Những 'ông lớn' nào sẽ phải thoái vốn nhà nước đến hết 2020?

(VietnamDaily) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.

Theo Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020: Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 gồm 120 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có 4 doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thoái vốn trước ngày 30/11/2020; không hoàn thành thoái vốn thì hoàn thành chuyển giao về SCIC trước 31/12/2020 gồm: Tcty CP Sông Hồng (Bộ Xây dựng), Tcty Xây dựng Hà Nội – Cty CP (Bộ Xây dựng), Tcty Xây dựng số 1 – Cty CP (Bộ Xây dựng); Tcty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) (Bộ Xây dựng).
Nhung 'ong lon' nao se phai thoai von nha nuoc den het 2020?
 Nếu không hoàn thành thoái vốn trước 30/11, 4 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng sẽ phải chuyển giao về SCIC. Ảnh: Baodautu.
Ngoài ra, có 14 doanh nghiệp chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn, hoàn thành chuyển giao trước 31/8. Một số doanh nghiệp nổi bật là Tổng CTCP xây dựng công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương), CTCP Xây dựng và Nhập khẩu Tổng hợp (Bộ Công Thương), CTCP Nông thổ sản Việt Nam (Bộ Công Thương), Tổng CTCP Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Bộ Công Thương), CTCP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)….
Quyết định cũng nêu rõ, có 18 doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, thoái vốn theo phương án cụ thể.
Bên cạnh đó, danh mục doanh nghiệp dừng thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 để rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025 gồm: 54 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước chưa thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 và 15 doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực khác.

Video: Nghịch lý thoái vốn: Nơi thành công, nơi ế ẩm. Nguồn: VTC Now

Việc thoái vốn của các doanh nghiệp thuộc: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TP Hồ Chí Minh, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; CTCP Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp chưa được liệt kê tại Quyết định này thực hiện theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyết định này nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tiến độ và tỷ lệ đã được phê duyệt theo đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về đề xuất thoái vốn và kết quả thực hiện.

Những thương vụ ngàn tỷ bất thành của SCIC trong năm 2019

SCIC phải hủy bỏ cuộc đấu giá QTP, VOC, DMC, SGC, CAG do không có nhà đầu tư tham gia.

Loạt phiên đấu giá ngàn tỷ bị hủy bỏ

Mới đây, SCIC phải thông báo hủy bỏ phiên đấu giá cả lô cổ phần Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) do đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16 giờ 00 ngày 4/12) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Theo quy định, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.

Theo thông báo trước đó, SCIC đưa hơn 51,4 triệu cổ phần, chiếm 11,42% vốn điều lệ của Nhiệt điện Quảng Ninh lên đấu giá. Giá khởi điểm 23.800 đồng/cp, tương đương mức dự thu tối thiểu 1.223 tỷ.

Doanh nghiệp Mã CK Khối lượng chào bán (triệu) Giá chào bán (đồng)
Nhiệt điện Quảng Ninh QTP 51,4 23.800
Cảng An Giang CAG 7,3 99.000
Domesco DMC 12 119.600
Vocarimex VOC 44,2 22.300
XNK Sa Giang SGC 3,56 111.700

Đây không phải là trường hợp thất bại đầu tiên của SCIC trong năm 2019. Nhiều thương vụ thoái vốn quy mô hàng ngàn tỷ khác của tổng công ty cũng bị hủy bỏ do không có nhà đầu tư tham gia.

Như trong tháng 10, phiên đấu giá 7,3 triệu cp Cảng An Giang (UPCoM: CAG) giá khởi điểm 723 tỷ đồng không thể tổ chức khi không nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Vào tháng 8, liên tiếp phiên đấu giá 12 triệu cp Domesco (HoSE: DMC) giá 119.600 đồng/cp và 44,2 triệu cp Vocarimex (UPCoM: VOC) giá 22.300 đồng/cp. Hay trong tháng 7, 50% vốn XNK Sa Giang (HNX: SGC), tương đương 3,56 triệu cp được SCIC chào bán giá 111.700 đồng/cp không tìm ra chủ mới.

Trong năm qua, SCIC chỉ hoàn tất được với những thương vụ thoái vốn quy mô nhỏ. Tính đến hết tháng 11, 2 thương vụ thoái vốn thành công lớn nhất là bán gần 10 triệu cp Ladophar thu về 77,3 tỷ đồng và bán 10,3 triệu cp In tổng hợp Cần Thơ thu về 211 tỷ đồng. Đáng chú ý, những phiên đấu giá này thành công nhờ sự tham gia của đa phần là các cá nhân, hoàn toàn vắng bóng tổ chức.

Thất bại do đâu?

Các thương vụ thoái vốn mà SCIC tiến hành trong năm đa phần là đấu giá trọn lô, tức là mỗi nhà đầu tư tham gia sẽ phải mua toàn bộ lượng cổ phần đấu giá. Tổng công ty lý giải việc bán toàn bộ để tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ mua một phần nhằm đạt được quyền chi phối doanh nghiệp rồi thôi, cổ đông Nhà nước phải nắm giữ số ít cổ phần còn lại mà không cách nào bán được.

Đồng thời, mức giá khởi điểm đưa ra cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu trên thị trường. Như SCIC chào bán cổ phiếu Nhiệt điện Quảng Ninh với giá 23.800 đồng/cp trong khi thị giá chỉ ở vùng 11.000 đồng/cp, thoái Domesco với giá gấp 1,7 lần  và thoái Vocarimex với giá khởi điểm cao hơn giá thị trường 40%.

Với các thương vụ thoái vốn trước đây như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Sabeco, Vinamilk… sau khi Nhà nước thoái vốn xong với giá cao ngất ngưởng thì thị giá lại có xu hướng đi xuống.

Về hoạt động kinh doanh, một vài đơn vị lợi nhuận suy giảm hoặc đà tăng chững lại.

Nhung thuong vu ngan ty bat thanh cua SCIC trong nam 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Như Vocarimex 9 tháng thực hiện được 1.838 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 45%; lãi sau thuế 136 tỷ, giảm 33% cùng kỳ. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là giá dầu trên thị trường liên tục giảm từ đầu năm đến nay trong khi giá hàng tồn kho cao.

Mới đây, công ty lấy ý kiến cổ đông điều chỉnh kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2019 thành 2.400 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất thành 180 tỷ đồng, giảm lần lượt 40% và 38% so với kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 6.

Domesco chững lại khi doanh thu 9 tháng đạt 1.048 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 166 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% và 2% cùng kỳ năm trước.

Nhiệt điện Quảng Ninh quý III báo lỗ 5,6 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng lãi sau thuế 264,7 tỷ đồng; khả quan so với con số lỗ lần lượt 311 tỷ và 35 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, tính đến 30/9, phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty vẫn âm 234 tỷ đồng.

Ế ẩm thoái vốn Nhà nước 2019, có thể hy vọng vào 2020?

SCIC không bán được vốn Vocarimex, Domesco, XNK Sa Giang do không có nhà đầu tư tham gia.

Thoái vốn ế ẩm

Sau khi có quyết định 1232 của Thủ tướng phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020, hoạt động thoái vốn và IPO đã trở nên sôi động hơn. Năm 2017, thị trường thăng hoa với thương vụ thoái vốn đạt giá trị hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng như Sabeco, Vinamilk, Nhựa Bình Minh. Đến năm 2018, loạt tập đoàn lớn như PVOil, PVPower, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) tiến hành IPO thu hút hàng nghìn nhà đầu tư tham gia hay thoái vốn Vinaconex đem về cho ngân sách hơn 9.000 tỷ đồng.

Tin mới