“Nín thở” phượt đèo 14 tầng dựng đứng đáng sợ nhất Việt Nam

Dù không nằm trong “Tứ đại đỉnh đèo” nổi tiếng nhưng đèo Khau Cốc Chà (Cao Bằng) vẫn là địa điểm thách thức những tín đồ mê chinh phục cung đường phía Đông Bắc Việt Nam.

“Nín thở” phượt đèo 14 tầng dựng đứng đáng sợ nhất Việt Nam
Không hề kém cạnh Mã Pí Lèng (Hà Giang) hay Khau Phạ (Yên Bái), Khau Cốc Chà (Cao Bằng) hay còn có tên gọi khác là đèo Mẻ Pia cũng là cung đường đèo mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm khó quên. Điểm nhấn của đèo Khau Cốc Chà chính là 14 tầng hun hút vừa hùng vĩ, vừa mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ khiến nhiều người phải nhớ mãi khi thử sức.
Con đèo “đáng sợ nhất Việt Nam”
Đèo Khau Cốc Chà thuộc địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Con đèo nằm trên Quốc lộ 4A, có chiều dài là 2,5km với 14 khúc cua hiểm trở và 15 tầng dựng đứng bám vào sườn núi, nối liền xã Xuân Trường với thị trấn Bảo Lạc. Bởi lẽ đó, nhiều du khách đặt tên cho khu vực này là con đèo "đáng sợ nhất Việt Nam"
Theo tiếng dân tộc Tày, Khau có nghĩa là đèo, Cốc Chà là tên của một bản người Tày sinh sống ở đỉnh đèo và cũng là tên một loại cây mọc rất nhiều ở nơi đây nên từ đó, con đèo mang tên chính thức là Khau Cốc Chà. Ban đầu, chiều ngang của ngọn đèo chỉ rộng khoảng 4 mét và nằm ôm dọc theo dốc núi dựng đứng. Sau này khi công trình được gia cố lại, bề rộng mặt được mở ra thành 5 mét, rộng rãi và thoáng đãng hơn.
“Nin tho” phuot deo 14 tang dung dung dang so nhat Viet Nam
Đèo Khau Cốc Chà với 14 tầng dốc. Nguồn: Hiền Mai
Đèo Khau Cốc Chà gây ấn tượng bởi độ dốc đứng đặc biệt. Mặc dù đoạn đường từ dưới chân lên tới đỉnh đèo chỉ dài 2,5km nhưng do độ dốc cao, dựng đứng với nhiều khúc cua nguy hiểm nên du khách muốn vượt qua cũng phải tốn nhiều thời gian di chuyển bằng ô tô, xe máy.
Dù không phải là cái tên góp mặt trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, song Khau Cốc Chà luôn là điểm đến được các bạn trẻ yêu thích khi vi vu Cao Bằng. Sự hiểm trở đầy thách thức của ngọn đèo, cảnh đẹp như tranh khi ngắm toàn cảnh từ trên cao chính là lý do để người ta khám phá Khau Cốc Chà nhiều hơn.
Những điểm vàng check in
Điểm ngắm cảnh đèo Khau Cốc Chà: Thực hiện chủ trương phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, huyện Bảo Lạc sẽ xây dựng điểm ngắm cảnh đèo Khau Cốc Chà Cao Bằng với mức đầu tư lên tới 1,6 tỷ đồng. Việc xây dựng điểm ngắm cảnh đèo Khau Cốc Chà Cao Bằng sẽ giúp du khách chiêm ngưỡng được khung cảnh tuyệt đẹp của núi đồi Đông Bắc, vừa hùng vĩ vừa không kém phần nên thơ.
“Nin tho” phuot deo 14 tang dung dung dang so nhat Viet Nam-Hinh-2
Du khách có thể đi bộ leo lên đỉnh núi Pác Thốc để ngắm toàn cảnh đèo Khau Cốc Chà. Ảnh: Nấm
Đỉnh núi Pác Thốc: Hiện tại đây là địa điểm lý tưởng để du khách thấy được hết sự hiểm trở, hùng vĩ, hoang sơ của cung đường đèo Khau Cốc Chà. Ở đỉnh đèo có một lối mòn đi bộ chừng 15 phút lên đỉnh núi Pác Thốc từ vị trí tiệm tạp hóa của ông Nông Văn Ngoan. Quán tạp hóa này cũng là điểm dừng chân duy nhất ở đây. Du khách men theo sườn núi chừng hai cây số để lên đỉnh Pác Thốc, tới điểm vọng cảnh check in do người dân dựng lên. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ hoang sơ, hiểm trở và kỳ vĩ của đèo Khau Cốc Chà và một phần thung lũng Đồng Mu, thuộc trung tâm xã Xuân Trường. Đứng trên đỉnh Pác Thốc nhìn xuống, đèo Khau Cốc Chà trông như một dải lụa mềm mại uốn lượn quanh sườn núi, tô điểm thêm vẻ đẹp bát ngát màu xanh giữa núi rừng.
Thung lũng Xuân Trường: Đây là địa điểm du lịch ở Cao Bằng rất phù hợp với người trẻ thích đi phượt, đam mê khám phá. Nơi đây có hồ tự nhiên, có các hang động, có đồng ruộng mênh mông và những nếp nhà sàn bình yên của người dân bản địa. Thung lũng Xuân Trường đẹp bốn mùa nhưng đẹp nhất chính là mùa xuân, đặc biệt là mùa hoa lê nở trắng trời vào khoảng tháng 3 – 4 hàng năm. Mùa xuân ở đây có khí hậu khá dễ chịu, không còn quá lạnh lẽo như mùa đông nên rất lý tưởng để du xuân, ngắm cảnh và chụp ảnh.
Di tích đồn Đồng Mu: Về thăm Cao Bằng, du khách còn có cơ hội viếng di tích đồn Đồng Mu. Đây là nơi diễn ra trận đánh khốc liệt vào đêm 4/2/1945 của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tại đây, đồng chí Hoàng Văn Nhủng (tức Xuân Trường) đã anh dũng hy sinh dưới mưa đạn của thực dân Pháp. Tất cả mọi thứ từ cảnh vật, con người cho đến các giá trị văn hóa, lịch sử đã góp phần tạo nên một xã Xuân Trường với nhiều điều hay ho rất đáng khám phá.
Các điểm tham quan khác: Huyện Bảo Lạc được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan, danh thắng đẹp như núi Phja Dạ (xã Sơn Lập) cao 1.987m so với mặt nước biển - được coi là “nóc nhà” của Cao Bằng với cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vĩ; hồ Thôm Lốm (xã Xuân Trường), hồ thủy điện xã Bảo Toàn...
Đến Bảo Lạc, du khách có thể thăm chợ tình Phong Lưu (Háng Toán), tham gia lễ hội Lồng Tồng, ngày hội Văn hóa dân tộc Lô Lô, ngày hội Văn hóa dân tộc Mông... Thăm đồng bào Lô Lô, du khách có dịp chiêm ngưỡng hai nghề truyền thống độc đáo là nghề thêu, dệt thổ cẩm tại xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc) và nghề đan lát tại xóm Khau Trang (xã Hồng Trị).
Bỏ túi kinh nghiệm chinh phục đèo
Để chinh phục ngọn đèo Khau Cốc Chà, du khách xuất phát từ trung tâm thành phố Cao Bằng, đi theo hướng Quốc Lộ 34 đến thị trấn Bảo Lạc, tiếp tục đi theo hướng sông Gâm về xã Cốc Pục, Bán Phương là thấy ngọn đèo hùng vĩ này hiện ra trước mặt. Du khách có hai lựa chọn là trực tiếp lái xe qua ngọn đèo và trekking xuyên rừng để ngắm cảnh đèo từ trên cao. Theo kinh nghiệm của những phượt thủ phải mất khoảng 1 giờ cả đi và cả về đi trong rừng để lên đến vị trí ngắm toàn cảnh cảnh ngọn đèo.
Thời điểm phù hợp nhất để khám phá cung đèo này là tháng 10 – 5 hàng năm. Đây là mùa mà tiết trời mát mẻ, thuận lợi, không mưa và đảm bảo an toàn cho du khách trong việc trekking xuyên rừng.
“Nin tho” phuot deo 14 tang dung dung dang so nhat Viet Nam-Hinh-3
Hãy chọn thời điểm thích hợp để tận hưởng trọn vẻ đẹp của núi rừng Đông Bắc. Ảnh: Thuận Xuka
Trong suốt dọc đường đi du khách sẽ khó tìm thấy các hàng quán ven đường, nên việc chuẩn bị nước uống, đồ ăn nhẹ và trang phục phù hợp là điều cần thiết. Du khách cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, tuyệt đối không nên xả rác trên đường đi.
Đường lên đỉnh núi không quá khó tìm, bạn có thể đi theo biển chỉ dẫn hoặc hỏi người dân bản địa cách đi lên đỉnh núi nhanh nhất. Sau quãng đường dài chinh phục, đèo Khau Cốc Chà hiện ra với 14 tầng dốc uốn lượn quanh co như những dải lụa khổng lồ sẽ làm tan biến hết mọi mệt mỏi.
Du khách khi đến đèo Khau Cốc Chà là đường đi ở khu vực miền núi nguy hiểm, địa hình đồi núi cao, hiểm trở, rất khó di chuyển nên cần bảo đảm an toàn cho bản thân, kiểm tra xe thật kỹ trước khi đổ đèo. Do đường đèo có độ dốc cao, nhiều khúc cua gấp nên đi xe cần những người có kinh nghiệm, những người có tay lái yếu, chưa trải nghiệm thực tế đường đồi núi không nên mạo hiểm thử sức với con đèo này.

Nghỉ Tết Nguyên đán, dân phượt rủ nhau đổ đèo

(Kiến Thức) - Chỉ đợi nghỉ Tết Nguyên đán, dân mê phượt lập tức lên đường. Điểm đến của họ là những con đèo hiểm trở như  Ô Quy Hồ, Mã Pí Lèng...

Nghỉ Tết Nguyên đán, dân phượt rủ nhau đổ đèo
Nghi tet nguyen dan, dan phuot len du dinh phuot deo
Được mệnh danh là vua của tất cả những con đường đèo ở Việt Nam, đèo Mã Pí Lèng ở Hà Giang được xem là cung phượt đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc. Đây là nơi nhiều bạn mê phượt hẹn nhau cùng chinh phục khi được nghỉ Tết Nguyên đán.

“Mọc” vô duyên giữa đèo Mã Pì Lèng khách sạn bị dân mạng kêu gọi tẩy chay

(Kiến Thức) - Khi hình ảnh về tòa nhà 7 tầng giữa đèo Mã Pì Lèng được đăng tải, CĐM đã ngay lập tức kêu gọi tẩy chay công trình phá hoại môi trường này.

“Mọc” vô duyên giữa đèo Mã Pì Lèng khách sạn bị dân mạng kêu gọi tẩy chay
Ngày 03/10, trên trang cá nhân của mình, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã chia sẻ sự bức xúc và lo lắng trước việc đèo Mã Pì Lèng dần bị bê tông hoá đã thu hút sự chú ý của CĐM. 
Kèm theo lời chia sẻ, nhà báo Trần Đăng Tuấn đăng kèm theo hình ảnh một toà nhà bê tông 7 tầng có tên Mã Pì Lèng Panorama được xây dựng giữa đèo. Hình ảnh trên ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng cư dân mạng.

Sự thật bất ngờ Mã Pì Lèng oằn mình bị phượt thủ “xâm hại” thô bạo

(Kiến Thức) - Trước khi bị bê tông hóa bởi công trình khách sạn 7 tầng, đèo Mã Pì Lèng từng phải oằn mình chịu đựng những lần bị phượt thủ xâm hại một cách thô bạo.

Sự thật bất ngờ Mã Pì Lèng oằn mình bị phượt thủ “xâm hại” thô bạo
Su that bat ngo Ma Pi Leng oan minh bi phuot thu
 Mới đây, qua trang cá nhân của nhà báo Trần Đăng Tuấn phản ánh sự xuất hiện ngôi nhà kiên cố bằng bê tông trên đèo Mã Pì Lèng - Hà Giang làm phá đi cảnh quan thiên nhiên khu vực này được nhiều người quan tâm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới