Niệm danh hiệu Phật hoàng Trần Nhân Tông

Niệm để suy ngẫm, học theo hạnh ngài: Quyết không vì mình, chỉ vì đạo, vì đời, vì dân, vì nước...

HỎI: Ông nội tôi năm nay 92 tuổi, là cán bộ cách mạng lão thành. Tháng trước, khi đưa ông vào viện, gia đình tôi có hướng dẫn ông niệm Nam-mô A Di Đà Phật. Sau khi xuất viện về, ông bảo tại sao khuyên ông niệm Phật Ấn Độ trong khi Việt Nam mình cũng có Phật - Phật hoàng Trần Nhân Tông, lòng tự hào dân tộc để ở đâu? Và từ đó đến nay, ông cứ niệm “Nam-mô Việt Nam Phật hoàng Trần Nhân Tông” rất đều đặn. Tôi không biết ông nội niệm như vậy có đúng với Chánh pháp không, nếu không đúng thì nên góp ý với ông như thế nào?
(QUẢNG ẤN, namtranghoa@yahoo.com.vn)
ĐÁP:
Bạn Quảng Ấn thân mến!
Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm, một tông phái đặc thù của Thiền tông Phật giáo Việt Nam. Ảnh hưởng của thiền phái này còn kéo dài đến tận ngày nay nhờ công khôi phục của Thiền sư Thích Thanh Từ và hệ thống thiền viện thuộc phái Trúc Lâm trên khắp cả nước.
Tôn tượng Phật hoàng trên Yên Tử (Quảng Ninh).Ảnh: Internet.
Tôn tượng Phật hoàng trên Yên Tử (Quảng Ninh).Ảnh: Internet.
Phật hoàng Trần Nhân Tông, trước tiên là vị anh hùng dân tộc, ba lần cầm quân đánh thắng quân Nguyên xâm lược, đem lại độc lập cho đất nước. Phật hoàng là vị vua Phật tử vĩ đại, sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm dám xả bỏ ngai vàng để xuất gia học đạo và tu hành chứng quả, khai sáng thiền phái Trúc Lâm.
Như thế, một cán bộ cách mạng lão thành niệm “Nam-mô Việt Nam Phật hoàng Trần Nhân Tông” để nêu cao tinh thần dân tộc, tưởng nhớ, học tập và thực hành theo công hạnh của ngài là hoàn toàn đúng đắn, nên làm.
Thiết nghĩ, sáng kiến niệm danh hiệu Phật hoàng của một cán bộ cách mạng là rất đáng hoan nghênh. Niệm để suy ngẫm, học theo hạnh ngài: Quyết không vì mình, chỉ vì đạo, vì đời, vì dân, vì nước. Niệm để đạt đến “đối cảnh, vô tâm” như Phật hoàng lại càng hay.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Hô thần nhập tượng lớn nhất VN trên đỉnh Yên Tử

(Kiến Thức) - Sáng sớm nay (3/12),Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đúc đồng liền khối lớn nhất và là tượng đồng được đổ ở độ cao lớn nhất Việt Nam, đã được hô thần nhập tượng tại đỉnh Yên Tử...

6h sáng, trên ngọn núi An Kỳ Sinh trên đỉnh non thiêng Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ hô thần nhập tượng bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam.
 6h sáng, trên ngọn núi An Kỳ Sinh trên đỉnh non thiêng Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ hô thần nhập tượng bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam.
Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn Phật tử và du khách thập phương đã đến dự.
 Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn Phật tử và du khách thập phương đã đến dự.

Những cái nhất của Phật hoàng Trần Nhân Tông

(Kiến Thức) - Không chỉ là vị vua anh minh, người duy nhất được tôn làm Phật hoàng, ông còn là vị vua có tầm ảnh hưởng quốc tế lớn nhất của dân tộc VN.

Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ở ngôi 15 năm, ông được nhiều sử gia đánh giá là vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được hô thần nhập tượng tại đỉnh Yên Tử sáng 3/12/2013.
 Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ở ngôi 15 năm, ông được nhiều sử gia đánh giá là vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được hô thần nhập tượng tại đỉnh Yên Tử sáng 3/12/2013.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.