Những vườn hồng sai quả, dân hái mỏi tay không xuể ở xứ Nghệ

Những vườn hồng sai quả, dân hái mỏi tay không xuể ở xứ Nghệ

Hiện nay, người dân xã Nam Anh (Nam Đàn, Nghệ An) đang bước vào vụ thu hoạch hồng. Những vườn hồng sai quả dưới chân núi Đại Huệ chín vàng, tạo thành bức tranh tuyệt đẹp.

Mùa hồng Nam Anh đang đến, những  vườn hồng sai quả dưới chân núi Đại Huệ đã chín vàng. Hiện xã Nam Anh có gần 100 ha hồng trồng ở các xóm 5, 6, 7, 8, 9, trong đó có 85 ha đã cho thu hoạch. Ảnh: Huy Thư
Mùa hồng Nam Anh đang đến, những vườn hồng sai quả dưới chân núi Đại Huệ đã chín vàng. Hiện xã Nam Anh có gần 100 ha hồng trồng ở các xóm 5, 6, 7, 8, 9, trong đó có 85 ha đã cho thu hoạch. Ảnh: Huy Thư
Mùa hồng ở đây bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài hết tháng 11. Khoảng trung tuần tháng 9, khi trẻ em dạo các vườn hồng tìm quả chín bói trên cây cũng là lúc người dân chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch hồng. Ảnh: Huy Thư
Mùa hồng ở đây bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài hết tháng 11. Khoảng trung tuần tháng 9, khi trẻ em dạo các vườn hồng tìm quả chín bói trên cây cũng là lúc người dân chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch hồng. Ảnh: Huy Thư
Hồng chín cây đỏ au như quả cà chua, mềm, ngọt, thơm nức. Ảnh: Huy Thư
Hồng chín cây đỏ au như quả cà chua, mềm, ngọt, thơm nức. Ảnh: Huy Thư
Người dân địa phương đang duy trì 2 loại hồng: hồng trứng, lá dài, quả to và hồng cậy, lá tròn, quả nhỏ. Đây là những giống hồng thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng núi Đại Huệ. Trong ảnh: Những nhành hồng cậy sum suê quả chín. Ảnh: Huy Thư
Người dân địa phương đang duy trì 2 loại hồng: hồng trứng, lá dài, quả to và hồng cậy, lá tròn, quả nhỏ. Đây là những giống hồng thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng núi Đại Huệ. Trong ảnh: Những nhành hồng cậy sum suê quả chín. Ảnh: Huy Thư
Mỗi loại hồng ở đây có những đặc điểm riêng, nhưng đều cho quả nhiều, không hạt và thơm ngon. Trong ảnh: Hồng trứng quả to, đẹp, bắt mắt. Ảnh: Huy Thư
Mỗi loại hồng ở đây có những đặc điểm riêng, nhưng đều cho quả nhiều, không hạt và thơm ngon. Trong ảnh: Hồng trứng quả to, đẹp, bắt mắt. Ảnh: Huy Thư
Mỗi gốc hồng tốt cho thu hoạch từ 2 - 2,5 tạ quả. Lúc hái hồng, người dân thường dùng thang và những chiếc xô nhựa. Ảnh: Huy Thư
Mỗi gốc hồng tốt cho thu hoạch từ 2 - 2,5 tạ quả. Lúc hái hồng, người dân thường dùng thang và những chiếc xô nhựa. Ảnh: Huy Thư
Đầu mùa hái quả lựa chọn, cuối mùa thu hoạch đại trà. Bà Hồ Thị Minh ở xóm 8 cho biết: “Nhà tôi làm 0,5 ha, mỗi năm cũng thu hoạch 2 - 3 tấn hồng, bán được vài chục triệu đồng; bên cạnh đó còn có thu nhập từ các loại rau quả, gia vị trồng xen nữa”. Ảnh: Huy Thư
Đầu mùa hái quả lựa chọn, cuối mùa thu hoạch đại trà. Bà Hồ Thị Minh ở xóm 8 cho biết: “Nhà tôi làm 0,5 ha, mỗi năm cũng thu hoạch 2 - 3 tấn hồng, bán được vài chục triệu đồng; bên cạnh đó còn có thu nhập từ các loại rau quả, gia vị trồng xen nữa”. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, trồng hồng đầu tư ít, là ưu điểm nổi bật so với các loại cây khác. Đầu tư ít, chi phí thấp nên hồng được mùa hay mất mùa người nông dân vẫn không phải “mất ăn, mất ngủ”. Trong ảnh: Một cái bẫy côn trùng làm từ chai nhựa treo trên cây hồng suốt mùa quả. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, trồng hồng đầu tư ít, là ưu điểm nổi bật so với các loại cây khác. Đầu tư ít, chi phí thấp nên hồng được mùa hay mất mùa người nông dân vẫn không phải “mất ăn, mất ngủ”. Trong ảnh: Một cái bẫy côn trùng làm từ chai nhựa treo trên cây hồng suốt mùa quả. Ảnh: Huy Thư
Các xóm 6, 7, 8 là những xóm có nhiều hộ dân trồng hồng (mỗi xóm trên dưới 100 hộ dân), hộ trồng nhiều nhất trên 2 ha. Ông Nguyễn Hữu Nam (53 tuổi) ở xóm 7 cho biết, gia đình ông trồng 100 gốc hồng, mỗi năm cho thu nhập khoảng 70 - 75 triệu đồng. Mùa hồng, người dân chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Hồng sau khi hái được cho vào bì để vận chuyển xuống núi. Năm nay, giá hồng bán sỉ cho các lái buôn có giảm so với năm trước; hiện hồng cậy 10.000 - 11.000 đồng/kg, hồng trứng 16.000 -17.000 đồng/kg. Ảnh: Huy Thư
Các xóm 6, 7, 8 là những xóm có nhiều hộ dân trồng hồng (mỗi xóm trên dưới 100 hộ dân), hộ trồng nhiều nhất trên 2 ha. Ông Nguyễn Hữu Nam (53 tuổi) ở xóm 7 cho biết, gia đình ông trồng 100 gốc hồng, mỗi năm cho thu nhập khoảng 70 - 75 triệu đồng. Mùa hồng, người dân chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Hồng sau khi hái được cho vào bì để vận chuyển xuống núi. Năm nay, giá hồng bán sỉ cho các lái buôn có giảm so với năm trước; hiện hồng cậy 10.000 - 11.000 đồng/kg, hồng trứng 16.000 -17.000 đồng/kg. Ảnh: Huy Thư
Hồng tùy từng loại mà được ủ khô hoặc ngâm trong nước để làm chín. Hồng ủ thì chín mềm, chuyển màu đỏ thắm; hồng ngâm thì giòn, vẫn giữ màu vàng tươi. Những năm qua, hồng Nam Anh đã được chuyển đi tiêu thụ khắp nơi, nhất là TP. Vinh và các tỉnh, thành phía Bắc. Ảnh: Huy Thư
Hồng tùy từng loại mà được ủ khô hoặc ngâm trong nước để làm chín. Hồng ủ thì chín mềm, chuyển màu đỏ thắm; hồng ngâm thì giòn, vẫn giữ màu vàng tươi. Những năm qua, hồng Nam Anh đã được chuyển đi tiêu thụ khắp nơi, nhất là TP. Vinh và các tỉnh, thành phía Bắc. Ảnh: Huy Thư

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.