Những thương vụ ‘đốt tiền’ vào bóng đá của các đại gia Trung Đông

Các khoản đầu tư là lời khẳng định vai trò của các quốc gia Trung Đông trong lĩnh vực thể thao, đồng thời mở ra nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị và nâng cao danh tiếng.

Những thương vụ ‘đốt tiền’ vào bóng đá của các đại gia Trung Đông

Nhung thuong vu ‘dot tien’ vao bong da cua cac dai gia Trung Dong

Sự khởi tranh của World Cup 2022 tại Qatar đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ của các quốc gia Trung Đông vào môn thể thao phổ biến hàng đầu thế giới.

Với tổng số tiền đầu tư lên đến 220 tỷ USD, World Cup 2022 chính là lời khẳng định của các quốc gia Vùng Vịnh về tiềm lực kinh tế, chính trị và du lịch sau một thời gian ngủ yên.

Đây không phải là lần đầu các quốc gia Trung Đông “nhúng tay” vào thế giới bóng đá. Trước đó, các tập đoàn và quỹ đầu tư khổng lồ từ Trung Đông đã bắt đầu tìm kiếm con đường đầu tư nước ngoài mới nhằm chuẩn bị cho một thế giới hậu dầu mỏ. Đầu tư vào bóng đá châu Âu trở thành một chiến lược phù hợp để thực hiện công việc này.

Một báo cáo năm 2020 của Economist nhấn mạnh các môn thể thao, bao gồm cả bóng đá, là đòn bẩy chính trong phát triển du lịch của các quốc gia Vùng Vịnh.

Các đội bóng nổi tiếng thường xuyên đến Vùng Vịnh để tập luyện và tham gia các giải đấu chính là cơ hội để các quốc gia có cơ hội quảng cáo cơ sở vật chất và địa điểm du lịch với du khách quốc tế.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, bóng đá cũng là phương tiện để thay đổi xã hội và giúp các quốc gia Vùng Vịnh phát huy quyền lực mềm và nâng cao danh tiếng trên thế giới, theo Atlantic Council.

Manchester City

Từ năm 1996 đến năm 2003, Manchester City gặp phải muôn vàn khó khăn khi liên tục phải xuống hạng và thăng hạng. Đến năm 2007, hy vọng đến với nửa xanh thành Manchester khi cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra mua lại 75% cổ phần và đưa Sven-Goran Eriksson, cựu huấn luyện viên đội tuyển Anh, về dẫn dắt đội bóng, theo Bleacher.

Manchester City đã chơi một thứ bóng đá hấp dẫn với những cầu thủ sáng giá. Nhưng đến cuối mùa giải, Manchester City phải đón nhận một kết quả chua chát với vị trí thứ 9. Thậm chí, đội bóng còn thua 1-8 trước Middlesbrough. Một năm sau, ông Shinawatra bị đóng băng tài sản.

Giám đốc điều hành Manchester City khi đó là Garry Cook đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhà đầu tư mới. Ông đã gặp được Sheikh Mansour bin Zayed Al Nahyan, Hoàng tử của Hoàng gia Abu Dhabi - đế chế hùng mạnh nhất trong 7 quốc gia thuộc Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ông Sheikh Mansour cũng là chủ sở hữu của Tập đoàn Abu Dhabi United.

Tháng 9/2008, ông Sheikh Mansour gây sửng sốt khi bỏ ra 300 triệu USD để mua lại Manchester City, khi đó được coi là một đội bóng hạng hai tại Ngoại hạng Anh. Sự xuất hiện của nhà đầu tư đến từ Trung Đông đã biến một câu lạc bộ đang gặp nhiều khó khăn trở thành một gã khổng lồ của bóng đá châu Âu.

Nhung thuong vu ‘dot tien’ vao bong da cua cac dai gia Trung Dong-Hinh-2

Huấn luyện viên của Manchester City Pep Guardiola gặp chủ sở hữu của câu lạc bộ tại Abu Dhabi. Ảnh: Getty.

Sau 14 năm thuộc về hoàng tử UAE, Manchester City đã giành được vô số danh hiệu cao quý. Người hâm mộ đội bóng thành Manchester hầu như không thể tin vào những gì đã xảy ra.

Tính đến năm 2022, Hoàng tử Sheikh Mansour đã chi trên dưới 4 tỷ USD cho Manchester City, đưa CLB này tiến gần hơn tới chiếc cúp UEFA Champions League.

Việc bơm tiền của ông chủ UAE khiến nhiều người phải nhíu mày, nhưng là điều kiện quan trọng cho phép Manchester City mang về những cầu thủ chất lượng, điển hình là Sergio Aguero. Tiền đạo này gia nhập với giá 38 triệu bảng, phá vỡ mọi kỷ lục của câu lạc bộ.

Kể từ đó, Aguero là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của Manchester City. Chính anh là người đóng góp công lao lớn nhất vào chức vô địch Ngoại hạng Anh năm 2012 khi ghi bàn thắng đáng nhớ trong hiệp phụ trận đấu cuối cùng của mùa giải.

Tập đoàn Abu Dhabi United còn vươn xa hơn thế. Ông Sheikh Mansour đã thành lập tập đoàn City Football, thâu tóm hàng loạt câu lạc bộ tại Mỹ (New York City), Australia (Melbourne City), Nhật Bản (Yokohama F. Marinos) và Tây Ban Nha (Girona FC).

Động cơ đầu tư vào bóng đá của ông Sheikh Mansour luôn là dấu hỏi lớn vì hoàng tử không quan tâm đến lợi nhuận.

Paris Saint-Germain

Trước khi thuộc sở hữu của các ông chủ Qatar, Paris Saint-Germain đang thua lỗ dưới thời chủ sở hữu của họ lúc đó là Quỹ đầu tư bất động sản Colony Capital. Trước khi người Qatar đến PSG, Ligue 1 của Pháp chứng kiến 5 nhà vô địch khác nhau trong vòng 5 năm.

Thương vụ Paris Saint-Germain được quyết định kể từ khi Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022 vào năm 2010.

Năm 2011, thông qua quỹ đầu tư Qatar Sports Investments, Thái tử Tamim bin Hamad Al Thani (hiện tại là quốc vương Qatar) mua lại phần lớn cổ phần của PSG, đầu tiên là 70% cổ phần vào tháng 6/2011 trước khi trở thành cổ đông duy nhất khi mua nốt 30% cổ phần còn lại.

Những khoản tiền lớn liên tục được đổ vào PSG để xóa các khoản nợ. Trong 11 năm, Qatar cũng đầu tư ồ ạt vào thị trường chuyển nhượng với mức chi tiêu ròng hơn 1 tỷ euro, theo Le Monde.

Nhung thuong vu ‘dot tien’ vao bong da cua cac dai gia Trung Dong-Hinh-3

Thái tử Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani (hiện là quốc vương Qatar) tại một buổi tập của PSG tại Doha năm 2012. Ảnh: AFP.

Trong mùa hè năm 2011, PSG chi 111 triệu USD để mang về 13 tân binh. Nhưng bản hợp đồng được coi là đáng chú ý đầu tiên của PSG phải kể đến Zlatan Ibrahimovic.

Vào mùa hè năm 2017, PSG thể hiện tiềm lực tài chính với dự án táo bạo nhất khi ký bản hợp đồng trị giá 222 triệu USD với Neymar từ Barcelona, gấp đôi kỷ lục chuyển nhượng thế giới trước đó. Chỉ vài tuần sau, PSG tiếp tục chiêu mộ Kylian Mbappé với giá 180 triệu USD. Hai thương vụ này đã làm thay đổi thị trường chuyển nhượng toàn cầu.

Khi Lionel Messi phải rời Barcelona vì tình trạng kiệt quệ tài chính của đội bóng xứ Catalan, PSG không bỏ lỡ cơ hội và nhanh chóng ký hợp đồng với Messi với mức lương khổng lồ.

Song song với các hoạt động chuyển nhượng, PSG cho vẽ lại logo đội bóng, nâng cấp sân vận động Parc des Princes và xây một trung tâm tập luyện mới, hiện đại và đầy đủ tiện nghi tại Poissy, phía Tây Paris.

Kể từ khi được Qatar tiếp quản, PSG đã thống trị giải bóng đá quốc nội Ligue 1 và luôn là một ứng cử viên đáng gờm cho chức vô địch UEFA Champions League. PSG giành 8 chức vô địch Ligue 1 trong 10 mùa giải gần nhất. Dù vậy, cũng giống như Manchester City, đội bóng vẫn chưa giành được bất kỳ chức vô địch châu Âu nào.

Có nhiều nguồn thông tin cho rằng giới lãnh đạo Qatar sẽ bán PSG sau khi kỳ World Cup 2022 kết thúc. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển giao được cho là sự đầu tư đến nay không thành công và chịu quá nhiều sự chỉ trích của cổ động viên Pháp.

Newcastle United

Newcastle United vốn là một trong những đội bóng thường xuyên phải ngụp lặn ở phía dưới bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.

Nhưng đến ngày 7/10/2021, câu lạc bộ Newcastle chính thức thuộc quyền sở hữu của Quỹ đầu tư Công (PIF) từ Saudi Arabia. PIF chi 305 triệu bảng (423 triệu USD) để mua lại toàn bộ cổ phần của Newcastle từ ông chủ cũ Mike Ashley, theo New York Times.

Điều này biến Newcastle trở thành một trong những đội bóng giàu nhất thế giới với sự hỗ trợ của quỹ PIF có tài sản trị giá lên đến 500 tỷ USD.

Những tin đồn về việc PIF thâu tóm Newcastle đã xuất hiện từ đầu những năm 2020. Việc mua lại diễn ra sau mười tám tháng bế tắc với thỏa thuận cuối cùng được ký kết sau khi Ngoại hạng Anh nhận được sự đảm bảo ràng buộc về mặt pháp lý rằng Saudi Arabia sẽ không kiểm soát Newcastle United.

Nhung thuong vu ‘dot tien’ vao bong da cua cac dai gia Trung Dong-Hinh-4

Người hâm mộ Newcastle ăn mừng sau khi CLB có chủ mới. Ảnh: AP.

Vào tháng 12/2021, Newcastle lâm vào khủng hoảng toàn diện và nhiều người nghĩ đội bóng này có thể rớt hạng. Sự xuất hiện của các ông chủ Saudi Arabia đang phát huy hiệu quả cho dù không phô diễn quá nhiều quyền lực và sức mạnh tài chính.

Newcastle là một trong những đội bóng mua sắm khiêm tốn ở kỳ chuyển nhượng hè năm 2022. Dù vậy, “Chích chòe” đã chiến thắng Nottingham Forest, đội bóng mới thăng hạng và mua sắm mạnh tay nhất giải đấu hàng đầu nước Anh hè năm nay.

Sau 15 vòng đấu của Ngoại hạng Anh mùa giải 2022/2023, Newcastle hiện xếp ở vị trí thứ 3, vượt qua những ông lớn như Tottenham Hotspur hay Manchester United. Thậm chí, đội bóng này còn xuất sắc cầm hòa 2 ông lớn thành Manchester và chiến thắng Tottenham.

Bóng đá - World Cup - những góc khuất

Cuốn sách "Bóng đá - World Cup - những góc khuất" mong muốn mang đến những thông tin hữu ích giúp fan bóng đá có thêm hiểu biết và sự cảm nhận đầy đủ hơn về những trận đấu bóng đá.

 

Các quốc gia Vùng Vịnh gửi “tối hậu thư” cho Qatar

Bốn nước Ảrập vừa gửi cho Qatar "tối hậu thư" - một danh sách gồm 13 yêu cầu phải thực hiện nếu muốn được dỡ bỏ cấm vận.

Các quốc gia Vùng Vịnh gửi “tối hậu thư” cho Qatar
Ảrập Xêút, Ai Cập, UAE (Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất) và Bahrain yêu cầu Qatar phải đóng cửa hãng thông tấn Al Jazeera. Họ cũng thúc ép Qatar cắt giảm quan hệ với Iran và đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ - tất cả phải xong trong 10 ngày.
Theo BBC, Qatar – vốn đã nỗ lực tăng cường vị thế của mình trong những năm gần đây - phủ nhận cáo buộc nước này tài trợ cho khủng bố và gây bất ổn trong khu vực. Cáo buộc này đã đẩy Qatar vào tâm điểm cuộc khủng hoảng ngoại giao và cấm vận kinh tế tồi tệ chưa từng có tiền lệ trong nhiều thập niên qua ở Vùng Vịnh.
"Tối hậu thư" được công bố sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi các hàng xóm của Qatar hãy ra các yêu cầu "hợp lý và có thể thực thi".

Ảnh chế bóng đá: Phải đá C2, Arsenal vẫn không thoát "số nhọ"

(Kiến Thức) - Dù đã xuống C2 chơi nhưng Arsenal không thoát khỏi "số nhọ" là chủ đề được dân mạng đưa vào ảnh chế bóng đá tuần qua.

Ảnh chế bóng đá: Phải đá C2, Arsenal vẫn không thoát "số nhọ"
Anh che bong da: Phai da C2, Arsenal van khong thoat "so nho"
 Ảnh chế bóng đá vừa qua xoay quanh những trận đấu tại vòng bảng UEFA Champions League (cúp C1 châu Âu). Dù đã qua đi được 4 vòng đấu và có rất nhiều bất ngờ được các đội bóng tạo ra. Đặc biệt là sự trùng hợp của các đội ĐKVĐ giải quốc nội đều thi đấu bết bát và chỉ đứng thứ hai tại bảng đấu. Ảnh trong bài: Troll Bóng Đá.

Ảnh chế bóng đá: Arsenal ngao ngán khi Europa League toàn đội mạnh

(Kiến Thức) - Ảnh chế bóng đá tuần qua xoay quanh các trận đấu và lịch bốc thăm của cúp C1 châu Âu và Europa League trở thành đấu trường "khó nhằn" với Arsenal.

Ảnh chế bóng đá: Arsenal ngao ngán khi Europa League toàn đội mạnh
Ảnh chế bóng đá tuần qua xoay quanh những lượt trận cuối tại vòng bảng cúp C1 châu Âu, nơi diễn ra nhiều bất ngờ, kịch tính khiến dân mạng phải ngã ngửa bất ngờ ở phút cuối.
 Ảnh chế bóng đá tuần qua xoay quanh những lượt trận cuối tại vòng bảng cúp C1 châu Âu, nơi diễn ra nhiều bất ngờ, kịch tính khiến dân mạng phải ngã ngửa bất ngờ ở phút cuối.

Đọc nhiều nhất

Tin mới