tăng thêm 649 tỷ đồng so với năm 2018.

Con số nợ xấu nội bảng của BIDV gần gấp đôi Vietinbank và gấp 3 lần Vietcombank.

Nỗi lo nợ xấu của KienLongBank, PVCombank, PGBank

(Vietnamdaily) - Tại thời điểm 30/6/2020, các nhà băng có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3% là KienLongBank, PVCombank, PGBank...

Điều gây kinh ngạc lớn ở đây là tỷ lệ nợ xấu của KienLongBank tăng một mạch từ 1,02% đầu kỳ vọt lên tới 6,59%, tương ứng nợ xấu gấp 6 lần đầu năm chiếm 2.250 tỷ đồng. 

Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của KienLongBank gấp 9 lần, ghi nhận gần 2,146 tỷ đồng. 

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.