Những sếp ngân hàng nào sắp bắt buộc “từ chức“?

Những sếp ngân hàng nào sắp bắt buộc “từ chức“?

(Kiến Thức) - Điểm mới trong Luật TCTD được bổ sung sẽ tạo nên làn sóng “từ chức” bắt buộc đối với những lãnh đạo ngân hàng đang đứng tên ở doanh nghiệp.

 1. Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển Theo điểm quy định mới của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông và sẽ có hiệu lực từ 15/1/2018, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của TCTD. Ảnh: VietnamBiz.
1. Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển
Theo điểm quy định mới của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông và sẽ có hiệu lực từ 15/1/2018, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của TCTD. Ảnh: VietnamBiz.
Từ quy định này so với thực tế hiện nay rất nhiều chủ tịch hội đồng quản trị của các ngân hàng tư nhân đều nắm giữ vị trí chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của rất nhiều doanh nghiệp khác. Điển hình như như ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển, sinh năm 1962 ở Hà Nội) vừa làm Chủ tịch Ngân hàng SHB đồng thời cũng là Chủ tịch của Tập đoàn T&T. Ảnh: Zing.
Từ quy định này so với thực tế hiện nay rất nhiều chủ tịch hội đồng quản trị của các ngân hàng tư nhân đều nắm giữ vị trí chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của rất nhiều doanh nghiệp khác. Điển hình như như ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển, sinh năm 1962 ở Hà Nội) vừa làm Chủ tịch Ngân hàng SHB đồng thời cũng là Chủ tịch của Tập đoàn T&T. Ảnh: Zing.
Tại SHB, bầu Hiển là người có tiếng nói lớn đồng thời cũng có khối tài sản không nhỏ khi nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ảnh: Internet.
Tại SHB, bầu Hiển là người có tiếng nói lớn đồng thời cũng có khối tài sản không nhỏ khi nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ảnh: Internet.
Ngoài số lượng cổ phiếu lớn tại SHB, một số công ty khác liên quan đến bầu Hiển cũng sở hữu lượng lớn cổ phiếu SHB như Công ty CP Tập đoàn T&T nắm giữ trên 60,7 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng tỉ lệ 6,85%; Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) sở hữu hơn 22,5 triệu cổ phiếu, tương đương 2,54% và Công ty CP Quản lý Quỹ Sài Gòn - Hà Nội (SHF) có gần 777.000 cổ phiếu, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0,09%. Ảnh: Zing.
Ngoài số lượng cổ phiếu lớn tại SHB, một số công ty khác liên quan đến bầu Hiển cũng sở hữu lượng lớn cổ phiếu SHB như Công ty CP Tập đoàn T&T nắm giữ trên 60,7 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng tỉ lệ 6,85%; Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) sở hữu hơn 22,5 triệu cổ phiếu, tương đương 2,54% và Công ty CP Quản lý Quỹ Sài Gòn - Hà Nội (SHF) có gần 777.000 cổ phiếu, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0,09%. Ảnh: Zing.
Như vậy, bầu Hiển cùng các cá nhân và tổ chức liên quan sở hữu hơn 123,56 triệu cổ phiếu SHB, chiếm gần 14% vốn điều lệ 8.866 tỷ đồng của ngân hàng này. Ảnh: Zing.
Như vậy, bầu Hiển cùng các cá nhân và tổ chức liên quan sở hữu hơn 123,56 triệu cổ phiếu SHB, chiếm gần 14% vốn điều lệ 8.866 tỷ đồng của ngân hàng này. Ảnh: Zing.
 2. Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh Tương tự, Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh hiện cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Him Lam. Ảnh: Vietnamnet.
2. Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh
Tương tự, Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh hiện cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Him Lam. Ảnh: Vietnamnet.
Bên cạnh đó, ông Dương Công Minh còn đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt; Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Bảo Long; Công ty cổ phần Phát triển Xín Mần; Công ty cổ phần chứng khoán Liên Việt. Ảnh: vietnamfinance.vn
Bên cạnh đó, ông Dương Công Minh còn đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt; Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Bảo Long; Công ty cổ phần Phát triển Xín Mần; Công ty cổ phần chứng khoán Liên Việt. Ảnh: vietnamfinance.vn
Ông được dư luận nhắc tới nhiều lần trong những ngày qua liên quan tới việc thu hồi sân golf, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Zing
Ông được dư luận nhắc tới nhiều lần trong những ngày qua liên quan tới việc thu hồi sân golf, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Zing
 3. Ông Đỗ Minh Phú Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú đang là Chủ tịch HĐQT của Doji Group. Ông Đỗ Minh Phú theo học ngành vô tuyến điện tử tại Đại học Bách khoa, tốt nghiệp loại ưu ông được làm TGĐ một công ty liên doanh với nước ngoài về đá quý. Năm 1994, ông bỏ chức TGĐ công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp riêng chuyên về đá quý. Năm 1997, ông và gia đình lập công ty Diana chuyên sản xuất các sản phẩm tã giấy, băng vệ sinh và khăn giấy. Ảnh: Vietstock.
3. Ông Đỗ Minh Phú
Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú đang là Chủ tịch HĐQT của Doji Group. Ông Đỗ Minh Phú theo học ngành vô tuyến điện tử tại Đại học Bách khoa, tốt nghiệp loại ưu ông được làm TGĐ một công ty liên doanh với nước ngoài về đá quý. Năm 1994, ông bỏ chức TGĐ công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp riêng chuyên về đá quý. Năm 1997, ông và gia đình lập công ty Diana chuyên sản xuất các sản phẩm tã giấy, băng vệ sinh và khăn giấy. Ảnh: Vietstock.
Năm 2007, ông xây dựng TTTM đầu tiên chuyên về vàng bạc đá quý Doji Plaza tại Hà Nội. Năm 2011, ông bán công ty Diana cho đối tác của Nhật. Thương vụ này có giá trị lên tới gần 200 triệu đô la Mỹ. Với khoản lợi nhuận này, ông lại tiếp tục dốc vốn vào Ngân hàng Tiên Phong và làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Năm 2011, Ngân hàng Tiên Phong nằm trong danh sách 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu của NHNN. Ông Đỗ Minh Phú cùng Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji đã đầu tư vào TPBank với tỷ lệ nắm giữ 20%. Ảnh: ors.com.vn
Năm 2007, ông xây dựng TTTM đầu tiên chuyên về vàng bạc đá quý Doji Plaza tại Hà Nội. Năm 2011, ông bán công ty Diana cho đối tác của Nhật. Thương vụ này có giá trị lên tới gần 200 triệu đô la Mỹ. Với khoản lợi nhuận này, ông lại tiếp tục dốc vốn vào Ngân hàng Tiên Phong và làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Năm 2011, Ngân hàng Tiên Phong nằm trong danh sách 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu của NHNN. Ông Đỗ Minh Phú cùng Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji đã đầu tư vào TPBank với tỷ lệ nắm giữ 20%. Ảnh: ors.com.vn
Ngay sau khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT của TPBank, ông Phú đã bắt tay vào thay đổi toàn bộ bộ máy, ban điều hành và tái cơ cấu ngân hàng. Sau khoảng 1 năm chèo lái, TPBank đã có những thay đổi căn bản, từ chỗ là ngân hàng gặp khó đến giữa năm 2015, TPBank đã trở thành ngân hàng duy nhất tái cơ cấu thành công trong số hơn chục ngân hàng yếu kém. Ảnh: Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam - VGTA.
Ngay sau khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT của TPBank, ông Phú đã bắt tay vào thay đổi toàn bộ bộ máy, ban điều hành và tái cơ cấu ngân hàng. Sau khoảng 1 năm chèo lái, TPBank đã có những thay đổi căn bản, từ chỗ là ngân hàng gặp khó đến giữa năm 2015, TPBank đã trở thành ngân hàng duy nhất tái cơ cấu thành công trong số hơn chục ngân hàng yếu kém. Ảnh: Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam - VGTA.
 4. Ông Hồ Hùng Anh  Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh là Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group Ảnh: baocongthuong.com.vn
4. Ông Hồ Hùng Anh
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh là Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group Ảnh: baocongthuong.com.vn
 5. Ông Đặng Khắc Vỹ Chủ tịch VIB ông Đặng Khắc Vỹ là Chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings. Ảnh: Thương gia Online.
5. Ông Đặng Khắc Vỹ
Chủ tịch VIB ông Đặng Khắc Vỹ là Chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings. Ảnh: Thương gia Online.
 6. Bà Nguyễn Thị Nga Chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga là Chủ tịch của BRG Group, đồng thời là chủ tịch/thành viên HĐQT của hàng loạt công ty khác như Thăng Long GTC, Hanoi Toserco, Khách sạn Thắng Lợi, Khách sạn Hilton Hanoi, OSC Vietnam. Ảnh: VietnamFinance
6. Bà Nguyễn Thị Nga
Chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga là Chủ tịch của BRG Group, đồng thời là chủ tịch/thành viên HĐQT của hàng loạt công ty khác như Thăng Long GTC, Hanoi Toserco, Khách sạn Thắng Lợi, Khách sạn Hilton Hanoi, OSC Vietnam. Ảnh: VietnamFinance
 7. Ông Vũ Văn Tiền Chủ tịch ABBank Vũ Văn Tiền cũng đang là chủ tịch Geleximco. Ảnh: Baodautu.vn.
7. Ông Vũ Văn Tiền
Chủ tịch ABBank Vũ Văn Tiền cũng đang là chủ tịch Geleximco. Ảnh: Baodautu.vn.
 8. Ông Võ Quốc Thắng Chủ tịch Kiên Long Bank Võ Quốc Thắng là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Đồng Tâm Group. Ảnh: 24h.com.vn.
8. Ông Võ Quốc Thắng
Chủ tịch Kiên Long Bank Võ Quốc Thắng là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Đồng Tâm Group. Ảnh: 24h.com.vn.
Theo các chuyên gia tài chính, quy định mới của Luật TCTD là phù hợp với thông lệ quốc tế trong phòng ngừa rủi ro. Việc một cá nhân đồng thời nắm quyền chi phối tại cả tổ chức tín dụng và đối tượng cho vay nhiều khả năng sẽ gây xung đột lợi ích lớn. Ảnh minh họa: VNN
Theo các chuyên gia tài chính, quy định mới của Luật TCTD là phù hợp với thông lệ quốc tế trong phòng ngừa rủi ro. Việc một cá nhân đồng thời nắm quyền chi phối tại cả tổ chức tín dụng và đối tượng cho vay nhiều khả năng sẽ gây xung đột lợi ích lớn. Ảnh minh họa: VNN

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.