Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) ghi nhận chất lượng tài sản suy giảm trong quý 2/2023.
TPBank sẽ phải đẩy mạnh trích lập dự phòng trong nửa cuối năm để có thể hoàn thành chỉ tiêu
Quý 2/2023, TPBank có thu nhập lãi thuần đạt 2.729 tỷ đồng, giảm 0,3% so quý trước và giảm 10,1% so cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi đạt 1.188 tỷ đồng, tăng 28,8% so quý trước nhưng giảm 22,7% so cùng kỳ khiến TOI đạt 3.917 tỷ đồng (tăng 7,1% so quý trước và giảm 14,3% so cùng kỳ).
Chi phí trích lập dự phòng ở mức vừa phải, đạt 368 tỷ đồng, tăng 16,9% so quý trước nhưng giảm 43% so cùng kỳ khiến lợi nhuận trước thuế của TPBank chỉ đạt 1.618 tỷ đồng, giảm 8,3% so quý trước và giảm tới 25% so cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng 2023, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 3.383 tỷ đồng, giảm 10,7% so cùng kỳ.
Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2023 của TPB đạt 2,21%, tăng 76 điểm phần trăm so quý trước.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, TPB đặt kế hoạch nợ xấu dưới 2,2%. Với tỷ lệ bao phủ nợ xấu 6 tháng đầu 2023 khá thấp, đạt 60% - chỉ cao hơn VPB và VIB trong khi nợ xấu và nợ nhóm 2 đều đang ở mức cao, KBSV cho rằng TPBank sẽ phải đẩy mạnh trích lập dự phòng trong nửa cuối năm để có thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Thách thức lớn trong việc hoàn thành chỉ tiêu tín dụng đề ra theo kế hoạch
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2023, TPBank đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đạt 18%. Kết thúc 6 tháng đầu 2023, tăng trưởng tín dụng của TPBank đạt 6,8%, tương đương ~38% kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của nhu cầu tín dụng thấp của nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng các ngân hàng 2Q2023 (Ytd) |
Theo quan điểm của KBSV, tăng trưởng tín dụng của TPBank sẽ được cải thiện trong 2 quý cuối 2023 khi ngân hàng đủ điều kiện giảm lãi cho vay với điểm tựa từ chi phí đầu vào giảm nhờ: (1) NHNN đẩy mạnh giảm lãi suất điều hành trong giai đoạn vừa qua; (2) Các khoản huy động lãi suất cao kì hạn 6 tháng trong 4 quý 2022 đáo hạn.
Tuy nhiên, để hoàn thành được kế hoạch đề ra sẽ là thách thức lớn đối TPBank do nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn đang khá yếu cùng với việc ngân hàng chú trọng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.
Cùng với đó, trong nửa cuối năm, áp lực lên NIM đối với TPBank nói riêng và nhóm ngân hàng TMCP nói chung là không nhỏ khi nhóm ngân hàng SOB với lợi thế về chi phí vốn đang đẩy mạnh giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng từ ngân hàng khác sau khi TT06/2023-NHNN được áp dụng khiến các ngân hàng TMCP phải giảm lãi suất để giữ khách.
Tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay doanh nghiệp – hộ kinh doanh kì hạn 6 tháng của nhóm SOB đã hạ về mức rất thấp, trong khoảng từ 5-7%.
Dự phóng KQKD 2023 -2024 của TPBank |