Loạt ảnh quý khốc liệt cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (2)

Loạt ảnh quý khốc liệt cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (2)

(Kiến Thức) - Phần Lan chỉ may mắn thoát khỏi sức tiến quân như vũ bão của Liên Xô hồi cuối CTTG 2 vì họ không nằm trên đường đến Berlin của Hồng Quân.

Sau khi Phần Lan chính thức trở thành đồng minh của Đức Quốc Xã vào tháng 3/1940 thì gần như ngay lập tức, phía Phần Lan đã tìm cách ngồi vào bàn đàm phán hòa bình với Liên Xô vì khi này Xô-Đức vẫn chưa nổ ra chiến tranh và Đức hoàn toàn có thể tác động đến Liên Xô để tìm lấy hòa bình cho đồng minh Phần Lan của mình. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau khi Phần Lan chính thức trở thành đồng minh của Đức Quốc Xã vào tháng 3/1940 thì gần như ngay lập tức, phía Phần Lan đã tìm cách ngồi vào bàn đàm phán hòa bình với Liên Xô vì khi này Xô-Đức vẫn chưa nổ ra chiến tranh và Đức hoàn toàn có thể tác động đến Liên Xô để tìm lấy hòa bình cho đồng minh Phần Lan của mình. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tuy nhiên mọi việc lại không đơn giản như vậy, chỉ hơn một năm sau khi Phần Lan trở thành đồng minh của Đức, nước Đức đã tấn công Liên Xô trước khi Liên Xô-Phần Lan kịp ký một hiệp ước hòa bình. Lúc này, Phần Lan có hai sự lựa chọn, hoặc ủng hộ cuộc chiến tranh của Đức với Liên Xô và chấp nhận kéo dài tình trạng chiến tranh với Liên Xô hoặc là phủi tay với Đức, đứng bên lề cuộc chiến và rất có thể sẽ phải đối đầu với một cuộc xâm lược mới từ Đức Quốc Xã. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tuy nhiên mọi việc lại không đơn giản như vậy, chỉ hơn một năm sau khi Phần Lan trở thành đồng minh của Đức, nước Đức đã tấn công Liên Xô trước khi Liên Xô-Phần Lan kịp ký một hiệp ước hòa bình. Lúc này, Phần Lan có hai sự lựa chọn, hoặc ủng hộ cuộc chiến tranh của Đức với Liên Xô và chấp nhận kéo dài tình trạng chiến tranh với Liên Xô hoặc là phủi tay với Đức, đứng bên lề cuộc chiến và rất có thể sẽ phải đối đầu với một cuộc xâm lược mới từ Đức Quốc Xã. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Phần Lan đã khôn khéo chọn giải pháp thứ nhất vì đơn giản lúc này ở châu Âu sức mạnh quân sự của Đức đang là số một, Phần Lan quyết định chọn phe của ác quỷ để có thể yên ổn ít nhất trong một thời gian dài sau đó và thực tế là họ đã yên ổn cho tới mãi năm 1944 mới lại "gặp lại" quân Liên Xô. Ảnh: Một tử sĩ trong  cuộc chiến giữa Phần Lan-Liên Xô cuối năm 1939. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Phần Lan đã khôn khéo chọn giải pháp thứ nhất vì đơn giản lúc này ở châu Âu sức mạnh quân sự của Đức đang là số một, Phần Lan quyết định chọn phe của ác quỷ để có thể yên ổn ít nhất trong một thời gian dài sau đó và thực tế là họ đã yên ổn cho tới mãi năm 1944 mới lại "gặp lại" quân Liên Xô. Ảnh: Một tử sĩ trong cuộc chiến giữa Phần Lan-Liên Xô cuối năm 1939. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một bãi chiến trường với hàng nghìn xác binh lính tử vong trong cuộc chiến ngắn ngủi giữa Phần Lan và Liên Xô. Ảnh chụp ngày 1/2/1940. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một bãi chiến trường với hàng nghìn xác binh lính tử vong trong cuộc chiến ngắn ngủi giữa Phần Lan và Liên Xô. Ảnh chụp ngày 1/2/1940. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngay sau khi trở thành đồng minh của Đức, Phần Lan đã nhận được rất nhiều viện trợ, đây là cơ hội để Quân đội Phần Lan hiện đại hóa. Ảnh: Một binh lính thuộc lực lượng phòng hóa Phần Lan, dù vũ khí hóa học đã bị cấm từ trước khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, tuy nhiên các lực lượng phòng hóa của các nước tham chiến ở châu Âu vẫn được thành lập đề phòng một quốc gia nào đó xé bỏ hiệp định Geneve và mang vũ khí hóa học vào cuộc chiến. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngay sau khi trở thành đồng minh của Đức, Phần Lan đã nhận được rất nhiều viện trợ, đây là cơ hội để Quân đội Phần Lan hiện đại hóa. Ảnh: Một binh lính thuộc lực lượng phòng hóa Phần Lan, dù vũ khí hóa học đã bị cấm từ trước khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, tuy nhiên các lực lượng phòng hóa của các nước tham chiến ở châu Âu vẫn được thành lập đề phòng một quốc gia nào đó xé bỏ hiệp định Geneve và mang vũ khí hóa học vào cuộc chiến. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một chiếc máy bay do thám của Liên Xô bị phòng không Phần Lan bắn hạ vào cuối năm 1939. Sang đến năm 1940, mặc dù quân đội Liên Xô đã giữ nguyên vị trí, không tấn công phía Phần Lan nữa nhưng về lý thuyết cả hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do chưa ký kết xong các hiệp định hòa bình, chính vì vậy đôi khi các máy bay do thám của Liên Xô do cố tình hoặc vô ý bay vào không phận Phần Lan đều bị bắn hạ không thương tiếc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một chiếc máy bay do thám của Liên Xô bị phòng không Phần Lan bắn hạ vào cuối năm 1939. Sang đến năm 1940, mặc dù quân đội Liên Xô đã giữ nguyên vị trí, không tấn công phía Phần Lan nữa nhưng về lý thuyết cả hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do chưa ký kết xong các hiệp định hòa bình, chính vì vậy đôi khi các máy bay do thám của Liên Xô do cố tình hoặc vô ý bay vào không phận Phần Lan đều bị bắn hạ không thương tiếc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những chiếc xe sửa đường dây điện thoại và đường dây điện đang thiết lập lại hệ thống liên lạc sau khi cuộc chiến ngắn ngày mà nảy lửa giữa Phần Lan với Liên Xô kết thúc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những chiếc xe sửa đường dây điện thoại và đường dây điện đang thiết lập lại hệ thống liên lạc sau khi cuộc chiến ngắn ngày mà nảy lửa giữa Phần Lan với Liên Xô kết thúc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sang đến nửa cuối năm 1941, việc Đức đã tấn công Liên Xô đã buộc Phần Lan một lần nữa phải tham gia vào cuộc chiến với cường quốc Liên Xô. Mặc dù phía Phần Lan cũng đã bày tỏ rõ quan điểm của mình với Đức rằng họ chỉ tham chiến vì muốn bảo vệ lãnh thổ của mình chứ không hề muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện với Liên Xô nhưng điều đó cũng không giúp Phần Lan tránh được những vụ oanh kích từ phía Liên Xô. Ảnh: Một kho đạn ở Phần Lan bị không quân Liên Xô đánh cháy rụi. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sang đến nửa cuối năm 1941, việc Đức đã tấn công Liên Xô đã buộc Phần Lan một lần nữa phải tham gia vào cuộc chiến với cường quốc Liên Xô. Mặc dù phía Phần Lan cũng đã bày tỏ rõ quan điểm của mình với Đức rằng họ chỉ tham chiến vì muốn bảo vệ lãnh thổ của mình chứ không hề muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện với Liên Xô nhưng điều đó cũng không giúp Phần Lan tránh được những vụ oanh kích từ phía Liên Xô. Ảnh: Một kho đạn ở Phần Lan bị không quân Liên Xô đánh cháy rụi. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một tù binh Liên Xô (có lẽ là phi công) đã bị bắt tại Phần Lan khi cuộc chiến tranh Xô-Đức đang trong thời điểm ác liệt. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một tù binh Liên Xô (có lẽ là phi công) đã bị bắt tại Phần Lan khi cuộc chiến tranh Xô-Đức đang trong thời điểm ác liệt. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một bệnh viện dã chiến trong thành phố Mikkeli nằm phía nam Phần Lan, cách biên giới với Nga chỉ khoảng 100 km. Bệnh viện trong thành phố đã bị không quân Liên Xô oanh tạc phá hủy hoàn toàn khiến toàn bộ bác sỹ và bệnh nhân phải sơ tán vào các bệnh viện dã chiến. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một bệnh viện dã chiến trong thành phố Mikkeli nằm phía nam Phần Lan, cách biên giới với Nga chỉ khoảng 100 km. Bệnh viện trong thành phố đã bị không quân Liên Xô oanh tạc phá hủy hoàn toàn khiến toàn bộ bác sỹ và bệnh nhân phải sơ tán vào các bệnh viện dã chiến. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một vụ nổ lớn xảy ra tại cảng quân sự ở Helsinki, Phần Lan sau khi cảng này hứng chịu một đợt không kích từ các máy bay ném bom của Liên Xô. Ảnh được chụp vào 14/9/1941. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một vụ nổ lớn xảy ra tại cảng quân sự ở Helsinki, Phần Lan sau khi cảng này hứng chịu một đợt không kích từ các máy bay ném bom của Liên Xô. Ảnh được chụp vào 14/9/1941. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tàu chiến HNLMS Gelderland ban đầu của Hải quân Hà Lan sau đó bị phía Đức tịch thu và trưng dụng đậu ngoài cảng Kotka ở phía nam Phần Lan bị không quân Liên Xô đánh chìm vào năm 1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tàu chiến HNLMS Gelderland ban đầu của Hải quân Hà Lan sau đó bị phía Đức tịch thu và trưng dụng đậu ngoài cảng Kotka ở phía nam Phần Lan bị không quân Liên Xô đánh chìm vào năm 1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau khi thế trận ở châu Âu bị lật ngược và Liên Xô chiếm thế phản công, lập tức Phần Lan phải hứng chịu cường độ oanh kích bằng không quân từ phía Liên Xô tăng lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên thời gian đầu Liên Xô vẫn chưa đẩy được hết quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình nên ít nhất Phần Lan vẫn còn được yên bình phần nào. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau khi thế trận ở châu Âu bị lật ngược và Liên Xô chiếm thế phản công, lập tức Phần Lan phải hứng chịu cường độ oanh kích bằng không quân từ phía Liên Xô tăng lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên thời gian đầu Liên Xô vẫn chưa đẩy được hết quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình nên ít nhất Phần Lan vẫn còn được yên bình phần nào. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đến năm 1944, khi sức mạnh của Đức Quốc Xã đã gần như không còn và không thể "đỡ" hộ Phần Lan được nữa thì lúc này Phần Lan lại phải chịu áp lực từ rất nhiều phía, phía Đức muốn Phần Lan đảm bảo không tách ra khỏi phe Trục, phía Mỹ với đích thân Tổng thống Roosevelt lại kêu gọi Phần Lan tách ra khỏi phe Phát Xít, còn phía Liên Xô thì không có tuyên bố gì mà kéo thẳng quân đánh vào lãnh thổ Phần Lan vào tháng 6/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đến năm 1944, khi sức mạnh của Đức Quốc Xã đã gần như không còn và không thể "đỡ" hộ Phần Lan được nữa thì lúc này Phần Lan lại phải chịu áp lực từ rất nhiều phía, phía Đức muốn Phần Lan đảm bảo không tách ra khỏi phe Trục, phía Mỹ với đích thân Tổng thống Roosevelt lại kêu gọi Phần Lan tách ra khỏi phe Phát Xít, còn phía Liên Xô thì không có tuyên bố gì mà kéo thẳng quân đánh vào lãnh thổ Phần Lan vào tháng 6/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trong tình cảnh không thể tồi tệ hơn, phía Phần Lan đã chọn tiếp tục chiến đấu với Liên Xô để bảo toàn lãnh thổ của mình và bên cạnh đó cũng tìm cách thỏa hiệp với Mỹ và Đồng Minh phương tây về một tương lai hòa bình tự chủ của mình. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trong tình cảnh không thể tồi tệ hơn, phía Phần Lan đã chọn tiếp tục chiến đấu với Liên Xô để bảo toàn lãnh thổ của mình và bên cạnh đó cũng tìm cách thỏa hiệp với Mỹ và Đồng Minh phương tây về một tương lai hòa bình tự chủ của mình. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Các cuộc chiến giữa Liên Xô và Phần Lan dừng lại vào tháng 9/1944 vì phía Liên Xô muốn dồn toàn bộ quân đội của mình tiến đánh vào Berlin với tốc độ nhanh nhất có thể vì khi đó phe Đồng Minh đứng đầu là Mỹ đã tràn vào châu Âu và dự tính sẽ kết thúc chiến tranh trước Giáng sinh năm 1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Các cuộc chiến giữa Liên Xô và Phần Lan dừng lại vào tháng 9/1944 vì phía Liên Xô muốn dồn toàn bộ quân đội của mình tiến đánh vào Berlin với tốc độ nhanh nhất có thể vì khi đó phe Đồng Minh đứng đầu là Mỹ đã tràn vào châu Âu và dự tính sẽ kết thúc chiến tranh trước Giáng sinh năm 1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Rất may cho Phần Lan, khi đó Phần Lan không nằm trên con đường tiến đánh Berlin của Hồng Quân và phía Liên Xô đã rút bớt các cánh quân chủ lực đang đánh Phần Lan ra để có lực lượng tiến vào Berlin, Phần Lan lại một lần nữa có được sự yên bình trong phút chốc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Rất may cho Phần Lan, khi đó Phần Lan không nằm trên con đường tiến đánh Berlin của Hồng Quân và phía Liên Xô đã rút bớt các cánh quân chủ lực đang đánh Phần Lan ra để có lực lượng tiến vào Berlin, Phần Lan lại một lần nữa có được sự yên bình trong phút chốc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đến ngày 19/9/1944, Phần Lan và Liên Xô chính thức ký kết thỏa thuận đình chiến. Mặc dù vậy, cả hai bên vẫn chưa ký kết vào Hiệp ước hòa bình cho mãi tới tận năm 1947. Chính vì vậy, dù đã đình chiến nhưng đôi khi các phi công Liên Xô vẫn "vô tình hay cố ý" bay vào không phận Phần Lan và bị đánh chặn bởi các tiêm kích Phần Lan. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đến ngày 19/9/1944, Phần Lan và Liên Xô chính thức ký kết thỏa thuận đình chiến. Mặc dù vậy, cả hai bên vẫn chưa ký kết vào Hiệp ước hòa bình cho mãi tới tận năm 1947. Chính vì vậy, dù đã đình chiến nhưng đôi khi các phi công Liên Xô vẫn "vô tình hay cố ý" bay vào không phận Phần Lan và bị đánh chặn bởi các tiêm kích Phần Lan. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, với việc đã từng là đồng minh của Đức Quốc Xã đã khiến Phần Lan dù vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với nền kinh tế không thể tàn tạ hơn và cơ sở vật chất sứt mẻ toàn diện vẫn phải đối mặt với một khoản bồi thường chiến phí khổng lồ. Tuy nhiên kinh tế Phần Lan đã phát triển một cách thần kỳ và nước này chính thức trả "hết nợ" với Liên Xô vào năm 1952. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, với việc đã từng là đồng minh của Đức Quốc Xã đã khiến Phần Lan dù vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với nền kinh tế không thể tàn tạ hơn và cơ sở vật chất sứt mẻ toàn diện vẫn phải đối mặt với một khoản bồi thường chiến phí khổng lồ. Tuy nhiên kinh tế Phần Lan đã phát triển một cách thần kỳ và nước này chính thức trả "hết nợ" với Liên Xô vào năm 1952. Nguồn ảnh: Theatlantic.

GALLERY MỚI NHẤT