Những quốc gia từng được Liên Xô “tặng” đất, trong đó có cả Mỹ

Những quốc gia từng được Liên Xô “tặng” đất, trong đó có cả Mỹ

Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã hào phóng tặng Mỹ 50.000 km2 vùng eo biển Bering và biển Chukotka, ông cũng là người cuối cùng tặng lãnh thổ Liên Xô cho nước ngoài.

Sau  Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bên thắng cuộc không những có được vinh quang và bồi thường chiến tranh, mà còn giành được không ít đất đai. Những vùng lãnh thổ mà Liên Xô có được bao gồm một phần Đông Phổ, tỉnh Zakarpattya, vùng Petsamo, Nam Sakhalin và quần đảo Kuril.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bên thắng cuộc không những có được vinh quang và bồi thường chiến tranh, mà còn giành được không ít đất đai. Những vùng lãnh thổ mà Liên Xô có được bao gồm một phần Đông Phổ, tỉnh Zakarpattya, vùng Petsamo, Nam Sakhalin và quần đảo Kuril.
Ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới, lãnh đạo Liên Xô bắt đầu trao lại cho các quốc gia khác những vùng đất nguyên vẹn. So với diện tích rộng lớn của Liên Xô thì có lẽ những vùng đất đó là không đáng kể, nhưng xét về con số tuyệt đối thì chúng là rất lớn.
Ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới, lãnh đạo Liên Xô bắt đầu trao lại cho các quốc gia khác những vùng đất nguyên vẹn. So với diện tích rộng lớn của Liên Xô thì có lẽ những vùng đất đó là không đáng kể, nhưng xét về con số tuyệt đối thì chúng là rất lớn.
Đầu tiên là Ba Lan, tháng 9/1944 sau khi giải phóng khu vực phía Tây hai nước Cộng hòa Ukraine và Belarus, cũng như một phần lãnh thổ Ba Lan, theo sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Tối cao Liên Xô ngày 20/9/1944, phần lớn lãnh thổ tỉnh Belostok (gồm 17 trong số 23 huyện và thành phố Belostok) đã được trao cho Ba Lan.
Đầu tiên là Ba Lan, tháng 9/1944 sau khi giải phóng khu vực phía Tây hai nước Cộng hòa Ukraine và Belarus, cũng như một phần lãnh thổ Ba Lan, theo sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Tối cao Liên Xô ngày 20/9/1944, phần lớn lãnh thổ tỉnh Belostok (gồm 17 trong số 23 huyện và thành phố Belostok) đã được trao cho Ba Lan.
Một năm sau, khi hợp thức hóa hiệp định biên giới, Ba Lan tiếp tục được tặng thêm thị trấn Przemysl. Lý do của sự hào phóng này là xuất phát từ thỏa thuận của Hội nghị Tehran và mong muốn điều chỉnh biên giới theo đường Curzon với những sai lệch có lợi cho Ba Lan lại khu vực Belostok và có lợi cho Liên Xô ở khu vực Lvov.
Một năm sau, khi hợp thức hóa hiệp định biên giới, Ba Lan tiếp tục được tặng thêm thị trấn Przemysl. Lý do của sự hào phóng này là xuất phát từ thỏa thuận của Hội nghị Tehran và mong muốn điều chỉnh biên giới theo đường Curzon với những sai lệch có lợi cho Ba Lan lại khu vực Belostok và có lợi cho Liên Xô ở khu vực Lvov.
Về sau, việc điều chỉnh biên giới được tiến hành thêm vài lần nữa. Những thay đổi rõ rệt nhất là vào năm 1948, khi Ba Lan được trao mỗi nơi 4 ngôi làng tại Podolia và Galicia.
Về sau, việc điều chỉnh biên giới được tiến hành thêm vài lần nữa. Những thay đổi rõ rệt nhất là vào năm 1948, khi Ba Lan được trao mỗi nơi 4 ngôi làng tại Podolia và Galicia.
Đồng thời vào năm 1951, Liên Xô tiếp tục chuyển giao thêm 480 km2 đất cho Ba Lan. Sự thực, đây không phải là quà tặng, mà là sự trao đổi để lấy vùng lãnh thổ Ba Lan có cùng diện tích với vùng mỏ than Lvov-Volynsky giàu tiềm năng.
Đồng thời vào năm 1951, Liên Xô tiếp tục chuyển giao thêm 480 km2 đất cho Ba Lan. Sự thực, đây không phải là quà tặng, mà là sự trao đổi để lấy vùng lãnh thổ Ba Lan có cùng diện tích với vùng mỏ than Lvov-Volynsky giàu tiềm năng.
Thứ hai là Phần Lan, “món quà” tiếp theo là do Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev dành tặng. Nếu nhà lãnh đạo Joseph Stalin hy sinh đất đai vì lợi ích chính trị (do Ba Lan thực tế nằm trong tầm ảnh hưởng của Liên Xô), thì Khrushchev làm việc đó là vì quan hệ láng giềng thân thiện.
Thứ hai là Phần Lan, “món quà” tiếp theo là do Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev dành tặng. Nếu nhà lãnh đạo Joseph Stalin hy sinh đất đai vì lợi ích chính trị (do Ba Lan thực tế nằm trong tầm ảnh hưởng của Liên Xô), thì Khrushchev làm việc đó là vì quan hệ láng giềng thân thiện.
Vào những năm 1950 quan hệ giữa Liên Xô và Phần Lan bắt đầu ấm lên. Để tránh làm quốc gia láng giềng phía Bắc phật lòng, Nikita Khrushchev đã trả lại cho Phần Lan bán đảo mang tầm quan trọng chiến lược là Porkkala, đây là nơi đặt căn cứ hải quân của Liên Xô.
Vào những năm 1950 quan hệ giữa Liên Xô và Phần Lan bắt đầu ấm lên. Để tránh làm quốc gia láng giềng phía Bắc phật lòng, Nikita Khrushchev đã trả lại cho Phần Lan bán đảo mang tầm quan trọng chiến lược là Porkkala, đây là nơi đặt căn cứ hải quân của Liên Xô.
Sau đó Liên Xô cũng giải tán Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Karelia-Phần Lan, đổi nước cộng hòa này thành Cộng hòa tự trị Karelia thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa liên bang Xô viết.
Sau đó Liên Xô cũng giải tán Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Karelia-Phần Lan, đổi nước cộng hòa này thành Cộng hòa tự trị Karelia thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa liên bang Xô viết.
Tiếp theo là Trung Quốc, dựa vào quyền thuê đất Liên Xô đã sử dụng những vùng lãnh thổ của Trung Quốc, đó là cảng Lữ Thuận Khẩu và thành phố Đại Liên lân cận.
Tiếp theo là Trung Quốc, dựa vào quyền thuê đất Liên Xô đã sử dụng những vùng lãnh thổ của Trung Quốc, đó là cảng Lữ Thuận Khẩu và thành phố Đại Liên lân cận.
Mặc dù có Hiệp ước 30 năm được ký năm 1945 sau khi giải phóng bán đảo Liêu Đông khỏi phát xít Nhật, nhà lãnh đạo Joseph Stalin vẫn nhiều lần định rút quân đội Liên Xô và chuyển giao hẳn quyền quản lý cho Trung Quốc.
Mặc dù có Hiệp ước 30 năm được ký năm 1945 sau khi giải phóng bán đảo Liêu Đông khỏi phát xít Nhật, nhà lãnh đạo Joseph Stalin vẫn nhiều lần định rút quân đội Liên Xô và chuyển giao hẳn quyền quản lý cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cuốn sách “Stalin và Mao Trạch Đông: Hai vị lãnh tụ” của mình, tác giả Yury Galenovich viết rằng, lãnh đạo Trung Quốc đã phản đối việc trao trả vì lo ngại một cuộc xâm lăng và bất ổn nội bộ. Vì vậy, việc việc chuyển giao lãnh thổ đến thời Khrushchev mới được tiến hành vào những năm 1954-1955.
Tuy nhiên, trong cuốn sách “Stalin và Mao Trạch Đông: Hai vị lãnh tụ” của mình, tác giả Yury Galenovich viết rằng, lãnh đạo Trung Quốc đã phản đối việc trao trả vì lo ngại một cuộc xâm lăng và bất ổn nội bộ. Vì vậy, việc việc chuyển giao lãnh thổ đến thời Khrushchev mới được tiến hành vào những năm 1954-1955.
Trong thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng Trung Quốc, Liên Xô đã kiểm soát hàng loạt hòn đảo tại những vùng lãnh thổ trên biên giới, đó là Amur và Ussuri. Vào những năm 1960, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với những hòn đảo này. Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã có ý định nhượng bộ, thậm chí một dự thảo hiệp ước đã được soạn thảo.
Trong thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng Trung Quốc, Liên Xô đã kiểm soát hàng loạt hòn đảo tại những vùng lãnh thổ trên biên giới, đó là Amur và Ussuri. Vào những năm 1960, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với những hòn đảo này. Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã có ý định nhượng bộ, thậm chí một dự thảo hiệp ước đã được soạn thảo.
Tuy nhiên, việc ký kết đã không diễn ra, vì đến năm 1964 thì Leonid Brezhnev lên nắm quyền. Đương nhiên, người Trung Quốc rất vui mừng đưa tên những hòn đảo lên bản đồ của nước mình, nhưng thực tế họ vẫn chịu sự kiểm soát của Liên Xô. Cuối cùng, vấn đề đã được giải quyết vào những năm 2004-2005.
Tuy nhiên, việc ký kết đã không diễn ra, vì đến năm 1964 thì Leonid Brezhnev lên nắm quyền. Đương nhiên, người Trung Quốc rất vui mừng đưa tên những hòn đảo lên bản đồ của nước mình, nhưng thực tế họ vẫn chịu sự kiểm soát của Liên Xô. Cuối cùng, vấn đề đã được giải quyết vào những năm 2004-2005.
Cuối cùng là Mỹ, người cuối cùng tặng lãnh thổ Liên Xô là Tổng thống Mikhail Gorbachev. Ông đã tặng Mỹ 50.000 km2 vùng eo biển Bering và biển Chukotka. Vấn đề phân giới các vùng kinh tế và thềm lục địa giữa Liên Xô và Mỹ đã được đưa ra ngay cuối những năm 1970.
Cuối cùng là Mỹ, người cuối cùng tặng lãnh thổ Liên Xô là Tổng thống Mikhail Gorbachev. Ông đã tặng Mỹ 50.000 km2 vùng eo biển Bering và biển Chukotka. Vấn đề phân giới các vùng kinh tế và thềm lục địa giữa Liên Xô và Mỹ đã được đưa ra ngay cuối những năm 1970.
Tuy nhiên, đến tận tháng 7/1990 mới được thỏa thuận theo những điều khoản của Mỹ với cái gọi là Hiệp ước Shevardnadze-Baker, nhưng không được phía Liên Xô phê chuẩn. Đến nay, quy chế của hiệp ước vẫn chưa được làm sáng tỏ và hiệp ước này chỉ được xem là tạm thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, đến tận tháng 7/1990 mới được thỏa thuận theo những điều khoản của Mỹ với cái gọi là Hiệp ước Shevardnadze-Baker, nhưng không được phía Liên Xô phê chuẩn. Đến nay, quy chế của hiệp ước vẫn chưa được làm sáng tỏ và hiệp ước này chỉ được xem là tạm thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuộc tập trận Zapad - 81 - cuộc tập trận sử dụng vũ khí nóng lớn nhất lịch sử được Liên Xô tổ chức vào năm 1981. Nguồn: TheArchive.

GALLERY MỚI NHẤT